Dòng nào sau đây nêu nhận xét chính xác nhất về thể loại truyền thuyết 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP - Dòng nào sau đây nêu nhận xét chính xác nhất về thể loại truyền thuyết 2023

Dòng nào sau đây nêu nhận xét chính xác nhất về thể loại truyền thuyết 2023

Truyền thuyết là những “tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng”

Câu hỏi: Dòng nào sau đây nêu nhận xét chính xác nhất về thể loại truyền thuyết

A. Những câu chuyện lịch sử từ xa xưa kể lại

C. Những câu chuyện lịch sử có sử dụng yếu tố thần kì

D. Những câu chuyện huyền thoại có cốt lõi của lịch sử

Đáp án đúng D.

Dòng nào sau đây nêu nhận xét chính xác nhất về thể loại truyền thuyết là Những câu chuyện huyền thoại có cốt lõi của lịch sử, bởi Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện, nhân vật lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

Lý giải việc chọn đáp án D là do:

Truyền thuyết là những “tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng”

Đặc trưng của thể loại truyền thuyết

– Truyền thuyết thuộc thể loại truyện dân gian, tồn tại nhờ phương thức truyền miệng là chính.

Ra đời từ thời kì chưa có chữ viết, nên truyền thuyết cũng như các thể loại văn học dân gian khác được truyền miệng từ người này qua người khác, từ đời này qua đời khác, từ địa phương này sang địa phương khác…

Ví dụ truyền thuyết Thánh Gióng gắn với khu di tích Sóc Sơn; truyền thuyết An Dương Vương gắn với cụm di tích đền Cổ Loa…

– Truyền thuyết kể về nhân vật lịch sử và sự kiện có liên hệ với lịch sử.

Trong truyền thuyết, những danh từ riêng chỉ tên người, tên đất, tên thời kì lịch sử rất được coi trọng (như An Dương Vương, Lạc Long Quân, Hai Bà Trưng, Lê Lợi …) vì những tên này gắn liền với những con người thật, vùng đất thật.

– Truyền thuyết có sử dụng các yếu tố tưởng tượng, hư cấu.

Tuy lấy sự kiện và nhân vật lịch sử làm đề tài, nhưng truyền thuyết vẫn sử dụng những yếu tố hư cấu trên nền lịch sử có tính xác thực đó.

Những chi tiết như mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở trăm con, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, một mình đánh tan giặc Ân rồi bay về trời, hay chi tiết nỏ thần bách phát bách trúng của An Dương Vương… đều là những chi tiết kì ảo, hư cấu.

– Truyền thuyết thường thể hiện thái độ, đánh giá nhân dân về nhân vật, các sự kiện lịch sử có thật.

Theo truyền thuyết, nhân dân muốn ca ngợi công lao của An Dương Vương trong quá trình xây thành, chế nỏ nên đã sáng tạo những chi tiết kể về sự quyết tâm của nhà vua trong sự nghiệp này. Sự quyết tâm đó cảm động đến cả thần linh và nhà vua được Rùa Vàng giúp đỡ.

Ngay cả khi An Dương Vương thất trận, phải nhảy xuống biển tự tử, nhân dân muốn tưởng nhớ công lao của ông, đã để ông cầm sừng tê rẽ nước về sống tại thủy cung, trường sinh bất tử cùng các vị thần.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com