Bốn vật mà Tấm hóa thân đều là những vật bình dị, gần gũi quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Ở đây có sự hóa thân từ xa tiến đến gần, từ bên ngoài vào bên trong, từ xa đến gần gũi với con người.
Câu hỏi: Sự biến hóa của Tấm thể hiện điều gì?
A. Nhân dân ước mơ con người được bất tử
C. Sự bền bỉ, kiên quyết của Tấm trước điều ác
D. Sự độc ác tột cùng của mẹ con Cám
Đáp án đúng B.
Sự biến hóa của Tấm thể hiện sức sống mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của cái ác.
Lý giải việc chọn đáp án B là do:
Trong truyện cổ tích Tấm Cám thì cô Tấm có 4 lần biến hóa: Tấm bị giết hóa thành chim Vàng Anh, Vàng Anh bị giết mọc lên cây xoan đào, xoan đào bị chặt, Tấm hóa khung cửi, khung cửi bị đốt, Tấm hóa quả thị, từ quả thị Tấm bước ra làm người.
Lần 1: Chim Vàng Anh: Chim vàng anh là loài chim cao quý, có giọng hót hay có lẽ vậy mà Tấm đã hóa kiếp thành con chim để được quấn quýt bên vua. Cũng chính vàng anh đã hót mắng Cám để trút nỗi hận.
Lần 2: Hai cây xoan. Một lần nữa bị hãm hại, nhưng Tấm không từ bỏ, nàng hóa thân vào hai cây xoan xanh mát và lại chiều được ý vua.
Lần 3: Khung cửi: Lần biến hóa này là do Cám làm nên, chặt cây làm khung cửi nhưng Cám lại bị Tấm dọa cho một phen hú vía.
Lần 4: Qủa thị: Đây là lần hóa thân cuối cùng, mang lại cái kết có hậu cho cuộc đời Tấm. Đây cũng là chi tiết mang tính thẩm mĩ cao. Qủa thị rất gần gũi với mỗi người dân Việt, hơn thế nó mang trong mình hương thơm dịu ngọt, mang lại cảm giác vô cùng dễ chịu. Tấm bước ra từ quả thị như một lời tuyên bố về sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện.
=> Bốn vật mà Tấm hóa thân đều là những vật bình dị, gần gũi quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Ở đây có sự hóa thân từ xa tiến đến gần, từ bên ngoài vào bên trong, từ xa đến gần gũi với con người.
=> Sự biến hóa của Tấm thể hiện sức sống, sự trỗi dậy mãnh liệt của Tấm cũng như của cái thiện trước cái ác. Đó là sức mạnh, sự trường tồn vĩnh cửu của cái thiện.