Tên gọi của hai hội nghị lịch sử mà nhà Trần đã triệu tập để họp bàn kế sách đánh giặc giữ nước là? 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP - Tên gọi của hai hội nghị lịch sử mà nhà Trần đã triệu tập để họp bàn kế sách đánh giặc giữ nước là? 2023

Tên gọi của hai hội nghị lịch sử mà nhà Trần đã triệu tập để họp bàn kế sách đánh giặc giữ nước là? 2023

Kể từ sau chiến tranh Đại Việt – Nguyên Mông lần thứ nhất (năm 1258), Đại Việt có hơn 20 năm để củng cố bộ máy cai trị và xây dựng đất nước.

Câu hỏi:

Tên gọi của hai hội nghị lịch sử mà nhà Trần đã triệu tập để họp bàn kế sách đánh giặc giữ nước là?

B. Hội nghị Diên Hồng và hội nghị Lam Sơn

C. Hội nghị Diên Hồng và hội nghị Bạch Đằng

D. Hội nghị Bình Than và hội nghị Bạch Đằng

Đáp án đúng A.

Tên gọi của hai hội nghị lịch sử mà nhà Trần đã triệu tập để họp bàn kế sách đánh giặc giữ nước là Hội nghị Bình Than và hội nghị Diên Hồng, Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở Hội nghị Diên Hồng, mời các vị bô lão trong nước họp, hỏi kế sách giữ nước và cho ý kiến về chủ trương chiến đấu hay hàng giặc.

Lý giải việc chọn đáp án đúng là A do:

– Kể từ sau chiến tranh Đại Việt – Nguyên Mông lần thứ nhất (năm 1258), Đại Việt có hơn 20 năm để củng cố bộ máy cai trị và xây dựng đất nước.

– Năm 1279, quân Nguyên Mông đánh úp quân Tống ở Nhai Sơn (thuộc Quảng Đông, Trung Quốc).

– Năm 1281, Vua Trần Nhân Tông từ chối lệnh vào chầu của Vua Nguyên, cử chú họ là Trần Di Ái và Lê Mục, Lê Tuân đi sứ nhà Nguyên. Nhà Nguyên lập Di Ái là lão hầu, Lê Mục là hàn lâm học sĩ, Lê Tuân là thượng thư; đồng thời sai Sài Xuân đem cả nghìn binh lính hộ tống nhóm này về Đại Việt.

Động thái này của nhà Nguyên nhằm đe dọa Vua nhà Trần là nếu không nghe lời (đầu hàng) thì chúng sẽ lập vua và bộ máy cai trị Đại Việt mới.

– Tháng 10/1282, nhà vua mở Hội nghị Bình Than nhằm họp tướng lĩnh, các nhà quý tộc, quan lại bàn kế giữ nước và phân công nhiệm vụ trấn giữ các khu vực trọng yếu. Trước đó, Vua phục chức Phó tướng cho Trần Khánh Dư, một tướng tài bị phạt đòn và giáng chức trước đó.

– Tháng 7/1283, Thái tử Nguyên là A Đài và Bình chương A Lạp tập hợp 50 vạn quân ở xứ Hồ Quảng chuẩn bị chiến tranh xâm lược Đại Việt.

Đến tháng 10, Vua Trần Nhân Tông phong cho Trần Quốc Tuấn là Quốc công tiết chế thống lĩnh chư quân; đồng thời cho tập trận với cả quân thủy lẫn quân bộ.

– Tháng 8/1284, Trần Quốc Tuấn điều động các vương hầu để đại duyệt binh ở bến Bình Đông, phân công nắm giữ các vị trí trọng yếu.

Trong thời gian này, vị tổng chỉ huy quân đội nhà Trần viết Hịch tướng sĩ (Dụ chư tỳ tướng hịch văn) nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước của các tướng lĩnh, những nhân vật trọng yếu trong chiến tranh.

– Đến tháng 12/1284, nhà Trần nắm được tin báo về từ nước Nguyên: Vua Nguyên sai Thái tử là Trấn Nam Vương Thoát Hoan, Bình chương là A Lạt và bọn A Lý, Hải Nha mang quân lấy cớ mượn đường đi đánh Chiêm Thành để xâm lược nước ta.

Chỉ sau khi nhận tin giặc đã khởi động chiến tranh, Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở Hội nghị Diên Hồng, mời các vị bô lão trong nước họp, hỏi kế sách giữ nước và cho ý kiến về chủ trương chiến đấu hay hàng giặc. Tại Hội nghị, Thượng hoàng đích thân ban yến tiệc cũng như hỏi ý kiến các vị bô lão là nên đánh hay nên hòa.

Các vị bô lão tay lấm chân bùn, được triều đình mời vào hoàng cung để bàn quốc gia đại sự nên ai nấy đều phấn chấn tinh thần. Đại Việt Sử ký toàn thư chỉ nghi lại ngắn gọn: “Thượng hoàng cho gọi các bô lão trong nước họp ở thềm điện Diên Hồng, cho ăn và hỏi kế. Các bô lão đều nói là nên đánh, muôn người cùng lời như một”.

Hội nghị gây được tiếng vang lớn các bô lão đã thay lời của nhân dân đồng lòng đứng lên chống trả ngoại xâm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com