Truyện ngắn của Thạch Lam thường có đặc điểm gì? 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP - Truyện ngắn của Thạch Lam thường có đặc điểm gì? 2023

Truyện ngắn của Thạch Lam thường có đặc điểm gì? 2023

Sáng tác của nhà văn Thạch Lam thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. Thạch Lam đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời.

Câu hỏi: Truyện ngắn của Thạch Lam thường có đặc điểm gì?

A. Truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày

C. Đậm chất hiện thực

D. Tất cả đều đúng

Đáp án đúng A.

Truyện ngắn của Thạch Lam thường có đặc điểm Truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng ngày.

Lý giải việc chọn đáp án A là do:

– Thạch Lam (1910 – 1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi thành Nguyễn Tường Lân). Ông sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình công chức, gốc quan lại đã đến hồi sa sút.

– Cha Thạch Lam là Nguyễn Tường Nhu, thông thạo chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa sứ. Mẹ là bà Lê Thị Sâm, người gốc Huế đã ba đời ra Bắc.

– Là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và rất tinh tế. Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập Tự lực văn đoàn.

– Đến tháng 2 năm 1935, thì ông được giao làm Chủ bút tờ Ngày nay. Khoảng năm 1935, Thạch Lam lấy vợ và được người chị (Nguyễn Thị Thế) nhường lại căn nhà nhỏ tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây (Hà Nội) cho vợ chồng ông ở.

– Và Thạch Lam mất tại đây vào ngày 27 tháng 6 năm 1942 vì căn bệnh lao phổi, năm ông 32 tuổi.

– Ông ra đi để lại người vợ trẻ cùng với ba đứa con thơ (hai trai, một gái) trong cảnh nghèo. Gia đình đã an táng ông nơi nghĩa trang Hợp Thiện, nay thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

– Quan điểm sáng tác: Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn.

– Tác phẩm chính: Ông để lại các tác phẩm tiêu biểu như: Gió đầu mùa(1937), Nắng trong vườn (1938),Sợi tóc(1942),Ngày mới(1939), Theo dòng(1941), Hà Nội ba sáu phố phường(1943),…

– Phong cách nghệ thuật:

+ Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật. Thạch Lam đã hướng ngòi bút về phía lớp người lao động bần cùng trong xã hội đương thời.

+ Cái riêng, cái độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, chính là ở lòng nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến trong mọi tác phẩm của ông.

+ Nhân vật Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái Việt Nam… Từ đó ta thương cảm, nâng niu, chắt gạn từng chút tốt đẹp trong mỗi một con người.

+ Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện.

+ Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình. Thạch Lam là người khai sinh ra kiểu truyện ngắn trữ tình.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com