Ví dụ về hợp đồng chuyển giao công nghệ [Chi tiết 2023] - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Ví dụ về hợp đồng chuyển giao công nghệ [Chi tiết 2023]

Ví dụ về hợp đồng chuyển giao công nghệ [Chi tiết 2023]

Một trong những yếu tố giúp cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh đó chính là sự phát triển của yếu tố khoa học công nghệ được ứng dụng vào trong hoạt động kinh doanh, sản xuất. Thay bằng việc tự mình sáng chế ra các kỹ thuật công nghê thì các chủ thể có thể mua lại các công nghệ đã có trên thị trường, hay còn được gọi là chuyển giao công nghệ. Vậy Chuyển giao công nghệ là gì? Ví dụ về hợp đồng chuyển giao công nghệ [Chi tiết 2023]? Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên.

Chuyển giao công nghệ là gì?

Chuyển giao công nghệ là hoạt động chuyển giao quyền sở hữu hoặc một phần quyền sử dụng hay hoàn bộ quyền sử dụng của các chủ thể có quyền chuyển sao sang cho bên chủ thể nhận chuyển giao

Trong đó:

– Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ là hành vi chuyển giao toàn bộ các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt do chính chủ sở hữu công nghệ đó thực hiện chuyển giao sang cho bên chủ thể khác theo thỏa thuận các bên, chủ thể nhận chuyển giao ở đây có thể là cá nhân hoặc tổ chức

Ngoài việc trả lời giúp Qúy khách về Chuyển giao công nghệ là gì? Thì Luật LVN Group sẽ gửi tới thêm cho Qúy khách các thông tin khác liên quan đến vấn đề này

Nếu đối tượng chuyển giao được bảo hộ bởi quyền sở hữu công nghiệp, thì khi chuyển giao công nghệ phải tiến hành chuyển giao luôn quyền sở hữu công nghiệp theo nội dung quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ

– Chuyển giao quyền sử dụng công nghệ cho cá nhân hoặc tổ chức khác là việc cho các chủ thể đó được sử dụng công nghệ của mình vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, không bao gồm chuyển giao quyền chiếm hữu, định đoạt.

Quyền của bên nhận chuyển giao sẽ phải căn cứ vào thỏa thuận của hai bên như: Có được sử dụng độc quyền công nghệ được không? Có được chuyển giao lại cho bên thứ ba được không? Lĩnh vực được áp dụng công nghệ,..

– Đối tượng của hoạt động chuyển giao công nghệ được pháp luật quy định hiện nay gồm: Các bí quyết liên quan đến vấn đề kỹ thuật, công nghê; nội dung giải pháp hóa trong sản xuất hay phương pháp đổi mới kỹ thuật, công nghệ; Các thông số kỹ thuật, bản vẽ hay các công thức, nội dung được trình bày dưới dạng dữ liệu máy tính…

Với các đối tượng mà thuộc phạm vi bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ thì khi thực hiện chuyển giao bắt buộc phải thực hiện theo hướng dẫn của Luật Sở hữu trí tuệ.

Lợi ích chuyển giao công nghệ?

Chuyển giao công nghệ về bản chất chỉnh là sự chuyển giao công nghệ kỹ thuật từ chủ thể này qua chủ thể khác thông qua bản hợp đồng chuyển giao. Chủ yếu cách thức này thường được sử dụng ở những quốc gia pháp triển chuyển giao các công nghệ đã trở lên lạc hậu ở quốc gia của họ sang các quốc gia chưa phát triển về công nghệ đó

– Đối với bên chủ thể chuyển giao công nghệ thì việc này giúp họ thu được khoản tiền lớn thì hoạt động chuyển giao

– Hạn chế việc lãng phí công nghệ, thay bằng việc chủ thể sở hữu công nghệ không sử dụng nữa và bỏ đi thì có thể chuyển giao cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu

– Việc tiếp nhận công nghệ chuyển giao sẽ giúp cho các chủ thể nhận chuyển giao tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc vào hoạt động nghiên cứu chế tạo một công nghệ mới

– Góp phần nhân rộng các công nghệ cao, giúp cho công việc được giải quyết dễ dàng, nhanh chóng hơn

– Đối với việc chuyển giao công nghệ giữa các chủ thể trong nước sẽ góp phần hạn chế việc phụ thuốc quá nhiều vào kỹ thuật, công nghệ của nước ngoài, tiết kiệm được nguồn ngoại tệ

Tuy nhiên trong vấn đề chuyển giao, quyền của bên nhận chuyển giao được quy định trong hợp đồng chuyển giao, tuy nhiên khó đảm bảo được bên nhận chuyển giao sẽ thực hiện theo hợp đồng 100%, ví dụ như chuyển giao công nghệ sang cho bên thứ ba mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu công nghệ, tuy nhiên lại rất khó để có thể phát hiện ra nếu bên thứ ba chỉ áp dụng công nghệ trong quy mô sản xuất nhỏ.

Hình thức chuyển giao công nghệ

Hiện nay tại Điều 5 Luật chuyển giao công nghệ 2017 quy định các cách thức chuyển giao được thực hiện tại Việt Nam gồm:

– Chuyển giao công nghệ độc lập thông qua hợp đồng

Hợp đồng phải được tồn tại dưới dạng văn bản hoặc các loại khác nhưng phải có giá trị tương đương văn bản và được pháp luật thừa nhận như fax, telex…

– Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án hoặc hợp đồng như:

+ Các dự án đầu tư

+ Các hợp đồng nhượng quyền

+ Các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

+ Mua bán các máy móc, thiết bị kèm theo điều khoản chuyển giao công nghệ

– Các cách thức chuyển giao khác do pháp luật quy định

Về phương thức chuyển giao thì hiện nay pháp luật về các phương thức như:

+ Chuyển giao thông qua tài liệu

+ Chuyển giao thông qua hoạt động đào tạo cho bên nhận chuyển giao trong một khoản thời gian nhất định mà hai bên đã thỏa thuận

+ Chuyển giao công nghệ thông qua việc cử một cá nhân hoặc một nhóm chuyên gia để hỗ trợ cho bên nhận chuyển giao trong việc áp dụng vào mô hình của mình

+ Chuyển giao các thiết bị kèm thèm nội dung công nghệ

+ Các phương thức chuyển giao khác do các bên tự thỏa thuận và lựa chọn

Ví dụ về hợp đồng chuyển giao công nghệ

Ví dụ: Hãng xe hơi Mazda (Nhật Bản) chuyển giao công nghệ sản xuất ô tô cho Công ty Trường Hải để mở rộng thị trường tại Việt Nam. Với việc chuyển giao công nghệ và hỗ trợ kỹ thuật từ Mazda Trường Hải được phép sản xuất và lắp ráp những chiếc ô tô  hoàn chỉnh theo công nghệ của Mazda, sau đó bán cho người tiêu dùng.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com