Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó có hai hướng chính là Đông – Tây và Bắc Nam. Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất Thế giới.
Hướng của các dãy núi liên quan rất lớn đến khí hậu, thay đổi mùa của các châu lục. Chính vì thế, các hướng núi luôn là một trong những câu hỏi thường xuyên xuất hiện tại đề thi của môn Địa lý. Chính vì thế, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là?
Câu hỏi: Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là?
B. Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung.
C. Vòng cung và Bắc – Nam.
D. Đông – Tây hoặc gần Đông – Tây và Bắc – Nam hoặc gần Bắc – Nam.
Đáp án: Đáp án đúng là đáp án D. Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là Đông – Tây hoặc gần Đông – Tây và Bắc – Nam hoặc gần Bắc – Nam.
Giải thích nguyên nhân lựa chọn đáp án D
– Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó có hai hướng chính là Đông – Tây và Bắc Nam. Cụ thể:
+ Hướng Đông – Tây (gần Đông – tây) gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á.
+ Hướng Bắc – Nam (gần Bắc – nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Đô, Ural và Kamchatka của nga, Trường Sơn của Việt Nam,…
Sự phân bố địa hình ở châu Á như sau:
– Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất Thế giới.
– Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành 03 phần khác nhau, cụ thể:
+ Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uống nếp Cổ Sinh, trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển.
+ Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên.
+ Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan, tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và cổ sinh có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc.
– Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: Phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải.
Do đó, đáp án cho câu hỏi đã nêu là đáp án D.
Như vậy, trong bài viết hôm nay chúng tôi đã phân tích và trả lời câu hỏi Các dãy núi ở châu Á có hai hướng chính là? Chúng tôi mong rằng nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.