Vì sao liên xô buộc phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước vào năm 1941? 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP - Vì sao liên xô buộc phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước vào năm 1941? 2023

Vì sao liên xô buộc phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước vào năm 1941? 2023

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được thực hiện qua các kế hoạch 5 năm. Mỗi kế hoạch năm đều có những mục tiêu kinh tế – xã hội cụ thể, đánh dấu từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân Liên Xô. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932) và lần thứ hai (1933 – 1937) đều hoàn thành trước thời hạn.

Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây. Liên Xô đã thực hiện công cuộc xây dựng đất nước từ năm 1925- 1941 và đạt nhiều thành tựu. Tuy nhiên năm 1941 liên xô buộc phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước. Vậy Vì sao liên xô buộc phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước vào năm 1941?là câu hỏi được độc giả quan tâm.

Sơ lược về Liên Xô

Liên Xô (USSR) hay Liên bang Xô viết (Советский Союз), quốc hiệu chính thức là Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết hay Liên bang các nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết (Союз Советских Социалистических Республик). Liên Xô là một cựu quốc gia nằm ở phía bắc lục địa Á-Âu, tồn tại từ năm 1922 đến năm 1991.

Liên Xô là một quốc gia đơn đảng, do Đảng Cộng sản Liên Xô lãnh đạo, với Moscow là thủ đô của nước cộng hòa lớn và đông dân nhất Liên Xô, Nga Xô viết. Các trung tâm đô thị lớn khác gồm Leningrad (Nga Xô viết), Kiev (CHXHCN Xô viết Ukraina), Minsk (CHXHCN Xô viết Byelorussia), Tashkent (CHXHCN Xô Viết Uzbekistan), Alma-Ata (CHXHCN Xô viết Kazakhstan) và Novosibirsk (Nga Xô viết).

Liên Xô là quốc gia lớn nhất trên thế giới, có diện tích khoảng hơn 22.402.200 kilômét vuông (8.649.500 dặm vuông Anh) và trải dài 11 múi giờ. Năm quần xã sinh vật chính của Liên Xô là lãnh nguyên, rừng taiga, thảo nguyên, sa mạc và núi. Dân số đa dạng của quốc gia này được gọi chính thức là người Liên Xô.

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ 1925- 1941

Sau khi khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây. Nông nghiệp của Liên Xô chỉ chiếm trên 3/3 tổng sản phẩm quốc dân, máy móc phải nhập của nước ngoài. Chính vì vậy, để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.

Trong những năm 1926 – 1929, nhân dân Liên Xô tập trung mọi sức lực vào việc thực hiện bước đầu công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng mà trọng tâm là ngành công nghiệp chế tạo máy công cụ, ngành công nghiệp năng lượng (điện, than, dầu mỏ), ngành chế tạo máy móc nông nghiệp và ngành công nghiệp quốc phòng. Cùng với nhiệm vụ công nghiệp hoá, nhân dân Liên Xô tiến hành cải tạo nền nông nghiệp, thu hút đông đảo nông dân tham gia các nông trang tập thể.

Thành tựu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được thực hiện qua các kế hoạch 5 năm. Mỗi kế hoạch năm đều có những mục tiêu kinh tế – xã hội cụ thể, đánh dấu từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân Liên Xô. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932) và lần thứ hai (1933 – 1937) đều hoàn thành trước thời hạn.

Trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt. Đến năm 1936, tính theo sản lượng công nghiệp, Liên Xô đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Công cuộc tập thể hoá nông nghiệp hoàn thành. Nhân dân Liên Xô đã xây dựng được một nền nông nghiệp tập thể hoá, cơ giới hoá và có quy mô sản xuất lớn.

+ Về văn hoá – giáo dục, Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả mọi người và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố. Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.

+ Về xã hội, các giai cấp bóc lột đã bị xoá bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức mới xã hội chủ nghĩa.

+ Từ năm 1937, Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba. Tuy nhiên đến tháng 6 – 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô, nhân dân Liên Xô buộc phải ngừng công cuộc xây dựng đất nước để tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.

Vì sao Liên Xô buộc phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước vào năm 1941?

Có thể thấy những thành tựu mà công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được thực hiện qua các kế hoạch 5 năm đang rất thành công nhưng đến năm 1941 liên xô buộc phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước. Vậy vì sao liên xô buộc phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước vào năm 1941?

Năm 1941, Đức bất ngờ tấn công Liên Xô, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Mục tiêu quan trọng nhất được đặt lên hàng đầu lúc bấy giờ ở Liên Xô là tiến hành bảo vệ tổ quốc và chiến tranh với Đức. Do đó buộc Liên Xô phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước vào năm 1941.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung Vì sao liên xô buộc phải tạm ngừng công cuộc xây dựng đất nước vào năm 1941?. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện. Luật LVN Group trân trọng được đồng hành và hỗ trợ Quý khách hàng một cách nhanh chóng và tận tâm nhất.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com