Châu Á là khối lục địa khổng lồ nằm toàn trên bán cầu Bắc (chỉ có một số đảo kéo dài xuống bán cầu Nam) và chiếm một không gian rất rộng. Điểm vực Bắc là mũi Seliusky trên bán đảo Taymyr thuộc Nga.
Vị trí địa lý của châu Á là một trong những nội dung quan trọng trong bộ môn Địa lý và cũng là câu hỏi thường xuyên xuất hiện trong bộ đề thi. Tuy nhiên, kiến thức này lại rất dễ gây nhầm lẫn dân tới kết quả đáp án không như mong muốn của các em học sinh.
Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi: Vị trí địa lý của châu Á không mang đặc điểm nào sau đây?
Câu hỏi:Vị trí địa lý của châu Á không mang đặc điểm nào sau đây?
A. Tiếp giáp Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
B. Phía Tây giáp châu Âu.
C. Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo.
D. Tiếp giáp với hai châu lục.
Đáp án: Đáp án đúng là đáp án A. Vị trí địa lý của châu Á không mang đặc điểm tiếp giáp Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.
Giải thích nguyên nhân lựa chọn đáp án A:
Đặc điểm vị trí địa lý châu Á:
– Châu Á là khối lục địa khổng lồ nằm toàn trên bán cầu Bắc (chỉ có một số đảo kéo dài xuống bán cầu Nam) và chiếm một không gian rất rộng. Điểm vực Bắc là mũi Seliusky trên bán đảo Taymyr thuộc Nga.
– Điểm cực Nam là mũi Piai trên bán đảo Mã Lai ở vĩ tuyến Bắc. Từ bắc xuống Nam của Châu Á kéo dài hơn 76 vĩ tuyến tức là khoản 8500 km. Điểm cực Tây của châu Á là mũi Baba trên bán đảo Chukostki thuộc Nga. Nếu tính cả các đảo hoặc quần đảo thì điểm cực Nam xuống tới tận đảo.
– Nếu so với các châu lục khác trên Thế giới thì đại lục Á – Âu nói chung và châu Á nói riêng có bề mặt dạng hình khối vĩ đại nhất. Trừ phía tây của đại lục Á – Âu tức là châu Âu được kéo dài ra tựa như một bán đảo lớn thì phần phía Đông lục địa, trái lại là một khối khổng lồ. Ở phần này đường bờ biển tuy bị chia cắt mạnh, có nhiều vịnh biển, nhiều bán đảo lớn song do diện tích lục địa có dạng hình khối điển hình nhất là các bộ phận nằm giữa vĩ tuyến 20 Bắc và 70 Bắc làm cho các vùng trung tâm của lục địa như trung Á và Nội Á nằm cách bờ biển rất xa có nơi đến 2500 km. Những điều kiện về vị trí địa lý như vậy đã có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành khí hậu và cảnh quan tự nhiên trên lục địa.
– Giới hạn châu Á kéo dài từ vùng cực bác đến vùng xích đạo, tiếp giáp với hai chậu lục tính trên đất liền và ba đại dương, châu Á tiếp giáp 5 châu lục tính luôn trên biển và 4 đại dương rộng lớn. Các châu lục đó là châu Phi ở phía Tây Nam, châu Âu ở phía Tây Bắc, châu Úc ở phía Đông Nam và Bắc Mỹ thuộc châu Mỹ ở phía Đông Bắc.
– Trong 04 châu trên thì châu Phi được nối liền với châu Á bởi eo đất Suez còn các mặt Bắc, Đông và Nam đều tiếp giáp với các đại dương, theo thứ tự là Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thuộc phạm vi mỗi đại dương ven theo bờ lục địa thường có các biển nhỏ được phân cách với đại dương bởi các bán đảo, đảo và quần đảo.
Như vậy, Vị trí địa lý của châu Á không mang đặc điểm nào sau đây? Đã được chúng tôi trả lời và giải thích chi tiết. Chúng tôi mong rằng qua bài viết quý bạn đọc sẽ có thể năm vững kiến thức liên quan đến vị trí địa lý châu Á.