Bản Mô Tả Sáng Chế Kiểu Dáng Công Nghiệp [Chi Tiết 2023]

Khi tiến hành đăng ký kiểu dáng công nghiệp, bản mô tả kiểu dáng công nghiệp là văn bản cần thiết hồ sơ xin cấp bằng độc quyền kiểu dáng sản phẩm của chủ sở hữu kiểu dáng. Bản mô tả thể hiện được nội dung và phạm vi bảo hộ. Vậy viết bản mô tả sáng chế kiểu dáng công nghiệp cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải thích vấn đề này. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Bản Mô Tả Sáng Chế Kiểu Dáng Công Nghiệp [Chi Tiết 2023]

 

1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp được định nghĩa cụ thể tại khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi 2009 và mới đây sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật 2023 (sắp có hiệu lực từ 01/01/2023) như sau:

13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp

Theo đó, để kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ cần phải đáp ứng các điều kiện chung nêu tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 gồm:

– Có tính mới: Kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những loại đã được thể hiện công khai dưới cách thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ cách thức nào trong/ngoài nước trước ngày nộp đơn/ngày ưu tiên (nếu có).

– Có tính sáng tạo: Căn cứ vào kiểu dáng công nghiệp đã được công khai mà người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng cũng không tạo ra một cách dễ dàng.

– Có khả năng áp dụng công nghiệp: Được được coi là khả năng dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt có hình dáng là kiểu dáng đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Và các kiểu dáng công nghiệp không được bảo hộ gồm sản phẩm có hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có hoặc của công trình xây dựng dân dụng/công nghiệp hoặc không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Vì vậy, có thể hiểu kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài, được thể hiện bằng hình dạng nhìn thấy được quá trình khai thác công dụng và nó sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng 03 điều kiện là tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Nội dung bản mô tả kiểu dáng công nghiệp 

1. Tên gọi của kiểu dáng công nghiệp

Tên gọi của kiểu dáng công nghiệp mà bạn muốn đăng ký là tên gọi mô tả đúng về bản chất kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm đó. Tên gọi này do chính người viết đặt.

Tên gọi kiểu dáng công nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện như : tên gọi cần ngắn gọn, súc tích, tên gọi mô tả đúng về sản phẩm không làm quá quảng cáo phô trương.

Ví dụ: Tên gọi của kiểu dáng công nghiệp là: Bình nước hoặc bồn dự trữ nước

2. Lĩnh vực được sử dụng của kiểu dáng công nghiệp

Khi nêu lĩnh vực sử dụng của kiểu dáng công nghiệp cần nêu rõ  lĩnh vực mà kiểu dáng đó được dùng đến, nếu rõ lĩnh vực kiểu dáng công nghiệp sử dụng.

Ví dụ: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là chai nhựa mục đích sử dụng là đựng nước, đựng mỹ phẩm v.v..

3. Kiểu dáng công nghiệp gần nhất tương tự với kiểu dáng công nghiệp mà bạn muốn đăng ký

Mục đích của phần này là để chỉ ra tính mới, sự khác biệt của kiểu dáng công nghiệp mà bạn đăng ký để tránh sự trùng lặp với các loại kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký trước đó.

Lưu ý: Khi điền mục này bạn nên để là “Không biết’ để tránh sự trùng lặp khi nêu ra mô tả sẽ không được cấp phép bảo hộ.

4. Liệt kê bản vẽ hoặc ảnh chụp của kiểu dáng công nghiệp

Cần liệt kê lần lượt các ảnh chụp, các bản vẽ ( từ ảnh chụp tổng thể, đến các mặt : mặt trước, mặt sau,  các bên: từ bên phải, đến bên trái, ảnh, bản vẽ có mô tả KDCN từ trên xuống, từ dưới lên), hình vẽ, các  phối cảnh 3 chiều, có hình chiếu mặt cắt của kiểu dáng mô tả sản phẩm theo thứ tự trong tờ khai

Ví dụ:

– Ảnh 1: Là ảnh chụp mô tả tổng thể sản phẩm;

– Ảnh 2: Là ảnh chụp mô tả mặt trước của sản phẩm;

– Ảnh 3: Là ảnh chụp mô tả mặt sau của sản phẩm;

– Ảnh 4: Là ảnh chụp mô tả mặt bên phải của sản phẩm;

– Ảnh 5: Là ảnh chụp mô tả mặt bên trái của sản phẩm;

– Ảnh 6: Là ảnh chụp mô tả từ trên xuống của sản phẩm;

– Ảnh 7: Là ảnh chụp mô tả từ dưới lên của sản phẩm

Để đăng ký cần có các loại ảnh chụp, hình vẽ một cách rõ ràng chi tiết và là hình ảnh, bản vẽ thực tiễn của sản phẩm đem đi đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

5. Bản mô tả chi tiết về kiểu dáng công nghiệp

Bản mô tả chi tiết phải rõ ràng, cụ thể. Các mô tả phải thực tiễn không phải là hình ảnh thổi phồng dùng để quảng bá sản phẩm. Đặc biệt, trong bản mô tả chi tiết cần chú ý nêu ra được các đặc điểm khác biệt của sản phẩm, khác với những sản phẩm đã được đăng ký trước đó để đơn vị có thẩm quyền đánh giá xem xét và xét duyệt.

6. Yêu cầu bảo hộ

Theo những quy định được nêu trong Điểm 33.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN về quy định yêu cầu đối với các bộ ảnh chụp và bản vẽ kiểu dáng công nghiệp. Người nộp đơn cần nộp tối thiếu 5 bộ ảnh chụp/ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp đó, trong bộ ảnh này cần thể hiện ra trọn vẹn các đặc điểm tạo dáng về KDCN yêu cầu bảo hộ để căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng đều có khả năng nhận ra, xác định được kiểu dáng công nghiệp đó.

Ví dụ: đối với kiểu dáng công nghiệp “Bình nước” của doanh nghiệp A thì phần này khi làm bản mô tả kiểu dáng công nghiệp sẽ như sau:

– Kiểu dáng công nghiệp xin bảo hộ là chai nước có đặc điểm như được trình bày trong phần mô tả kiểu dáng chi tiết bên trên.

– Trên đây là những đặc điểm tạo dáng, kiểu dáng cơ bản và khác biệt xin được bảo hộ.

Trên đây chúng tôi đã giải thích về các nội dung cần có trong bản mô tả sáng chế kiểu dáng công nghiệp. Hy vọng nội dung trình bày sẽ mang lại những kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Nếu có vướng mắc phát sinh, bạn đọc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi tại LVN Group để được hỗ trợ tư vấn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com