Đất làm muối về cơ bản được xếp vào nhóm đất nông nghiệp trên bản đồ địa chính Việt Nam nằm trong kế hoạch quy hoạch phát triển sản xuất muối đã được các cấp ban ngành có thẩm quyền phê duyệt. Dưới đây là bài phân tích về bảng khung giá đất làm muối.
1. Quy định của pháp luật về đất làm muối:
Theo quy định của Luật đất đai 2013, hiện nay, trong hệ thống pháp luật về đất đai, Nhà nước chai đất đai thành 3 nhóm đất chính: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất có mục đích sử dụng khác.
Trong nhóm đất nông nghiệp lại được chia ra làm nhiều loại đất khác nhau. Một trong số đó là đất làm muối.
Đất làm muối về cơ bản được xếp vào nhóm đất nông nghiệp trên bản đồ địa chính Việt Nam nằm trong kế hoạch quy hoạch phát triển sản xuất muối đã được các cấp ban ngành có thẩm quyền phê duyệt. Đất làm muối bao gồm: Đất sản xuất muối quy mô công nghiệp, Đất sản xuất muối thủ công. Luật đất đai 2013 quy định đất làm muối là loại đất nằm trong nhóm đất nông nghiệp.
Nhà nước quy định về việc sử dụng đất làm muối như sau:
– Cá nhân, hộ gia đình được cơ quan chức năng có thẩm quyền được Nhà nước giao đất làm muối trong hạn mức đất được giao tại địa phương để phục vụ cho hoạt động sản xuất muối. Trong trường hợp người sử dụng đất sử dụng vượt hạn mức cho phép thì cần phải chuyển sang hình thức thuê đất.
– Nhà nước cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhà thuê đất làm muối để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất làm muối để thực hiện các dự án đầu tư sản xuất làm muối.
– Nhà nước luôn đưa ra những hoạt động khuyến khích sử dụng các khu vực đất có khả năng làm muối để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu đời sống của người dân và nhu cầu công nghiệp.
2. Bảng khung giá đất làm muối là bao nhiêu mới nhất?
Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ đã đưa ra những quy định áp dụng chung nhất về khung giá đất của tất cả các loại đất theo quy định của Luật đất đai 2013. Tại phụ lục V, Nhà nước đã đưa ra thông tin, quy định về khung giá đất làm muối như sau:
KHUNG GIÁ ĐẤT LÀM MUỐI
(Ban hành kèm theo Nghị định số 96/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ)
Đơn vị tính: Nghìn đồng/m2
Loại xã Vùng kinh tế |
Giá tối thiểu |
Giá tối đa |
1. Vùng trung du và miền núi phía Bắc |
8,0 |
75,0 |
2. Vùng đồng bằng sông Hồng |
16,0 |
80,0 |
3. Vùng Bắc Trung bộ |
5,0 |
100,0 |
4. Vùng duyên hải Nam Trung bộ |
10,0 |
135,0 |
5. Vùng Đông Nam bộ |
18,0 |
135,0 |
6. Vùng đồng bằng sông Cửu Long |
12,0 |
142,0 |
Khung giá đất làm muối mà Nhà nước đưa ra là cơ sở để người dân dựa vào để đưa ra phương hướng áp dụng giá trong hoạt động mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đối với đất làm muối. Thực tế, ở từng địa phương, với các đặc quyền địa lý khác nhau, thì giá đất mà Nhà nước đưa ra để áp dụng cũng khác nhau.
Bảng giá đất nêu trên thể hiện tính khách quan chuyên biệt, mang tính áp dụng chung nhất buộc tất cả người dân phải tuân thủ thực hiện. Thông qua bảng giá đất, Nhà nước sẽ kiểm soát, quản lý đất trồng lúa và hoạt động mua bán liên quan đến loại đất này một cách khách quan và cụ thể nhất (hạn chế đến mức tối đa những rủi ro, sai phạm có thể xảy ra). Hơn hết, nó tránh trường hợp lạm phát giá đất, gây bất ổn thị trường sử dụng đất, gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Ở từng vùng địa lý, Nhà nước đưa ra khung giá đất làm muối khác nhau. Điều này căn cứ về giá trị tạo lập kinh tế của từng vùng miền (đảm bảo tính khách quan, linh động trong công tác sử dụng và quản lý đất đai).
Trong khung giá đất làm muối, Nhà nước có chia ra làm giá đất làm muối tối thiểu và giá đất làm muối tối đa. Khung áp dụng này chính là điều kiện thực hiện mua bán đất của người dân. Giá trị mua bán đất mà Nhà nước đưa ra phải nằm trong giá trị từ tối thiểu đến tối đa mà Nhà nước quy định. Nếu vượt quá, các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định chung của pháp luật.
3. Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất làm muối:
3.1. Điều kiện chuyển nhượng đất làm muối:
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong những hoạt động pháp lý quan trọng nhất trong quá trình sử dụng đất của người dân.
Theo quy định của Luật đất đai 2013, muốn thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất làm muối, đất đai cần chuyển đổi cần đảm bảo các điều kiện cụ thể sau đây:
+ Đất được chuyển nhượng (đất làm muối) không thuộc diện có tranh chấp.
+ Muốn chuyển nhượng đất làm muối, người chuyển nhượng phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Đất làm muối được chuyển nhượng không nằm trong diện được kê biên thi hành án.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm muối đang còn thời hạn sử dụng.
Như vậy, chỉ khi đảm bảo tuân thủ đầy đủ các điều kiện nêu trên, người dân mới có thể tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất làm muối.
1.2. Hồ sơ chuyển nhượng đất làm muối:
Khi thực hiện chuyển nhượng đất làm muối, các cá nhân cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ, tài liệu sau đây:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng (bên tặng cho và bên được tặng cho).
+ Các giấy tờ tùy thân của các bên tham gia: Căn cước công dân, sổ hộ khẩu.
+ Trong trường hợp được nhận ủy quyền để thực hiện giao dịch thì cần phải có hợp đồng ủy quyền (hợp đồng ủy quyền phải được công chứng) theo quy định của pháp luật.
Đây là các giấy tờ phục vụ cho việc làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Khi làm thủ tục sang tên, người dân còn phải đảm bảo chuẩn bị Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được công chứng theo quy định của pháp luật.
Trên đây là các giấy tờ, tài liệu mà người sử dụng đất cần chuẩn bị khi làm hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng đất làm muối. Đây được xem là cơ sở để cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào, xem xét và đưa ra phương hướng giải quyết yêu cầu chuyển nhượng đất ruộng, đất nông nghiệp của người dân.
1.3. Thủ tục chuyển nhượng đất làm muối:
Khi tiến hành chuyển nhượng đất làm muối, các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất phải tuân thủ theo các quy trình, thủ tục cụ thể như sau:
– Bước 1: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
Khi thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên thường tiến hành làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất thông qua hình thức chuyển nhượng và tặng cho. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được xác lập dựa trên sự thỏa thuận của các bên, và hợp đồng này sẽ được công chứng tại cơ quan công chứng.
Khi thực hiện công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, người dân cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu theo quy định tại đề mục 1.2.
Sau khi đảm bảo hoàn tất đầy đủ các hồ sơ nêu trên, cán bộ công chứng sẽ tiến hành công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
– Bước 2: Kê khai nghĩa vụ tài chính.
Cá nhân thực hiện sang tên sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) phải thực hiện nghĩa vụ kê khai tài chính cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.
– Bước 3: Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm muối).
Hồ sơ sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà các cá nhân nộp lên cho cơ quan Nhà nước phải đảm bảo các loại giấy tờ cụ thể sau đây:
+ Đơn đăng ký biến động đất đai.
+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (đã được công chứng).
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản gốc).
+ Tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
+ Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ.
+ Giấy tờ chứng minh thuộc diện miễn lệ phí trước bạ (nếu có)
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu nêu trên, cá nhân sẽ nộp hồ sơ lên văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.
– Bước 4: Giải quyết và trả hồ sơ.
Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện sẽ gửi thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính; sau đó sẽ thực hiện ác nhận thông tin chuyển nhượng, tặng cho vào Giấy chứng nhận.
Sau khi hoàn tất các thủ tục nêu trên, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ trả hồ sơ cho người dân.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013;
Nghị định 96/2019/NĐ-CP.