Các bài tiểu luận triết học về kinh tế thị trường

Trong suốt chiều dài lịch sử học thuyết kinh tế, mỗi trường phái đều có những đặc điểm lý luận riêng, nó được quy định và chi phối bởi phương pháp luận và điều kiện lịch sử kinh tế riêng. Sau đây là một số thông tin về các học thuyết kinh tế thị trường trong nội dung trình bày Các bài tiểu luận triết học về kinh tế thị trường dưới đây của LVN Group.

Các bài tiểu luận triết học về kinh tế thị trường

1. Kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định.

Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế thị trường. Theo Smith (Adam Smith), với lý thuyết “bàn tay vô hình” thì nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự điều tiết, vận động theo quy luật của thị trường, hầu như không có sự can thiệp của Nhà nước. Kinh tế thị trường được hiểu dưới góc độ khác là có sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước “bàn tay hữu hình” mà uỷ quyền cho thuyết này là Kâynơ (J. M. Keynes) với “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ”

2. Những tiêu chí của nền kinh tế thị trường

Quan điểm cơ bản của lý thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội cho rằng, nền kinh tế thị trường xã hội là nền kinh tế dựa trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa nguyên tắc tự do và nguyên tắc công bằng xã hội, trên cơ sở nền kinh tế thị trường hướng vào mục tiêu khuyến khích, động viên mọi sáng tạo của cá nhân để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, đồng thời loại bỏ lạm phát, thất nghiệp và nghèo đói. Tiêu chí để xác định một nền kinh tế là “kinh tế thị trường xã hội” đó là:

1- Quyền tự do cá nhân. Trên góc độ kinh tế,tự do cá nhân là cơ sở để tạo lập những đơn vị kinh tế hoạt động tự do và tạo điều kiện để thị trường hoạt động trôi chảy và mạnh mẽ.

2- Công bằng xã hội. Quy luật của thị trường là quy luật của sự lạnh lùng và tàn nhẫn, vốn không tương thích với khái niệm đạo đức và nhân đạo, nó chỉ là “sự trao đổi ngang giá giữa các chủ thể sở hữu”. Về mặt xã hội, nó tạo ra một đội ngũ đông đảo những người cần được giúp đỡ là người già, trẻ em, người thất nghiệp,… Do đó, nhà nước phải thông qua chính sách tài chính, chính sách xã hội để phân phối lại và giúp đỡ những người này.

3- Khắc phục các khủng hoảng chu kỳ. Nền kinh tế thị trường tự do thương lâm vào khủng hoảng chu kỳ mà hậu quả của nó là sản xuất bị đình trệ và năng lực sản xuất không được khai thác hết. Do đó, nhà nước cần có các chính sách khắc phục hậu quả xấu, làm nhẹ các khủng hoảng chu kỳ, đặc biệt là chính sách điều chỉnh mất cân đối cơ cấu kinh tế.

4- Chính sách tăng trưởng kinh tế. Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhà nước cần tạo ra các hành lang pháp lý cần thiết giúp các doanh nghiệp hoạt động lợi nhuận; đồng thời, phải xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất, kỹ thuật đồng bộ và khuyến khích các doanh nghiệp hiện đại hoá năng lực sản xuất.

5- Chính sách cơ cấu. Trong quá trình hoạch định chính sách, Nhà nước cần phải có quan điểm chiến lợc về các cơ cấu kinh tế, cần đa ra những dự báo về sự phát triển của nền kinh tế mà ở đó sẽ xuất hiện những nhân tố phái sinh tác động có thể tích cực hoặc tiêu cực đến nền kinh tế. Điều này nhấn mạnh rằng, nhà nước cần phải tính đến những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực có thể có ở trong mỗi quyết sách kinh tế. Đây là những vấn đề có tính chiến lược, lâu dài. Khi nền kinh tế gặp phải các vấn đề vậy thì Nhà nước phải thực hiện một chính sách cơ cấu thích hợp để uốn nắn và khắc phục. Đó là chính sách kinh tế tác động điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý cho sự tăng trưởng, sự phát triển bền vững và ổn định. Chính sách cơ cấu chỉ ra vai trò đặc biệt cần thiết của Nhà nước trong việc xem sự biến đổi của các cơ cấu kinh tế là đối tượng cần phải điều chỉnh.

6- Bảo đảm tính tương hợp của thị trường. Thực chất, đây là mối quan hệ tương hợp giữa các chính sách kinh tế của nhà nước với tự do cạnh tranh của các chủ thể thị trường. Các chính sách kinh tế phải đảm bảo cho cạnh tranh công bằng; đồng thời, ngăn ngừa sự hạn chế hoặc phá vỡ cạnh tranh và những hoạt động cạnh tranh quá mức. 

Các tiêu chí trên tác động qua lại lẫn nhau và tạo nên đặc trưng của nền kinh tế thị trường xã hội.

3. Các bài tiểu luận triết học về kinh tế thị trường

  • Phép biện chứng duy vật về mâu thuẫn và vận dụng phân tích mâu thuẫn biện chứng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
  • Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
  • Các học thuyết về kinh tế thị trường
  • Triết học về kinh tế thị trường – Lý luận và thực tiễn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com