Đối Tượng Của Kiểu Dáng Công Nghiệp Gồm Những Gì?[2023]

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm và được thể hiện bằng các hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó. Đối tượng được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp khi thỏa mãn những điều kiện mà pháp luật quy định. Đồng thời cũng có những đối tượng không được pháp luật bảo hộ dưới danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp. Bài viết này dưới đây sẽ giải thích rõ hơn về các vấn đề trên. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Đối Tượng Của Kiểu Dáng Công Nghiệp Gồm Những Gì?[2023]

1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ quy định, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

Theo định nghĩa này, có thể hiểu, kiểu dáng công nghiệp đơn thuần là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, hay là hình dáng bên ngoài của sản phẩm kết hợp với họa tiết, là hình dáng bên ngoài của sản phẩm kết hợp với màu sắc, hoặc là hình dáng bên ngoài của sản phẩm kết hợp cả họa tiết, màu sắc.

Vì vậy, với tư cách là một đối tượng của sở hữu trí tuệ, kiểu dáng công nghiệp chỉ để cập đến các khía cạnh thẩm mỹ hoặc hình dáng bên ngoài của sản phẩm chứ không thể hiện các đặc điểm kỹ thuật hoặc chức năng bên trong của sản phẩm.

Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

2. Đối tượng được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

2.1 Tính mới

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới cách thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ cách thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài.

Theo Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019, kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

  • Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký;
  • Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
  • Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

2.2 Tính sáng tạo

Theo Điều 66 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019:

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo khi căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

2.3 Có khả năng áp dụng công nghiệp

Theo Điều 67 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019:

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp khi có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

3. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

3.1 Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có

Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kĩ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có nếu được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sẽ dẫn tới hậu quả hạn chế sáng tạo (thay vì mục đích khuyến khích sáng tạo của pháp luật về bảo hộ kiểu dáng công nghiệp). Bởi vì những hình dáng này là kết quả tất yếu và bất buộc đối với bất kỳ sản phẩm nào có đặc tính kĩ thuật tương tự.

Nếu cho phép độc quyền bảo hộ các hình dáng này sẽ dẫn tới những bất hợp lý: (i) không đảm bảo điều kiện về tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ; (ii) những chủ thể khác khi áp dụng tính chất kĩ thuật tương tự đối với các sản phẩm của mình sẽ không thể thực hiện được (trong khi các kết quả này là bắt buộc phải có); (iii) sự kế thừa, phát triển các kiểu dáng và bản chất về sự thỏa thuận của cộng đồng và chủ thể sáng tạo không được áp dụng.

3.2 Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp

Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp, về cơ bản không phải là kiểu dáng công nghiệp của đối tượng đó và cũng không đáp ứng yêu cầu về tính sản xuất công nghiệp. Hình dáng này là sự dựng hình vật chất từ bản vẽ thiết kế xây dựng. Do đó, đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở đây là bản vẽ, thay vì là sản phẩm được tạo ra từ bản vẽ.

Mặt khác, các công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp có thể có hình dáng bên ngoài giống nhau, bởi vì hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng cũng có thể coi là do đặc tính kỹ thuật bắt buộc phải có; nhưng điểm quyết định sự khác biệt giữa các công trình không phải là hình dáng; mà là thiết kế bên trong công trình như vật liệu xây dựng, cách bố trí đồ trang trí, nội thất bên trong. Vì vậy, hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng không được bảo hộ với danh nghĩa là kiểu dáng công nghiệp là hoàn toàn hợp lý.

3.3 Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm

Một trong những tính năng cần thiết của kiểu dáng công nghiệp là tính thẩm mỹ nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, từ đó đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đối với những loại sản phẩm mà hình dáng bên ngoài là một trong những đặc điểm cần thiết ảnh hưởng đến sức tiêu thụ sản phẩm thì việc bảo hộ cho những hình dáng đó là cần thiết.

Bên cạnh đó, kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, thể hiện tổng thể tạo hình của sản phẩm. Do đó, hình dáng của các chi tiết bên trong của sản phẩm, của bộ phận cấu thành nên sản phẩm nhưng không thể quan sất khi sử dụng sản phẩm mà khi tháo rời các bộ phận hoặc phải bóc gỡ vào bên trong mới nhìn thấy thì không thể đảm bảo tính chất “bên ngoài” này. Do đó, các kiểu dáng này, cho dù có đáp ứng được các điều kiện như tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp cũng không được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp. Ví dụ: hình dáng của động cơ bên trong một chiếc máy, hình dáng của các linh kiện bên trong một thiết bị điện tử không được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề kiểu dáng công nghiệp đối tượng được bảo hộ được quy định thế nào? Nếu có vướng mắc phát sinh, bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi tại LVN Group để được hỗ trợ tư vấn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com