Mẫu phiếu kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự là gì. Mẫu phiếu kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự. Hướng dẫn soạn thảo mẫu phiếu kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự, một số quy định về thi hành án hình sự.
Hiện nay, để bảo đảm cho mọi quyết định thi hành án phạt tù phải được tổ chức thi hành theo đúng quy định của pháp luật, các vi phạm trong việc thi hành quyết định thi hành án phạt tù phải được phát hiện, khắc phục và xử lý kịp thời. Chính vì điều này mà viện kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự rất được coi trọng. Vậy mẫu phiếu kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự được quy định thế nào?
1. Mẫu phiếu kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự là gì?
Thi hành án hình sự được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là hoạt động thi hành các bản án, quyết định hình sự của Tòa án về hình phạt tử hình, hình phạt tù, hình phạt tù cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt quản chế hoặc cấm cư trú, các hình phạt tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, trục xuất, phạt tiền, tịch thu tài sản. Mẫu phiếu kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự là mẫu phiếu được lập ra để ghi chép về việc kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự
Mẫu phiếu kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự được tạo lập với mục đích ghi chép về việc kiểm sát quyết định về hoạt động thi hành án hình sự. Mẫu phiếu kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự là cơ sở để đơn vị có thẩm quyền cấp trên dựa vào đó để giám sát kiểm sát các quyết định về thi hành án hình sự. Mẫu được ban hành theo Quyết định 39/QĐ-VKSTC của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Cơ sở pháp lý:
Quyết định 39/QĐ-VKSTC năm 2018 về biểu mẫu nghiệp vụ công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
2. Mẫu phiếu kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
VIỆN KIỂM SÁT ….
…., ngày…tháng…năm…
PHIẾU KIỂM SÁT
Quyết định về thi hành án hình sự
Tôi: ….Kiểm sát viên được phân công kiểm sát Quyết định số……ngày……..tháng……..năm……..của Tòa án ….về việc ….đối với người bị kết án ….; Tên gọi khác: …. Sinh ngày …..tháng…..năm…. Nghề nghiệp: …. Nơi cư trú….
Theo Bản án số ….ngày ….tháng…….năm……của Tòa án …. tuyên phạt hình phạt chính:.….; hình phạt bổ sung: ….; biện pháp tư pháp ….
1. Qua kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự thấy:
1.1. Về thời hạn xem xét, gửi Quyết định: ….
1.2. Về căn cứ ban hành Quyết định: ….
1.3. Về thẩm quyền ban hành Quyết định: ….
1.4. Về cách thức của Quyết định: …..
1.5. Về nội dung của Quyết định: ….
1.6. Những nội dung khác: …..
2. Quan điểm của Kiểm sát viên: …..
Ý kiến của Lãnh đạo đơn vị
hoặc Lãnh đạo Viện
(ký, ghi rõ họ, tên)
Kiểm sát viên
(ký, ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo mẫu phiếu kiểm sát quyết định về thi hành án hình sự:
- Ghi tên Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp hoặc Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Ghi tên Viện kiểm sát ban hành; trường hợp Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thì bỏ mục này
- Ghi tên Tòa án đã ra quyết định về thi hành án hình sự
- Ghi nội dung của quyết định như hoãn, miễn, tạm đình chỉ, đình chỉ; giảm thời hạn chấp hành án…..
- Ghi thông tin theo Bản án
- Đối với từng mục dưới đây thì ghi rõ đúng pháp luật hay có vi phạm; viện dẫn điều luật bị vi phạm
- Đề xuất biện pháp xử lý đối với từng nội dung vi phạm
4. Một số quy định về thi hành án hình sự
Kiểm sát việc Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc Trại tạm giam cấp Quân khu, Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện việc tống đạt quyết định thi hành án phạt tù cho người bị kết án đang bị tạm giam và bảo đảm thời hạn quy định tại khoản 1, 2 Điều 22 Luật thi hành án hình sự:
Trường hợp người bị kết án phạt tù đang bị tạm giam tại Trại tạm giam thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng thì Trại tạm giam phải tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án, hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Kiểm sát việc đề nghị để người bị kết án phạt tù để lại phục vụ việc tạm giữ, tạm giam có đúng đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 171; khoản 2 Điều 172 Luật Thi hành án dân sự:
– Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ Quốc phòng căn cứ yêu cầu quản lý người bị tạm giam, tạm giữ để quyết định đưa người chấp hành án phạt tù có thời hạn từ 5 năm trở xuống không phải là người chưa thành niên, người nước ngoài, người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc nghiện ma tuý để phục vụ việc tạm giam, tạm giữ.
– Kiểm sát viên, Kiểm tra viên yêu cầu gửi tới và kiểm tra hồ sơ, danh sách phạm nhân được Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cấp quân khu hoặc Trại tạm giam Bộ Công an. Nếu phát hiện việc lập danh sách đề nghị phạm nhân để lại phục vụ việc tạm giữ, tạm giam không đúng đối tượng thì báo cáo lãnh đạo Viện ban hành kháng nghị yêu cầu điều chuyển phạm nhân đó đi chấp hành án tại Trại giam và chấm dứt vi phạm.
– Kiểm sát việc lập danh sách báo cáo và đề nghị đơn vị có thẩm quyền đưa người bị kết án phạt tù đi chấp hành án có đảm bảo về thời hạn và thủ tục xét lập danh sách đề nghị đưa người bị kết án phạt tù đi chấp hành án theo hướng dẫn Luật Thi hành án dân sự.
Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên cần nắm chắc số người bị kết án phạt tù đã có quyết định thi hành án để yêu cầu Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cấp Quân khu; Bộ Quốc phòng gửi tới danh sách người chấp hành án phạt tù báo cáo Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng để kiểm tra.
Trong thời hạn năm ngày công tác, kể từ ngày nhận được báo cáo, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cấp Quân khu hoặc Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng hoàn chỉnh hồ sơ, lập danh sách người chấp hành án phạt tù để báo cáo Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
– Trong thời hạn năm ngày công tác, kể từ ngày nhận được báo cáo của Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cấp Quân khu hoặc Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng ra quyết định đưa người chấp hành án đi chấp hành án.
Kiểm sát việc tổ chức áp giải đối với người bị kết án phạt tù tại ngoại không tự nguyện chấp hành án theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 15, khoản 4 Điều 22 Luật Thi hành án dân sự:
– Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, người chấp hành án phải có mặt tại trụ sở Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc Cơ quan thi hành án hình sự cấp Quân khu được chỉ định trong quyết định thi hành án. Quá thời hạn trên mà người đó không có mặt Cảnh sát hỗ trợ tư pháp hoặc Cảnh vệ tư pháp thực hiện áp giải thi hành án.
– Để kiểm sát việc tổ chức áp giải đối với người bị kết án phạt tù đang tại ngoại, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên cần phải nắm chắc số lượng người bị kết án phạt tù đã có quyết định thi hành án, trực tiếp kiểm tra hoặc yêu cầu Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, cấp Quân khu được chỉ định trong quyết định thi hành án báo cáo việc người bị kết án phạt tù đã tự nguyện đến trình diện trong 7 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án.
– Trường hợp có đủ căn cứ xác định người bị kết án phạt tù bỏ trốn thì Cơ quan thi hành án hình sự Công an các cấp phải thực hiện trình tự, thủ tục về truy nã theo hướng dẫn tại khoản 5 Điều 13 Luật THAHS và Thông tư liên tịch số 13/2012/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 09/10/2012 của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao.
– Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại, đã hết thời hạn để người chấp hành án tự nguyện đi chấp hành án mà họ chưa đi chấp hành án. Nếu đúng thì yêu cầu Tòa án gửi ngay quyết định thi hành án cho họ để thi hành. Nếu sai thì yêu cầu Cơ quan áp giải thực hiện việc áp giải. Nếu người bị kết án phạt tù bị bệnh nhưng không đủ căn cứ để hoãn thì phải tổ chức thi hành án.