Thành lập công ty là một trong những thủ tục quan trọng để công ty được pháp luật thừa nhận và kinh doanh một cách hợp pháp. Do đó để thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm thì sẽ trải qua các bước.
Thị trường kinh doanh mỹ phẩm ngày càng phát triển do xu hướng người tiêu dùng ngày càng tăng nên nhu cầu thành lập doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm. Do vậy, qua nội dung bài viết này Luật LVN Group sẽ cung cấp giúp Qúy khách các trình tự, thủ tục về Thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm theo quy định pháp luật hiện hành.
Mã ngành nghề kinh doanh mỹ phẩm là gì?
Mã ngành nghề liên quan đến kinh doanh mỹ phẩm bao gồm:
Mã ngành 20231: Mã ngành nghề sản xuất mỹ phẩm
Nhóm này gồm:
– Nước hoa và nước vệ sinh,
– Chất mỹ phẩm và hoá trang,
– Chất chống nắng và chống rám nắng,
– Thuốc chăm sóc móng tay, móng chân,
– Dầu gội đầu, keo xịt tóc, thuốc làm sóng tóc và ép tóc,
– Kem đánh răng và chất vệ sinh răng miệng bao gồm thuốc hãm màu răng giả,
– Thuốc cạo râu, bao gồm thuốc dùng trước và sau khi cạo râu,
– Chất khử mùi và muối tắm,
– Thuốc làm rụng lông.
Mã ngành 20232: Mã ngành nghề sản xuất xà phòng, chất tẩy rửa, làm bóng và chế phẩm vệ sinh
Nhóm này gồm:
– Sản xuất xà phòng dạng bánh;
– Sản xuất giấy, đồ chèn lót, đồ nỉ… được bọc hoặc phủ xà phòng hoặc chất tẩy rửa;
– Sản xuất glixerin thô;
– Sản xuất chất hoạt động bề mặt như:
+ Bột giặt dạng lỏng hoặc cứng và chất tẩy rửa,
+ Nước rửa bát,
+ Nước xả quần áo và chất làm mềm vải.
– Sản xuất sản phẩm tẩy rửa và đánh bóng:
+ Chất làm nước hoa hoặc chất xịt phòng,
+ Chất tẩy nhân tạo, tẩy lông,
+ Chất đánh bóng và xi cho sản phẩm da,
+ Chất đánh bóng dùng cho gỗ,
+ Chất đánh bóng cho thủy tinh, kim loại.
+ Bột nhão hoặc bột khô để lau chùi các sản phẩm bao gồm: Giấy, đồ chèn lót, đồ nỉ, dạ, phớt, bông.
Loại trừ:
– Sản xuất hợp chất hoá học phân tách được phân vào nhóm 20113 (Sản xuất hoá chất vô cơ cơ bản khác);
– Sản xuất glyxerin, các sản phẩm tổng hợp từ dầu mỏ được phân vào nhóm 20114 (Sản xuất hoá chất hữu cơ cơ bản khác);
– Chiết xuất và tinh luyện từ dầu thiên nhiên được phân vào nhóm 20290 (Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu).
Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm
Để Thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm thì Qúy khách cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị đăng ký công ty được soản thảo theo đúng nội dung và hình thức pháp luật quy định
Trong đơn gồm có các nội dung chủ yếu như: Tên công ty, địa chỉ đặt trụ sở công ty, số vốn điều lệ tại thời điểm thành lập, người đại diện theo pháp luật…
– Dự thảo điều lệ công ty. Nội dung điều lệ công ty cũng có thể sử đổi, bổ sung trong quá trình hoạt động sau này của công ty.
– Quyết định thành lập công ty của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH 2 thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty Cổ phần; Quyết định thành lập công ty của chủ sở hữu công ty.
– Bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị.
– Danh sách các thành viên trong Hội đồng thành viên hoặc danh sách các cổ đông sáng lập trong Hội đồng quản trị kèm theo bản sao giấy tờ như chứng minh thư, căn cước công dân, hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương tự để chứng minh nhân thân của các thành viên/các cổ đông.
– Trong trường hợp chủ thể đi nộp hồ sơ là người được ủy quyền thực hiện thay thì phải cung cấp thêm văn bản ủy quyền được pháp luật quy định
– Các giấy tờ photo chứng minh nhân thân của người được ủy quyền.
Trình tự thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm
Thủ tục thành lập công ty là một trong những thủ tục quan trọng để công ty được pháp luật thừa nhận và kinh doanh một cách hợp pháp. Do đó để thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm thì sẽ trải qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị đăng ký doanh nghiệp
Ở bước này thì Qúy khách sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập gồm các giấy tờ như ở nội dung phía trên của bài viết.
Yêu cầu các giấy tờ phải được chuẩn bị đầy đủ, thông tin cung cấp phải chính xác để tránh xảy ra tình trạng sai sot làm mất thời gian giải quyết.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ thì Qúy khách cần tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định của pháp luật là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương nơi Qúy khách dự định đặt trụ sở công ty.
Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Trải qua khoảng 3 ngày làm việc kể từ thời điểm tiếp nhận hồ sơ đăng ký từ phía Qúy khách thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành kiểm tra, xác thực lại thông tin trên hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì Qúy khách sẽ được phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đăng tải thông tin công ty mới lên cổng thông tin Quốc gia về doanh nghiệp.
Nếu hồ sơ không hợp lệ thì phòng đăng ký kinh doanh sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận và yêu cầu Qúy khách nhận lại hồ sơ để sửa đổi, bổ sung lại.
Bước 4: Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Qúy khách tiến hành lựa chọn mẫu con dấu cho công ty và chuẩn bị hồ sơ đăng ký con dấu tại phòng đăng ký kinh doanh.
Đồng thời gửi hồ sơ của công ty đến cơ quan thuế để hoàn tất các thủ tục khác.
Các quy định pháp luật khác liên quan đến kinh doanh mỹ phẩm
Để thực hiện hoạt động kinh doanh mỹ phẩm thì Qúy khách cũng cần lưu ý một số vấn đề như:
– Phải tiến hành đăng ký thành lập công ty trước khi thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Tức là Qúy khách chỉ được thực hiện các hoạt động kinh doanh mỹ phẩm khi đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Các nhãn hiệu của mỹ phẩm không được trùng với các nhãn hiệu đã được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam.
– Các sản phẩm mỹ phẩm khi đưa ra lưu thông trên thị trường thì phải được dán hoặc in ấn nhãn hiệu theo đúng mẫu mà công ty dẫ cung cấp trên hồ sơ công bố sản phẩm gửi cho Bộ y tế.
– Không được thực hiện các hành vi tự ý thay đổi mẫu mã, vỏ hộp mà cần phải có văn bản thông báo về việc thay đổi này với cơ quan có thẩm quyền.
– Đáp ứng được các điều kiện cụ thể được quy định tại Thông tư số 06/2011/TT-BYT, cụ thể như:
+ Tiến hành công bố sản phẩm theo quy định
Nếu công ty của Qúy khách kinh doanh các sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất ở nước ngoài thì phải đảm bảo được nhập khẩu một cách hợp pháp tại các cơ quan hải quan theo quy định pháp luật Việt Nam.
Có số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm đối với những sản phẩm đó được cấp bởi Cục quản lý dược.
+ Nếu thuộc các trường hợp không bắt buộc phải công bố sản phẩm cần đáp ứng các điều kiện khác tùy thuộc vào mục đích nhập khẩu sản phẩm mỹ phẩm đó của công ty.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến LuatHoangPhi.Vn theo số 1900.0191.