Xuất tiêu dùng nội bộ thì có cần xuất hóa đơn theo thông tư 78 không? - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - ACC - Xuất tiêu dùng nội bộ thì có cần xuất hóa đơn theo thông tư 78 không?

Xuất tiêu dùng nội bộ thì có cần xuất hóa đơn theo thông tư 78 không?

Ngày 17/9/2021, Bộ Tài chính đã chính thức ban hành Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định những nội dung mới cần thiết về hóa đơn điện tử như: Lộ trình triển khai áp dụng hóa đơn điện tử, ký hiệu mẫu hóa đơn điện tử, xử lý hóa đơn điện tử sai sót,…Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trình bày: Xuất tiêu dùng nội bộ thì có cần xuất hóa đơn theo thông tư 78 không?

Xuất tiêu dùng nội bộ thì có cần xuất hóa đơn theo thông tư 78 không?

1. Hàng tiêu dùng nội bộ là gì?

Hàng tiêu dùng nội bộ là gì? Thực tế, hàng tiêu dùng nội bộ được hiểu là hàng hóa dùng để luân chuyển trong nội bộ đơn vị kinh doanh, chẳng hạn như: hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ; hàng hóa được xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh của DN; hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh,…

2. Quy định với xuất hàng hóa tiêu dùng nội bộ

Để năm được rõ quy định về xuất hóa đơn dùng nội bộ hiện nay thế nào, bạn và DN có thể cân nhắc cả 03 văn bản pháp luật sau:
– Thông tư số 39/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính ban hành ngày 31/3/2014.
– Thông tư số 119/2014/TT-BTC, Bộ tài chính ban hành ngày 25/8/ 2014.
– Thông tư số 26/2015/TT-BTC, Bộ Tài chính ban hành ngày 27/2/2015.
Theo đó, tại Điểm b, Khoản 1, Điều 26, Thông tư số 39/2014/TT-BTC, trong nguyên tắc lập hóa đơn, Bộ Tài chính đã quy định: “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các cách thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa.
Quy định trên đồng nghĩa rằng: hàng hóa tiêu dùng nội bộ bắt buộc phải xuất hóa đơn theo đúng quy định pháp luật.

Tại Khoản 3, Điều 5, Thông tư 119/2014/TT-BTC (Sửa đổi bổ sung Điểm b của Điều 16, Thông tư số 39/2014/TT-BTC), Bộ tài chính đã quy định: “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).”
Quy định sửa đổi này đồng nghĩa rằng: Các hàng hóa tiêu dùng nội bộ, ngoại trừ trường hợp luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, sẽ phải xuất hóa đơn theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, cũng theo hướng dẫn của Thông tư này thì trường hợp này không phải tính thuế GTGT đầu ra.
Tuy nhiên sau đó, Bộ Tài chính tiếp tục cho ban hành Thông tư 26/2015/TT-BTC để sửa đổi quy định trên. Căn cứ tại Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Bộ Tài chính đã sửa đổi, bổ sung Điểm b, Điều 16, Thông tư số 39/2014/TT-BTC như sau: “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Vì vậy, với quy định sửa đổi bổ sung này, hàng hóa tiêu nội bộ đã được quy vào trường hợp không cần phải xuất hóa đơn. Điều này đồng nghĩa rằng, kể từ ngày Thông tư số 26/2015/TT-BTC chính thức có hiệu lực thi hành (1/1/2015), các đơn vị kinh doanh khi xuất hàng hóa tiêu dùng nội bộ thì không không phải xuất hóa đơn, mà chỉ cần viết phiếu xuất kho. Thay vào đó, các DN chỉ phải xuất phiếu xuất kho cho các hàng hóa tiêu dùng nội bộ mà thôi.

3. Xuất tiêu dùng nội bộ thì có cần xuất hóa đơn theo thông tư 78 không?

Căn cứ Khoản 1, Điều 4, Nghị định 123/2020/NĐ-CP

“Khi bán hàng hóa, gửi tới dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua {bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các cách thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa}…”

Đọc đi đọc lại thì các bạn thấy rằng nó chẳng khác gì quy định cũ của thông tư 39/2014/TT-BTC. Tức là:

  • Tiêu dùng nội bộ phải xuất hóa đơn
  • Luân chuyển nội bộ không phải xuất hóa đơn

Ví dụ 3: Công ty sản xuất ô tô

  • Xuất thép tấm cho phân xưởng dập: không phải lập hóa đơn
  • Xuất sơn cho phân xưởng sơn: không phải lập hóa đơn
  • Xuất linh kiện, phụ tùng để lắp ráp xe: không phải lập hóa đơn
  • Xuất xe ô tô thành phẩm cho ban giám đốc: Phải lập hóa đơn

Nghị định 123/2020/NĐ-CP có hiệu tự ngày 01/07/2023. Do đó kể từ ngày này thì hàng Tiêu dùng nội bộ là phải xuất hóa đơn.

Trên đây là các nội dung trả lời của chúng tôi về Xuất tiêu dùng nội bộ thì có cần xuất hóa đơn theo thông tư 78 không? Trong quá trình nghiên cứu, nếu như các bạn cần Công ty Luật LVN Group hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được trả lời.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com