Điều 174 Bộ luật quy định các trường hợp giấy phép hết hiệu lực, tính từ thời điểm hết hiệu lực thì Giấy phép lao động không còn giá trị thực hiện về mặt pháp lý
Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
– Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
+ Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
+ Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 Bộ luật Lao động 2019 về trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép.
– Thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
– Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Theo Điều 152 Bộ luật Lao động 2019 thì điều kiện tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
– Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
– Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các trường hợp Giấy phép lao động hết hiệu lực
Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại Điều 156 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
– Giấy phép lao động hết thời hạn.
– Chấm dứt hợp đồng lao động.
– Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
– Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
– Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
– Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
– Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
– Giấy phép lao động bị thu hồi.
Phân tích các trường hợp Giấy phép lao động hết hiệu lực
Điều 174 Bộ luật quy định các trường hợp giấy phép hết hiệu lực, tính từ thời điểm hết hiệu lực thì Giấy phép lao động không còn giá trị thực hiện về mặt pháp lý, người lao động nước ngoài không được phép tiếp tục thực hiện hành vi lao động tại Việt Nam, nếu tiếp tục thực hiện là bất hợp pháp (lao động chui). Bộ luật quy định 8 trường hợp, trong đó có việc giấy phép hết thời hạn, còn lại là các trường hợp liên quan đến các sự kiện mà thời hạn Giấy phép lao động vẫn còn nhưng không có giá trị thực hiện:
– Không còn đối tượng hoặc đối tượng không đúng với Giấy phép lao động (hợp đồng lao động chấm dứt; nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của Giấy phép lao động đã được cấp; hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hoá, thể thao, giáo dục, y tế hết thời hạn hoặc chấm dứt;);
– Người lao động nước ngoài không được cứ tiếp tục làm việc nữa;
– Có sự kiện pháp lý hoặc sự biến pháp lý xảy ra không thể tiếp tục thực hiện công việc (Giấy phép bị thu hồi; Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam chấm dứt hoạt động; Người lao động là công dân nước ngoài bị phạt tù giam, chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết, mất tích).
Giấy phép lao động hết hiệu lực có bị thu hồi không?
Theo Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, Giấy phép lao động bị thu hồi trong các trường hợp:
1. Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.
3. Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Như vậy, giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động là một trong những trường hợp thu hồi giấy phép lao động.
Trình tự thu hồi giấy phép lao động như thế nào?
Theo Điều 21 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, trình tự thu hồi giấy phép lao động như sau:
– Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.
– Đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định này thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi giấy phép lao động theo Mẫu số 13/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo cho người sử dụng lao động để thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 1900.0191 để được tư vấn.
Tham khảo thêm mục liên quan:
Thời hạn của giấy phép lao động bao lâu?
Câu hỏi:
Xin chào công ty Luật LVN Group. Tôi tên là Cao Minh Chí, quê ở Đồng Nai. Tôi đang tìm hiểu về vấn đề người lao động nước ngoài vào Việt Nam. Luật sư có thể tư vấn giúp tôi, hiện nay pháp luật quy định những trường hợp nào giấy phép lao động hết hiệu lực?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật LVN Group.
Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải xuất trình giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thời hạn giấy phép lao động tối đa là 02 năm.
Theo quy định Điều 156 Bộ Luật lao động 2019 Giấy phép lao động hết hiệu lực trong các trường hợp sau:
1. Giấy phép lao động hết thời hạn.
2. Chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
8. Giấy phép lao động bị thu hồi.
Trên đây là những trường hợp thủ tục xin giấy phép lao động hiệu lực mà pháp luật đã quy định.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 1900.0191 để được tư vấn.