Cuộc sống của những người tù chung thân như thế nào?

Cuộc sống của những người tù chung thân thế nào? Theo pháp luật hình sự nước ta,  tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình là các biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất đối với người phạm tội theo hướng dẫn của Bộ luật Hình sự. Chính vì vậy, để nghiên cứu thêm về vấn đề này, mời các bạn cùng đọc nội dung trình bày sau đây của chúng tôi !. 

1. Tù chung thân là gì?

Chung thân là hình phạt tù không thời hạn, buộc người phạm tội phải chấp hành hình phạt tù gần như suốt quãng đời còn lại. Thông thường mọi người sẽ hiểu là người bị kết án (phạm nhân) sẽ phải chấp hành án tù (lao động, học tập, cải tạo…) gần như là suốt cả cuộc đời của mình ở trại giam. 
Tuy cũng là loại hình phạt tước tự do nhưng được coi là loại hình phạt đặc biệt giống như hình phạt tử hình, do tính đặc biệt nghiêm khắc của nó (không thời hạn). Hình phạt này được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình. Hình phạt š này không được áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội. Hình phạt tù chung thân là hình phạt cần thiết trong hệ thống hình phạt của Việt Nam hiện nay. Tính cần thiết này xuất phát từ thực tiễn của tình hình tội phạm và yêu cầu của đấu tranh phòng chống tội phạm. Nó là hình phạt thay thế cho trường hợp tử hình được ân giảm.
Tính không thời hạn của hình phạt tù chung thân không có tính tuyệt đối. Người bị án phạt tù chung thân vẫn có thể không phải chấp hành hình phạt tù suốt đời mà có thể được giảm thời hạn chấp hành vì cải tạo tốt. Với mức giảm tối đa người bị án phạt tù chung thân chỉ phải thực sự chấp hành hình phạt tù 20 năm.
Do tính chất nghiêm khắc của hình phạt tù chung thân, Bộ luật Hình sự Việt Nam không cho phép áp dụng hình phạt này đối với người chưa thành niên phạm tội (đoạn 2 Điều 39, khoản 5 Điều 91 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

1.1.Quy định pháp luật:

Căn cứ theo Điều 39 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về “Tù chung thân” như sau:
“Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội”.

1.2.Phân tích quy định pháp luật:

Đây là hình phạt đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, chưa đến mức xử phạt tử hình. Ở nước ta, tử hình được xem là hình phạt nặng nhất, tước bỏ mạng sống của người phạm tội.
Người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, do đó mà gây ra nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội. Đây là một hình phạt được quy định xuyên suốt trong các Bộ luật hình sự của nước ta. 
Tại một số nước khác thì chung thân là hình phạt cao nhất, nghiêm khắc nhất do tại đó không còn án tử hình. Khi đó, người phạm tội phải được cải tạo, quản lý và giáo dục trong điều kiện cần thiết.
Cũng như các hình phạt khác trong luật hình sự, chung thân được áp dụng cho những người phạm tội và đã bị toà án xét xử chính thức tuyên án, bản án đã có hiệu lực pháp luật. Bản án có hiệu lực pháp luật mới có giá trị thi hành, áp dụng trên thực tiễn. Người phạm tội bị tưới bỏ một số quyền công dân, phải chấp hành hình phạt tù gần như suốt đời. 

2. Ý nghĩa quy định hình phạt tù chung thân

Trong câu hỏi trên, có thể thấy được câu hỏi của bạn đọc. Tại sao quy định hình phạt tù chung thân trong khi vẫn được ra tù, vẫn có ngày về. Vậy quy định hình phạt tù chung thân có ý nghĩa gì?
– Hình phạt cho các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng:
Hình phạt tù chung thân được xác định đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Do các hành vi, mục đích thực hiện cũng như hậu quả trên thực tiễn vô cùng nghiêm trọng. Chính từ mấu chốt này mà người phạm tội cần được cách ly khỏi xã hội, phải tham gia cải tạo, giáo dục để thay đổi nhận thức.
Khi có căn cứ, cơ sở để xác định người phạm tội đã tham gia cải tạo tốt, có thể tái hòa nhập cộng đồng. Mục đích là để họ có được tương lai, được làm lại cuộc đời và thay đổi bản thân sống có ích hơn.
– Mang ý nghĩa thúc đẩy cải tạo, mở ra tương lai mới cho người cải tạo tốt:
Việc trả lại tự do cho những người đang chấp hành hình phạt tù có thời hạn và những hình phạt hạn chế quyền tự do khác phải có tác dụng thực sự khuyến khích, động viên, thúc đẩy người phạm tội trong cải tạo:
+ Những người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc hình phạt hạn chế quyền tự do khác có quyết tâm và động lực cải tạo tốt để được sớm tái hoà nhập cộng đồng, hoàn lương.
+ Từ đó mà người phạm tội có thể trở thành những công dân có ích cho xã hội và gia đình họ.
Chính tương lai có thể hướng đến trở thành độc lực cho người phạm tội. Họ cũng không nghĩ đến việc phải ngồi tù suốt đời. Ngược lại, các chính sách này giúp người phạm tội có định hướng, có mục đích trong chấp hành cải tạo, giáo dục.
Trên thực tiễn, các đối tượng không tham gia cải tạo tốt vẫn sẽ phải chấp hành án phạt chung thân. Nếu không được giảm án họ vẫn phải sống trong tù suốt phần đời còn lại. Do đó các quy định đối với hình phạt tù chung thân vẫn mang đến nguyên giá trị.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com