Giấy phép Creative Commons tạo điều kiện thuận lợi cho các tác giả chia sẻ các tác phẩm của mình với người sử dụng nhằm thúc đẩy sự sáng tạo trong Cộng đồng Sáng tạo.
Vào chiều ngày 7 tháng 5 năm 2010, tại khách sạn Melia Hà Nội, Creative Commoms cùng với VEF và Công ty Quốc Tế D&N giới thiệu Giấy phép Creative Commons chính thức được sử dụng tại Việt Nam.
Giới thiệu khái quát về tổ chứcCreative Commons
Tổ chức Cộng đồng Sáng tạo hay Tổ chức Creative Commons, là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập năm 2001, với mục đích thúc đẩy sự sáng tạo của cộng đồng trong tất cả các lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật.
Hiện nay Việt Nam là quốc gia thứ 53 đã chính thức được phép sử dụng Giấy phép Creative Commons.
Giấy phép Creative Commons là gì?
Giấy phép Creative Commons là một công cụ pháp lý đã được tiêu chuẩn hóa và điều chỉnh phù hợp với luật quốc gia để sử dụng chung, miễn phí và đơn giản nhất cho Cộng đồng Sáng tạo.
Giấy phép Creative Commons tạo điều kiện thuận lợi cho các tác giả chia sẻ các tác phẩm của mình với người sử dụng nhằm thúc đẩy sự sáng tạo trong Cộng đồng Sáng tạo.
Việc chia sẻ theo Giấy phép Creative Commons giúp các tác phẩm ngày càng phong phú hơn, hoàn thiện hơn góp phần làm giàu kho tàng trí thức văn học, khoa học và nghệ thuật của đất nước và của nhân loại.
Đồng thời Giấy phép Creative Commons cũng giúp tác giả đưa tác phẩm của mình đến với công chúng nhanh nhất thông qua mạng lưới website của Tổ chức Creative Commons, trong khi vẫn nắm giữ được các quyền mà tác giả muốn bảo lưu.
Các điều kiện của Giấy phép Creative Commons
Sau khi hiểu rõ về giấy phép creative commons là gì? chúng ta cần nắm được bốn điều kiện cơ bản của Giấy phép Creative Commons (CC) được phối hợp với nhau trong mỗi cấp độ Giấy phép CC, đó là:
+ BY- Ghi nhận đóng góp: là ghi nhân sự đóng góp của cá nhân, tổ chức đóng góp vào quá trình phát triển của tác phẩm, bằng công sức hoặc bằng sự hỗ trợ vật chất của mình.
+ ND- Không phái sinh: phải giữ tác phẩm nguyên gốc, không được thay đổi về phương thức biểu hiện nội dung.
+ NC- Phi thương mại, không được sử dụng với mục đích tìm kiếm hoặc thu được lợi nhuận.
+ SA- Chia sẻ với điều kiện như nhau, khi tác phẩm gốc được tác giả chia sẻ với công chúng theo một trong sáu cấp độ nêu trên, thì các tác phẩm phái sinh hoặc tuyển chọn sẽ được chia sẻ tiếp theo cùng cấp độ này.
Như vậy giấy phép Creative Commons sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam trong các lĩnh vực khoa học, văn học và nghệ thuật;
Các loại giấy phép Creative Commons hiện nay
Tùy thuộc vào mức độ Bạn muốn chia sẻ Tác phẩm của mình với Cộng đồng, mà bạn có thể chọn một trong sáu loại giấy phép CC sau đây:
– Ghi nhận đóng góp (cc by)
Giấy phép này cho phép người khác phân phối, tùy chỉnh, phối lại và xây dựng dựa trên tác phẩm của bạn, ngay cả với mục đích thương mại, với điều kiện chúng nâng cao uy tín của bạn đối với sáng tạo nguyên gốc.
Đây là điều kiện ưu đãi nhất của Giấy phép được đề nghị về phương diện người khác được phép làm gì với các tác phẩm của bạn được cấp phép theo điều kiện ghi nhận đóng góp.
– Ghi nhận đóng góp chia sẻ với điều kiện như nhau (cc by-sa)
Giấy phép này cho phép người khác phối lại, tùy chỉnh, và xây dựng dựa trên tác phẩm của bạn ngay cả vì các lý do thương mại, với điều kiện chúng nâng cao uy tín cho bạn và cho phép cấp phép các tác phẩm sáng tạo mới theo các điều khoản giống hệt Giấy phép này.
Giấy phép này thường được so với các Giấy phép phần mềm nguồn mở. Tất cả các tác phẩm mới dựa trên tác phẩm của bạn cũng sẽ sử dụng cùng Giấy phép này, để bất kỳ tác phẩm phái sinh nào cũng sẽ được cho phép sử dụng vì mục đích thương mại.
– Ghi nhận đóng góp không phái sinh (cc by-nd)
Giấy phép này cho phép phân phối lại, cả với mục đích thương mại lẫn phi thương mại, với điều kiện tác phẩm của bạn không bị thay đổi và giữ nguyên gốc, có nâng cao uy tín cho bạn.
– Ghi nhận đóng góp phi thương mại (cc by-nc)
Giấy phép này cho phép người khác phối lại, tùy chỉnh, và xây dựng dựa trên tác phẩm của bạn với mục đích phi thương mại và mặc dù các tác phẩm mới của họ cũng phải ghi nhận đóng góp của bạn và với mục đích phi thương mại, họ sẽ không được cấp phép các tác phẩm phái sinh của họ.
– Ghi nhận đóng góp phi thương mại chia sẻ với điều kiện như nhau(cc by-nc-sa)
Giấy phép này cho phép người khác phối lại, tùy chỉnh, và xây dựng dựa trên tác phẩm của bạn với mục đích phi thương mại, với điều kiện chúng nâng cao uy tín của bạn và cho phép cấp phép đối với các tác phẩm sáng tạo mới của họ theo các điều khoản giống hệt.
Người khác có thể tải xuống và phân phối lại tác phẩm của bạn giống hệt như Giấy phép cc by-nc-nd, nhưng họ cũng có thể dịch, phối lại, và tạo ra các câu chuyện mới dựa trên tác phẩm của bạn.
Toàn bộ tác phẩm mới dựa trên tác phẩm của bạn sẽ được chia sẻ thông qua chính Giấy phép này, với điều kiện bất kỳ tác phẩm phái sinh nào cũng sẽ được sử dụng với mục đích phi thương mại về mặt bản chất.
– Ghi nhận đóng góp phi thương mại không phái sinh (cc by-nc-nd)
Giấy phép này là loại giấy cấp phép hạn chế nhất trong số sáu loại Giấy phép chính, cho phép người khác tái phân phối.
Giấy phép này thường được gọi là Giấy phép “quảng cáo miễn phí” vì nó cho phép người khác tải về các tác phẩm của bạn và chia sẻ chúng cho người khác nữa với điều kiện chúng phải đề cập đến bạn và tạo đường link ngược cho bạn, nhưng người khác không thể thay đổi tác phẩm theo bất kỳ cách nào hoặc không được sử dụng với mục đích thương mại.
Trên đây đã nêu bốn điều kiện của Giấy phép Creative commons và sáu loại Giấy phép Creative Commons chính của Creative Commons được đề nghị khi bạn lựa chọn để cung cấp tácc phẩm của bạn theo Giấy phép Creative Commons.
Các Giấy phép được liệt kê dưới đây bắt đầu bằng loại Giấy phép có điều kiện ưu đãi nhất và cuối cùng là loại Giấy phép có điều kiện hạn chế nhất mà bạn có thể chọn để chia sẻ tác phẩm của mình.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về thắc mắc giấy phép creative commons là gì? để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì đừng ngần ngại vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900.0191.