Giết người có ở tù chung thân không? [Chi tiết 2023]

Giết người có ở tù chung thân không? Trên thực tiễn, người thực hiện hành vi này có bị coi là tội phạm được không và trách nhiệm pháp lý như thể nào còn phụ thuộc vào việc hành vi này là phạm tội chưa đạt hay tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Để nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng đọc nội dung trình bày sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin !. 

1.Cơ sở pháp lý 

Theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người như sau:

Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

– Giết 02 người trở lên;

– Giết người dưới 16 tuổi;

– Giết phụ nữ mà biết là có thai;

– Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

– Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

– Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

– Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

– Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

– Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

– Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

– Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

– Thuê giết người hoặc giết người thuê;

– Có tính chất côn đồ;

– Có tổ chức;

– Tái phạm nguy hiểm;

– Vì động cơ đê hèn.

2.Lý luận 

Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật. Tùy theo mức độ và tính chất của hành vi, người có hành vi giết người có thể bị phạt tù từ 7 đến 15 năm hoặc phạt tù từ 12 đến 20 năm, chung thân hoặc tử hình được quy định cụ thể tại Điều 123 Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Hành vi giết người không thành là hành vi thực hiện bởi người có mục đích giết người, nhưng vì yếu tố chủ quan hoặc khách quan mà hành vi đó không thực hiện được. Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Hiện nay, tùy thuộc vào yếu tố chủ quan hoặc khách quan đó mà người có hành vi giết người không thành được xem là phạm tội chưa đạt hay tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.Quy định của pháp luật về phạm tội: 

2.1.Phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt được định nghĩa là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Vì vậy, nếu một người cố ý thực hiện tội phạm, ở đây là tội giết người nhưng không thực hiện được đến cùng vì nguyên nhân ngoài ý muốn thì bị xem là phạm tội chưa đạt về tội giết người.

Nguyên nhân ngoài ý muốn ở đây có thể hiểu là:

  • Nạn nhân hoặc người bị hại đã chống lại được hoặc đã tránh được;
  • Do người khác đã ngăn chặn được;
  • Có những trở ngại khác (như bắn súng nhưng đạn không nổ; thuốc độc không đủ liều lượng để giết người…)

(Điều 15 BLHS 2015  sửa đổi, bổ sung 2017)

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Căn cứ theo hướng dẫn này, người có hành vi giết người không thành là tội phạm và chịu trách nhiệm hình sự đối với tội chưa đạt đó.

Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Vì vậy, nếu người có hành vi phạm tội chưa đạt thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm, nếu thuộc khoản 2 Điều này thì mức phạt không quá ba phần tư của 07 đến 15 năm tù.

(Quy định tại đoạn 2, Điều 15; khoản 3, Điều 57; khoản 1, Điều 123 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

2.2.Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

Vì vậy nếu một người có mục đích thực hiện hành vi giết người nhưng vì lý do chủ quan của bản thân như cảm thấy hối hận hoặc thương cảm cho nạn nhân dẫn đến không muốn tiếp tục hành vi đó nữa, và những yếu tố bên ngoài như hung khí, hoàn cảnh,…vẫn đảm bảo cho người đó vẫn có thể tiếp tục thực hiện được hành vi giết người thì được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.(Điều 16 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

  • Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm
  • Nếu hành vi thực tiễn đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Theo quy định này thì người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội chỉ được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm đó, mà ở đây là tội giết người. Trong trường hợp hành vi của họ đã có đủ yếu tố cấu thành một tội khác ví dụ như tội cố ý gây thương tích thì họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

(Đoạn 2, Điều 16 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

3.Kết luận 

Theo đó, không phải bất kỳ trường hợp phạm tội giết người nào cũng bị tù chung thân. Chỉ khi thuộc 1 trong những trường hợp liệt kê nêu trên thì người phạm tội có thể chịu mức phạt tù chung thân.

 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com