Hướng dẫn đăng ký giao dịch bảo đảm tại Đà Nẵng [2023]

Đăng ký giao dịch bảo đảm là việc đơn vị đăng ký giao dịch bảo đảm ghi vào Sổ đăng ký giao dịch bảo đảm hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Sau đây LVN Group sẽ hướng dẫn bạn đọc thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm tại Đà Nẵng 2023

 

1. Thẩm quyền đăng ký

Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản Đà Nẵng

2. Thủ tục, hồ sơ

Người yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm gửi hồ sơ yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm đến đơn vị đăng ký giao dịch bảo đảm và không phải lập hợp đồng bảo đảm riêng như bạn nói.

a. Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây (theo Điều 16 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm):

– Nộp trực tiếp tại trụ sở của đơn vị đăng ký;

– Gửi qua đường bưu điện;

 

 

– Gửi qua fax hoặc gửi qua thư điện tử đối với đăng ký giao dịch bảo đảm bằng động sản tại các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản với điều kiện người yêu cầu đăng ký đã đăng ký khách hàng thường xuyên tại Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp;

– Gửi qua hệ thống đăng ký trực tuyến.

b. Hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm bằng gồm có:

* Đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm;

Việc kê khai đơn yêu cầu đăng ký giao dịch bảo đảm như sau:

– Thông tin về bên bảo đảm được kê khai như sau:

+ Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức; tên của tổ chức được thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài mà tên này đã được đăng ký tại đơn vị nước ngoài có thẩm quyền;

+ Số chứng minh nhân dân đối với cá nhân là công dân Việt Nam; số hộ chiếu đối với cá nhân là người nước ngoài; số thẻ thường trú đối với cá nhân là người không quốc tịch cư trú tại Việt Nam;

 

 

+ Mã số thuế đối với tổ chức được thành lập theo pháp luật Việt Nam có đăng ký kinh doanh. Nếu tổ chức không có đăng ký kinh doanh thì kê khai tên đã đăng ký tại đơn vị nhà nước có thẩm quyền.

– Thông tin về bên nhận bảo đảm được kê khai như sau:

+ Tên, địa chỉ của bên nhận bảo đảm;

+ Mã số khách hàng thường xuyên của bên nhận bảo đảm, nếu có.

– Mô tả tài sản bảo đảm:

+ Người yêu cầu đăng ký có thể mô tả cụ thể hoặc mô tả chung về tài sản. Việc mô tả chung về tài sản không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của đăng ký giao dịch bảo đảm, trừ trường hợp quy định dưới đây:

+ Trường hợp tài sản bảo đảm là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và tài sản này không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản hình thành trong tương lai thì người yêu cầu đăng ký mô tả chính xác số khung của phương tiện giao thông cơ giới đó.

* Hợp đồng bảo đảm trong trường hợp đơn yêu cầu đăng ký chỉ có chữ ký, con dấu của một trong các bên tham gia giao dịch bảo đảm;

 

 

* Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền, trừ các trường hợp sau đây:

– Pháp nhân ủy quyền cho chi nhánh, văn phòng uỷ quyền, văn phòng điều hành của pháp nhân đó yêu cầu đăng ký;

– Bên bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm bao gồm nhiều cá nhân, tổ chức ủy quyền cho một cá nhân hoặc một tổ chức trong số đó yêu cầu đăng ký;

– Người yêu cầu đăng ký là khách hàng thường xuyên của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm.

c. Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản ghi thời gian nhận đơn (giờ, phút, ngày, tháng, năm) nếu không có một trong các căn cứ từ chối quy định tại Điều 11 của Nghị định số 83/2010/NĐ-CP và nhập thông tin về giao dịch bảo đảm vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.

3.Các giao dịch nào phải đăng ký bảo đảm

Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều 4, Nghị định 102/2017/NÐ-CP đăng ký biện pháp bảo đảm bao gồm:

“a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyn sử dụng đất, quyn sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

d) Thế chấp tàu biển.”

Giao dịch bảo đảm là sự thỏa thuận của các bên về việc lựa chọn một trong các biện pháp đã được pháp luật quy định để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Với tính chất tác động dự phòng để ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền sẽ được xử lý để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Đặc điểm của giao dịch bảo đảm:

 

 

+ Giao dịch bảo đảm được coi như là một bản hợp đồng phụ bảo đảm cho các nghĩa vụ chính nhưng hiệu lực không còn phụ thuộc vào nghĩa vụ chính.

+ Đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là tài sản.

Vì vậy, pháp luật quy định cho bên nhận bảo đảm cho ben nhận bảo đảm luôn có quyền áp dụng những  biện pháp bảo đảm cần thiết để đảm bảo quyền lợi của mình khi bị vi phạm. Vì đối tượng của nghĩa vụ là tài sản hoặc một công việc và khi vi phạm nghĩa vụ thực hiện công việc hoặc không thực hiện đúng công việc sẽ gây tổn hại bằng tiền, nên đối tượng có nghĩa vụ luôn thể hiện trị giá bằng một số tiền.

Đăng ký giao dịch bảo đảm là một trong những cơ chế điều tiết việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, với mục tiêu công bố công khai quyền của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm. Qua đó, các cá nhân, tổ chức có nguồn thông tin để nghiên cứu trước khi xem xét, quyết định giao kết hợp đồng, cho vay vốn. Với vai trò bảo vệ nhà đầu tư, tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn vốn trong hoạt động tín dụng, thương mại, đăng ký giao dịch bảo đảm còn làm căn cứ để xác định chính xác thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp một tài sản được bảo đảm để thực hiện cho nhiều nghĩa vụ theo thứ tự thời giam công khai hóa, nó tồn tại như một yeu tố tự nhiên trong nền kinh tế thị trường.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com