Điều kiện người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là phải được cấp giấy phép lao động. Vậy Người lao động bị thu hồi giấy phép lao động có được làm việc tại Việt Nam nữa không?
Bên cạnh các điều kiện về độ tuổi, về lý lịch, trình độ chuyên môn kỹ thuật thì người lao động nước ngoài khi muốn làm việc tại Việt Nam phải được cấp giấy phép lao động. Vậy trường hợp Người lao động bị thu hồi giấy phép lao động có được làm việc tại Việt Nam nữa không?
Hình thức làm việc của người lao động nước ngoài tại Việt Nam
Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo các hình thức:
– Thực hiện hợp đồng lao động;
– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
– Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
– Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
– Chào bán dịch vụ;
– Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Tình nguyện viên;
– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;
– Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
– Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc tại Việt Nam theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Các trường hợp người lao động bị thu hồi giấy phép lao động
Người lao động bị thu hồi giấy phép lao động trong các trường hợp sau:
– Hiệu lực của giấp phép lao động hết hạn theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 156 Bộ luật Lao động năm 2019;
– Người lao động nước ngoài hoặc người sử dụng lao động không thực hiện đúng quy định của Nghị định 152/2020/NĐ-CP;
– Người lao động là công dân nước ngoài trong quá trình làm việc tại Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
Thu hồi giấy phép lao động được thực hiện như thế nào?
Thu hồi giấy phép lao động được thực hiện theo trình tự dưới đây:
– Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.
– Đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định này thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi giấy phép lao động theo Mẫu số 13/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo cho người sử dụng lao động để thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.
Người lao động bị thu hồi giấy phép lao động có được làm việc tại Việt Nam nữa không?
Pháp luật lao động Việt Nam quy định về các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực như sau:
– Giấy phép lao động hết thời hạn.
– Chấm dứt hợp đồng lao động.
– Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
– Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
– Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
– Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
– Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
– Giấy phép lao động bị thu hồi.
Như vậy, giấy phép lao động bị thu hồi được coi như là giấy phép lao động hết hiệu lực.
Bên cạnh đó, điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam bao gồm:
– Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
– Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
– Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật Lao động.
Theo đó, một trong các điều kiện để người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam là được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Do đó, nếu người lao động bị thu hồi giấy phép lao động thì sẽ không còn đủ điều kiện và không thể tiếp tục làm việc tại Việt Nam.
Trên đây là nội dung bài viết Người lao động bị thu hồi giấy phép lao động có được làm việc tại Việt Nam nữa không? của Luật LVN Group, Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191