Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là giấy phép bắt buộc cần có cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh thực phẩm. Công ty Luật LVN Group sẽ tư vấn và hướng dẫn khách hàng quy trình xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm để quý khách hàng tham khảo.
Trong bối cảnh An toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu thì việc xin cấp Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm là thủ tục bắt buộc cho tất cả các sở khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm. Luật LVN Group đã tư vấn và đại diện cho rất nhiều khách hàng tiến hành dịch vụ xin Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm cho các loại hình kinh doanh tại Việt Nam.
1. Tại sao cần xin Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có khi tiến hành sản xuất, kinh doanh thực phẩm trừ các trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, bán hàng rong và kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu đảm bảo điều kiện đặc biệt. Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà chưa có Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm thì mức phạt có thể là cảnh cáo, phạt hành chính hoặc đóng cửa cơ sở theo quy định tại Điều 24 Nghị định 178/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính vi phạm an toàn thực phẩm.
2. Cơ quan cấp giấy chứng nhận An toàn thực phẩm
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận An toàn thực phẩm do nhiều cơ qua khác nhau thực hiện theo quy định tại thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT, trong đó sẽ phân cấp thẩm quyền cho các cơ quan sau:
– Cục An toàn thực phẩm
– Chi cục An toàn thực phẩm
– Sở công thương
– Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản
– Chi cục thú y
– Phòng Y tế quận/huyện
– Phòng kinh tế quận/huyện
– Trạm y tế phường/xã
Như vậy, chỉ sau khi nhận được thông tin chi tiết từ khách hàng liên quan đến việc loại hình kinh doanh của khách hàng là gì, chúng tôi mới có thể tư vấn cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định cơ sở và cấp giấy chứng nhân an toàn thực phẩm cho khách hàng.
Tùy thuộc vào từng cơ quan mà hồ sơ và quy trình thực hiện việc xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có sự khác nhau.
3. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm
Điều kiện để được cấp giấy chứng nhân an toàn thực phẩm bao gồm nhiều điều kiện khác nhau và buộc chủ cơ sở phải đáp ứng theo quy định của pháp luât, trong phạm vi tư vấn này chúng tôi chỉ nêu các điều kiện tiêu biểu để khách hàng tham khảo.
a. Điều kiện về con người: Tất cả các nhân viên tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh và chủ cơ sở/ người quản lý phải được khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về An toàn thực phẩm
b. Điều kiện về cơ sở vật chất:
– Phải đảm bảo sắp xếp theo nguyên tắc một chiều
– Khu vực sản xuất, kinh doanh phải tách biệt với khu vực sinh hoạt, khép kín tránh sự xâm nhập của sâu bọ, côn trùng
– Kết cấu nhà xưởng cần đảm bảo; trần, tường, nền nhà cần bằng phẳng và sạch sẽ
– Khu vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần đạt diện tích tối thiểu tương ứng từng loại hình và loại thực phẩm nhất định theo quy định pháp luật
– Xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải riêng biệt tránh gây ô nhiễm môi trường
c. Về nguyên liệu, phụ gia thực phẩm
– Có nguồn gốc xuất xứ rõ, đã được công bố chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
– Được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ phù hợp
– Đối với thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến ngay cần được lưu mẫu hàng ngày trong vòng 24h, thực hiện đúng quy định sổ kiểm thực 03 bước
4. Quy trình thực hiện xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Luật LVN Group thực hiện
Trong quá trình tư vấn và đại diện cho khách hàng xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, chúng tôi sẽ tiến hành các công việc sau:
a. Tiếp nhận tài liệu, thông tin, nhu cầu của khách hàng : Giấy phép kinh doanh, ngành nghề về thực phẩm, cơ sở vật chất, địa điểm, con người…
b. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các điều kiện pháp lý đảm bảo An toàn thực phẩm cũng như quy trình chi tiết xin Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm
c. Khảo sát cơ sở để hướng dẫn khách hàng khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất
d. Đặt lịch học, tổ chức lớp tập huấn và đăng kí dự thi xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở/ người quản lý và các nhân viên tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh
e. Tổ chức khám sức khỏe cho chủ cơ sở/ người quản lý và các nhân viên tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh
f. Hoàn thiện hồ sơ và nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm
g. Tiếp đoàn thẩm định cùng chủ cơ sở
h. Nhận giấy chứng nhận An toàn thực phẩm và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ
Khi cần tư vấn và cung cấp dịch vụ xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, Khách hàng hãy nhấc máy điện thoại liên hệ với Luật LVN Group theo địa chỉ sau:
Công ty TNHH Tư vấn đầu tư và Sở hữu trí tuệ LVN Group
Địa chỉ: Phòng 301, Tòa nhà F4, phố Trung Kinh, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Liên hệ yêu cầu Dịch vụ: Vui lòng gọi: 04.6285 2839; 04.39954438;
HOTLINE: 0904.686.594 – 096.1981.886
Liên hệ ngoài giờ Hành chính: Vui lòng gọi: 1900.0191
Email: lienhe@luatlvn.vn