Thủ tục Công Bố Mỹ Phẩm Thuốc Uốn Tóc mới nhất 2023

Nhằm hướng tới bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhà nước ta quy định mỹ phẩm trước khi đưa ra thị trường phải thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm. Nghĩa là mỹ phẩm muốn lưu hành buộc phải có số công bố. Điều này, một mặt bảo vệ quyền lợi người dùng một mặt giúp cơ quan nhà nước trong việc quản lý, kiểm soát doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm.

Hiện nay, có rất nhiều dạng mỹ phẩm được lưu hành trên thị trường. Một trong số đó có thể kể tới thuốc uốn tóc. Đây là một loại mỹ phẩm có ảnh hưởng đến thẩm mỹ, thậm chí là sức khỏe của người dùng. Chính vì thế mà trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ, thương nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phải tiến hành công bố mỹ phẩm thuốc uốn tóc tại cơ quan nhà nước.

Thuốc uốn tóc là gì?

Thuốc uốn tóc là một dạng mỹ phẩm theo phân nhóm hàng hóa sản phẩm, là sản phẩm sử dụng để thay đổi cấu trúc của tóc, tạo ra kiểu tóc uốn xoăn hoặc gợn sóng. Thuốc uốn tóc thường chứa các hóa chất như thioglycolate, ammonium thioglycolate, hoặc các dẫn xuất của cysteamine.

Những hóa chất này có khả năng phá vỡ các liên kết keratin trong tóc, cho phép tóc có thể uốn dễ dàng theo ý muốn. Tuy nhiên, sử dụng thuốc uốn tóc có thể gây hại cho tóc và da đầu nếu không sử dụng đúng cách hoặc sử dụng quá nhiều.

Việc sử dụng thuốc uốn tóc quá thường xuyên hoặc quá nhiều có thể làm tóc trở nên khô, yếu, và dễ gãy. Ngoài ra, các hóa chất trong thuốc uốn tóc cũng có thể gây kích ứng và nổi mẩn trên da đầu. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc uốn tóc, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thực hiện theo đúng chỉ dẫn. Nếu bạn có da đầu nhạy cảm hoặc tóc đã bị hư tổn, bạn nên hỏi ý kiến của chuyên gia tóc trước khi sử dụng thuốc uốn tóc.

Tại sao phải công bố mỹ phẩm thuốc uốn tóc?

 Có những lý do để cơ quan nhà nước yêu cầu bố mỹ phẩm thuốc uốn tóc là:

– Thứ nhất: Nhằm quản lý một cách thống nhất, bài bản các thương nhân kinh doanh, sản xuất mỹ phẩm trên cả nước. Hướng tới sự kiểm soát hành vi cung cấp sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng ra thị trường.

– Thứ hai: Việc cấp yêu cầu cấp số công bố mỹ phẩm giúp các thương nhân tạo được lòng tin từ khách hàng. Bởi người tiêu dùng luôn hướng tới những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm định bởi cơ quan nhà nước.

– Thứ ba: Nhằm bảo vệ người tiêu dùng, kiểm soát doanh nghiệp kinh doanh mà nhà nước ta đưa ra chế tài hành chính yêu cầu thương nhân chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm phải làm thủ tục công bố mỹ phẩm. Trường hợp thương nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng, bên cạnh đó còn bị áp dụng biện pháp buộc tiêu hủy sản phẩm;

– Thứ tư: Ngoài ra việc yêu cầu cấp số công bố mỹ phẩm thuốc uốn tóc giúp đẩy lùi hành vi cạnh tranh không lành mạnh thông qua việc lưu hành hàng giả, hàng nhái, gây mất uy tín của doanh nghiệp.

Các bước thực hiện công bố mỹ phẩm thuốc uốn tóc

Để công bố mỹ phẩm thuốc uốn tóc cần thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết để thực hiện thủ tục công bố mỹ phẩm

Để tiến hành thủ tục công bố mỹ phẩm thì sản phẩm công bố và đơn vị công bố cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật về ngành nghề kinh doanh, điều kiện về giấy phép sản xuất, kiểm nghiệm sản phẩm,…

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ công bố mỹ phẩm thuốc uốn tóc

Hồ sơ công bố mỹ phẩm thuốc uốn tóc bao gồm:

– Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);

– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất).

Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy uỷ quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định của pháp luật.

– Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu được quy định như sau:

a) Trường hợp miễn CFS bao gồm:

– Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất tại nước thành viên Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương mà việc tham gia Hiệp định này đã được cơ quan có thẩm quyền của nước đó phê chuẩn và có hiệu lực (sau đây viết tắt là nước thành viên CPTPP);

– Sản phẩm mỹ phẩm được lưu hành và xuất khẩu từ nước thành viên CPTPP: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải nộp tài liệu chứng minh sản phẩm được lưu hành tại nước thành viên CPTPP do cơ quan có thẩm quyền nước thành viên CPTPP cấp (giấy phép lưu hành sản phẩm mỹ phẩm hoặc phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận hoặc văn bản pháp lý khác có chứng nhận sản phẩm được lưu hành tại nước thành viên CPTPP) được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp giấy tờ pháp lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây viết tắt là Việt Nam) là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và quốc gia cấp;

+ Được cơ quan ngoại giao nước ngoài hoặc cơ quan quản lý nhà nước về mỹ phẩm có thẩm quyền hoặc cơ quan cấp giấy tờ pháp lý của nước thành viên CPTPP gửi văn bản hoặc thư điện tử đến Cục Quản lý Dược xác nhận giấy tờ pháp lý;

+ Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường gửi kết quả tự tra cứu giấy tờ pháp lý từ trang thông tin điện tử (website tiếng Anh) của cơ quan cấp giấy tờ pháp lý của nước thành viên CPTPP có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp kèm theo văn bản cung cấp thông tin về đường dẫn tra cứu đến Cục Quản lý Dược. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của các giấy tờ, thông tin này và kết quả tự tra cứu của doanh nghiệp;

– Sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm tại nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường phải nộp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được cấp số tiếp nhận tại nước thuộc ASEAN được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và quốc gia cấp;

+ Được cơ quan ngoại giao nước ngoài hoặc cơ quan quản lý nhà nước về mỹ phẩm có thẩm quyền hoặc cơ quan cấp Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm của nước thành viên ASEAN gửi văn bản hoặc thư điện tử đến Cục Quản lý Dược xác nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm;

+ Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường gửi kết quả tự tra cứu Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm từ website tiếng Anh của cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước thành viên ASEAN cấp số Phiếu tiếp nhận công bố sản phẩm mỹ phẩm có đóng dấu xác nhận của doanh nghiệp kèm theo văn bản cung cấp thông tin về đường dẫn tra cứu đến Cục Quản lý Dược. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, tính chính xác của các giấy tờ, thông tin này và kết quả tự tra cứu của doanh nghiệp;

b) Ngoài các trường hợp miễn CFS quy định tại điểm a khoản này, hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu phải có CFS đáp ứng các yêu cầu sau đây:

– CFS do cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước xuất khẩu mỹ phẩm vào Việt Nam cấp còn thời hạn hiệu lực (bản chính hoặc bản sao chứng thực). Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp;

– CFS phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp CFS đáp ứng một trong các quy định sau đây:

+ Được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại giữa Việt Nam và quốc gia cấp;

+ Có văn bản hoặc thư điện tử do cơ quan có thẩm quyền cấp CFS hoặc cơ quan ngoại giao nước ngoài gửi đến Cục Quản lý Dược có nội dung xác nhận thông tin của CFS;

– CFS phải có tối thiểu các thông tin quy định tại Điều 36 Luật quản lý ngoại thương và khoản 3 Điều 10 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương (sau đây gọi tắt là Nghị định số 69/2018/NĐ-CP).

Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền và nhận kết quả

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định sẽ tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp lệ và lệ phí công bố theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.

Trường hợp hồ sơ công bố chưa đáp ứng theo quy định của Thông tư này thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố biết các nội dung chưa đáp ứng để sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nêu cụ thể các nội dung chưa đáp ứng).

Cơ quan nào cấp số công bố mỹ phẩm thuốc uốn tóc?

Cơ quan có thẩm quyền cấp tiếp nhận xử lý hồ sơ và cấp số công bố mỹ phẩm thuốc uốn tóc gồm:

– Đối với mỹ phẩm nhập khẩu: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế.

– Đối với mỹ phẩm sản xuất trong nước: Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nộp hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm tại Sở Y tế nơi đặt nhà máy sản xuất. Sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất, đóng gói từ bán thành phẩm nhập khẩu được coi như sản phẩm sản xuất trong nước.

– Đối với mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu thương mại công nghiệp thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh thực hiện công bố tại Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài; mỹ phẩm kinh doanh trong phạm vi Khu kinh tế – thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị thực hiện xin giấy phép công bố mỹ phẩm thuốc uốn tóc tại Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Quảng Trị.

Ưu điểm của việc sử dụng dịch vụ của Luật LVN Group khi công bố mỹ phẩm thuốc uốn tóc?

Đến với mỗi dịch vụ quý khách hàng thường để ý những ưu điểm mà dịch vụ đó có. Xem xét mục đích lớn rằng những ưu điểm đó có phục vụ cho công việc của mình hay không. Khách hàng sẽ không phải hối hận hay suy nghĩ về dịch vụ của Luật LVN Group bởi chúng tôi có những lợi thế sau:

– Có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện việc xin cấp số công bố mỹ phẩm

– Có kinh nghiệm trong việc tiếp xúc cơ quan nhà nước xử lý hồ sơ

– Có đội ngũ chuyên viên pháp lý, luật sư đầu ngành có trình độ cao, luôn đem lại những phương án chắc chắn, tối ưu,

– Luôn coi lợi ích của khách hàng như lợi ích của chính mình

– Có chức năng đại diện, có thể thay mặt khách hàng thực hiện  toàn bộ thủ tục hành chính

– Tư ván khách hàng tận tâm, tận tính, thân thiện, không chèo kéo khách

– Là đơn vị hỗ trợ dịch vụ pháp lý ưu đãi, ổn định

Qúy khách hàng hãy sử dụng dịch vụ công bố mỹ phẩm thuốc uốn tóc của Luật LVN Group – “Nơi niềm tin trọn vẹn”.

Trong nội dung bài viết, Luật LVN Group tư vấn các vấn đề như: giải thích tại sao phải công bố mỹ phẩm thuốc uốn tóc và cơ quan có thẩm quyền cấp số công bố mỹ phẩm. Trường hợp quý khách hàng chưa hiểu hoặc có vấn khác liên quan, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo hotline: 0981378.999 hoặc 1900.0191.

Có thể bạn quan tâm đến:

– Cách đăng ký khuyến mại

– Cách xin giấy phép mạng xã hội

– Cách xin giấy phép sàn giao dịch thương mại điện tử

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com