Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải xin giấy phép lao động. Thủ tục xin giấy phép lao động tại Long An như thế nào?
Người lao động là người nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam phải thực hiện thủ tục xin giấy phép lao động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy khi nào nls được miễn xin giấy phép lao động? Thủ tục xin giấy phép lao động tại Long An như thế nào?
Giới thiệu tỉnh Long An
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông giáp thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh là 4.491,87 km2.
Long An có điều kiện thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Với 137,7 km biên giới, Long An có điều kiện thuận lợi trong việc trao đổi hàng hoá với Campuchia và các nước Đông Nam Á khác. Với cửa sông Soài Rạp hướng ra biển Đông, Long An có khả năng phát triển công nghiệp, dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu.
Nổi tiếng với nhiều sản phẩm nông nghiệp như gạo tài nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, Rượu Đế Gò Đen, dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, đậu phộng Đức Hoà, mía Thủ Thừ…Đặc biệt, lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp chủ lực chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, tuy nhiên sức cạnh tranh hàng nông sản với các nước trong khu vực nói chung vẫn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của công nghiệp chế biến.
Công nghiệp đạt khoảng 40% giá trị trong nền kinh tế tỉnh, được biết đến với những sản phẩm như dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng… Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Long An xếp ở vị trí thứ 3 trong 63 tỉnh thành trong cả nước.
tỉnh Long An đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2012-2030 đạt 12,5%/năm, trong đó giai đoạn 2012-2020 tăng 13%/năm. Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm và đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/người/năm.Tầm nhìn đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng/người/năm. Tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP đến năm 2015 tương ứng chiếm 28%, 41%, 31%. Đến năm 2020 là 15%, 45%, 40% và tầm nhìn đến năm 2030 là 7%, 48%, 45%.
Sự cần thiết phải xin giấy phép lao động
Giấy phép lao động có vai trò chứng minh người lao động nước ngoài làm việc hợp pháp tại Việt Nam:
– Giấy phép lao động là điều kiện bắt buộc để làm việc hợp pháp tại Việt Nam;
– Trường hợp người nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động sẽ bị xử phạt hành chính lên đến 25.000.000 đồng và bị trục xuất khỏi Việt Nam;
– Doanh nghiệp nếu sử dụng người nước ngoài làm việc mà không có giấy phép lao động thì bị xử phạt hành chính lên đến 75.000.000 đồng;
– Giấy phép lao động còn là một trong những giấy tờ bắt buộc để người nước ngoài xin cấp thị thực lao động hay thẻ tạm trú ở Việt Nam.
Trường hợp người lao động được miễn xin giấy phép lao động
Người lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải xin giấy phép lao động:
– Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
– Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải.
– Vào Việt Nam để cung cấp dịch vụ tư vấn về chuyên môn và kỹ thuật hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, theo dõi đánh giá, quản lý và thực hiện chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) theo quy định hay thỏa thuận trong các điều ước quốc tế về ODA đã ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và nước ngoài.
– Được Bộ Ngoại giao cấp giấy phép hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
– Được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cử sang Việt Nam giảng dạy, nghiên cứu tại trường quốc tế thuộc quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài hoặc Liên hợp quốc; các cơ sở, tổ chức được thành lập theo các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
– Tình nguyện viên quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
– Vào Việt Nam làm việc tại vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và không quá 03 lần trong 01 năm.
– Vào Việt Nam thực hiện thỏa thuận quốc tế mà cơ quan, tổ chức ở Trung ương, cấp tỉnh ký kết theo quy định của pháp luật.
– Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam; học viên thực tập, tập sự trên tàu biển Việt Nam.
– Thân nhân thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam quy định tại điểm l khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.
– Có hộ chiếu công vụ vào làm việc cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại.
– Được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận người lao động nước ngoài vào Việt Nam để giảng dạy, nghiên cứu.
Trường hợp giấy phép lao động tại Long An hết hiệu lực
Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động năm 2019 về các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực:
– Giấy phép lao động hết thời hạn.
– Chấm dứt hợp đồng lao động.
– Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
– Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
– Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
– Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
– Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
– Giấy phép lao động bị thu hồi.
Hồ sơ xin giấy phép lao động tại Long An
Hồ sơ bao gồm:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động;
– Giấy khám sức khỏe tại các bệnh viện có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài;
– Lý lịch tư pháp nước ngoài phải được hợp thức hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng;
– Lý lịch tư pháp Việt Nam;
– Giấy xác nhận kinh nghiệm trên 5 năm làm việc phải được hợp thức hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng;
– Bằng cấp liên quan;
– Bản sao toàn bộ hộ chiếu;
– 02 ảnh màu.
Xin giấy phép lao động tại Long An ở đâu?
Thủ tục xin cấp giấy phép lao động tại Long An được thực hiện tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Long An.
Trên đây là nội dung bài viết Thủ tục xin giấy phép lao động tại Long An của Luật LVN Group, Quý khách hàng cần liên hệ dịch vụ, vui lòng liên hệ Hotline: 1900.0191