Tôi được biết người lao động khi xảy ra tai nạn lao động thì sẽ được hưởng trợ cấp theo quy định. Vậy chế độ trợ cấp hàng tháng đối với người lao động áp dụng khi nào?
Câu hỏi:
Anh trai tôi đang làm kĩ sư xây dựng. Tháng 3/2016, anh trai tôi bị tai nạn khi đang trong quá trình làm việc tại công trường. Kết quả giám định y khoa cho biết anh tôi bị suy giảm 32% khả năng lao động. Tôi xin hỏi Luật sư, trong trường hợp này, anh tôi có được hưởng mức trợ cấp hàng tháng hay không? Tôi xin chân cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn, về câu hỏi của bạn Luật sư chúng tôi tư vấn như sau:
Nếu anh bạn đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì anh bạn đủ điều kiện để hưởng trợ cấp hàng tháng.
Khoản 1 Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức thương tật để được hưởng trợ cấp hàng tháng là: ” Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng.”
Do đó, anh trai bạn bị thương tật 32% nên anh bạn sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng.
Mức trợ cấp hàng tháng được áp dụng theo khoản 2 Điều 47:
“2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:
a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.”
Trong trường hợp này anh trai bạn sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 32% mức lương cơ sở cộng với một khoản trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm như quy định trên.
Hồ sơ Giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động
a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định hiện hành. Trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì có thêm bản sao Biên bản tai nạn giao thông;
c) Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo quy định của Bộ Y tế (bản sao) .
d) Giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế (bản sao). Trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật do tai nạn lao động.
Khi đến giám định, người lao động phải xuất trình bản gốc những giấy tờ quy định tại điểm b, c, d Khoản 1, điều 5 Thông tư số 07/2010/TT-BYT này để Hội đồng GĐYK đối chiếu.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 1900.0191 để được tư vấn.