Công ty giải thể có phải trợ cấp thôi việc không? 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP - Công ty giải thể có phải trợ cấp thôi việc không? 2023

Công ty giải thể có phải trợ cấp thôi việc không? 2023

Tôi làm việc cho một công ty đã 3 năm, hiện nay công ty thông báo giải thể do làm ăn thua lỗ. Vậy tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc không ?

Câu hỏi:

Kính thưa Luật sư. Tôi đang làm việc cho một công ty điện tử, do làm ăn thua lỗ quá nhiều nên công ty đã thông báo 1 tháng nữa sẽ giải thể công ty. Tôi rất lo lắng vì tôi đã làm việc ở công ty này được một thời gian dài rồi, cụ thể là 3 năm. Bây giờ công ty giải thể thì tôi có được bồi thường gì không thưa Luật sư. Tôi cùng những người lao động khác trong công ty rất hoang mang. Rất mong được Luật sư tư vấn.

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn, Luật sư của Luật LVN Group trả lời như sau:

Giải thể doanh nghiệp là việc chủ thể doanh nghiệp tiến hành các thủ tục pháp lý về giải thể, nhằm chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.

–  Về các trường hợp giải thể:

Theo quy định tại Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về trường hợp giải thể như sau:

Điều 207. Các trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp bị giải thể trong trường hợp sau đây:

a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

b) Theo nghị quyết, quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Luật Quản lý thuế có quy định khác.

2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

Như vậy, công ty nơi bạn làm việc chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản sản cũng cũng như không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Theo đó,  khoản 5 Điều 208 Luật doanh nghiệp 2020 quy định các khoản nợ của doanh nghiệp như sau: 

5. Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

b) Nợ thuế;

c) Các khoản nợ khác;

Như vậy, công ty phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ trong đó có trợ cấp thôi việc.

–  Về trợ cấp thôi việc:

Trợ cấp thôi việc là trợ cấp thông thường mà người sử dụng lao động phải trả khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên cho thời gian làm việc mà người sử dụng lao động  và người lao động không phải tham gia hoặc không đủ điều kiện tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 46 Bộ Luật Lao động 2019 về trợ cấp thôi việc như sau:

Điều 46. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Căn cứ vào khoản 7 Điều 34 Bộ Luật Lao động 20129 quy định:

7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Như vậy, khi công ty giải thể – chấm dứt hoạt động thì hợp đồng lao động chấm dứt, do đó bạn sẽ được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc nếu bạn làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, còn những lao động không đủ điều kiện sẽ không được chi trả trợ cấp thôi việc. Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn làm việc tại công ty đã 3 năm, vì vậy bạn đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc. Mỗi năm làm việc được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương, bạn làm việc được 3 năm thì mức trợ cấp của bạn sẽ là 1,5 tháng tiền lương. Nếu công ty không thanh toán cho bạn thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT LAO ĐỘNG MIỄN PHÍ 1900.0191 để được tư vấn. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com