Điều chuyển người lao động khi làm công việc khác so với hợp đồng? 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP - Điều chuyển người lao động khi làm công việc khác so với hợp đồng? 2023

Điều chuyển người lao động khi làm công việc khác so với hợp đồng? 2023

Tôi được giám đốc điều chuyển làm công việc khác, nay tôi muốn trở lại làm công việc cũ có được không?

Câu hỏi: 

Tôi có một vấn đề muốn nhận được sự tư vấn của Luật LVN Group như sau: tôi đang làm kế toán kho cho một công ty. Tháng 8/2016, giám đốc có điều chuyển tôi làm thư kí cho giám đốc với lý do là do nhu cầu của công ty. Tôi muốn hỏi là việc điều chuyển này có đúng không? Và tôi muốn trở lại làm công việc cũ có được không, xin tổng đài tư vấn giải đáp cho tôi. Tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến tổng đài tư vấn của chúng tôi. Với câu hỏi của bạn, Luật LVN Group xin trả lời như sau:

Thứ nhất: Chúng tôi xác định đây là trường hợp điều chuyển người lao động làm việc trái nghề ( trái với quy định trong hợp đồng ban đầu), vậy, nó có hợp pháp hay không? Vấn đề  này được quy định trong điều 31 Bộ luật Lao động năm 2012 Nghị định số 05/2015 hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động. Theo đó, việc luân chuyển được  quy định như sau:

“Điều 31. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1, Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2, Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3, Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Được hướng dẫn tại Điều 8 Nghị định 05/2015NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động như sau :

“Điều 8. Tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác

Người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 31 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1, Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:

a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;

b) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) Sự cố điện, nước;

d) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

2, Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

3, Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản.

4, Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động.”

Như vậy, giám đốc của bạn đã điều chuyển bạn vì lý do nhu cầu công ty, cũng có thể coi là nhu cầu sản xuất, kinh doanh của công ty. Việc này là đúng pháp luật, thêm đó, giám đốc của bạn cũng phải đáp ứng đủ các điều kiện về thời hạn (không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm), chế độ tiền lương, thủ tục báo trước theo quy định tại điều 31 bộ luật lao động.

Vấn đề thứ hai đó là bạn muốn trở lại làm công việc cũ có được không? Dựa vào điều 31 Bộ luật Lao động 2012 và nghị định số 05/2015 thì nếu thời gian làm công việc bị điều chuyển của bạn (thư kí) đã quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm thì bạn có quyền quay trở lại công việc cũ, trừ trường hợp khác bạn muốn tiếp tục thì sẽ thỏa thuận với giám đốc. Bạn nên có thỏa thuận với giám đốc về việc trở lại công việc cũ nếu bạn yêu thích công việc đó và nó phù hợp với bạn hơn.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 1900.0191 để được tư vấn.    

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com