Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không? 2023

Kể từ ngày kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở, sau 10 ngày, đơn vị phải tổ chức họp ban chấp hành công đoàn, cuộc họp sẽ phải bầu ra ban thường vụ và các chức danh trong công đoàn.

Tổ chức công đoàn được biết đến là cơ quan đại diện cho người lao động, giúp bảo vệ các quyền và lợi ích của người lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vậy Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?

Công đoàn là gì?

Điều 1 Luật Công đoàn 2012 quy định khái niệm công đoàn như sau:

Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho người lao động, cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Vai trò của tổ chức công đoàn

Công đoàn giữ vai trò quan trọng đối với người lao động, đảm bảo quyền vầ lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động, góp phần giữ ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công đoàn có vai trò đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động, cụ thể:

Tư vấn cho người lao động biết các quyền, nghĩa vụ của người lao động trong hợp đồng lao động, tránh rủi ro pháp lý;

Tham gia thương lượng, ký kết thỏa ước lao động, giám sát thực hiện thỏa ước lao động tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động;

Công đoàn tham gia xây dựng, giám sát thực hiện thang bảng lương, quy chế trả lương, nội quy lao động;

Tư vấn pháp luật cho người lao động khi có trah chấp lao động, tham gia giải quyết tranh chấp lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền lợi của người lao động bị xâm phạm;

Tuyên truyền, giáo dục, vận động người lao động làm theo pháp luật, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước.

Như vậy, những điều này chứng minh cho sự quan trọng của tổ chức công đoàn trong mối quan hệ lao động. Vậy doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?

Điều 6 Luật Công đoàn 2012 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn như sau:

Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn

1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Theo đó, việc thành lập công đoàn hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện, chính vì thế doanh nghiệp không bắt buộc phải thành lập công đoàn.

Điều kiện thành lập công đoàn

Công đoàn được tổ chức trong doanh nghiệp là công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở được thành lập khi doanh nghiệp đáp ứng được 2 điều kiện sau đây:

– Công đoàn cơ sở phải được thành lập ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật.

– Công đoàn phải có tối thiểu 05 đoàn viên hoặc người lao động trở lên. Các thành viên phải có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.

Thủ tục thành lập công đoàn

Bên cạnh nội dung về doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không? chúng tôi sẽ hướng dẫn về thủ tục thành lập công đoàn:

Bước 1: Thành lập ban vận động

Những đơn vị chưa có công đoàn cơ sở thì cần thành lập ban vận động, đây là ban do người lao động tự nguyện lập ra.

Bước 2: Tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở

Đại hội thành lập công đoàn cơ sở có các thành phần tham gia gồm:

+ Ban vận động;

+ Người lao động làm việc tại đơn vị xin gia nhập công đoàn;

+ Đại diện công đoàn cấp trên;

+ Đại diện người sử dụng lao động và các thành phần có liên quan.

Đại hội sẽ bầu ra công đoàn cơ sở thông qua hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi tổ chức thành công đại hội, ban vận động sẽ chấm dứt nhiệm vụ của mình và bàn giao hồ sơ cho ban chấp hành mới bầu.

Bước 3: Lập hồ sơ đề nghị công nhận công đoàn cơ sở

Kể từ ngày kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở, sau 10 ngày, đơn vị phải tổ chức họp ban chấp hành công đoàn, cuộc họp sẽ phải bầu ra ban thường vụ và các chức danh trong công đoàn.

Sau 15 ngày từ khi kết thúc đại hội, ban chấp hành lập hồ sơ đề nghị công đoàn cấp trên xem xét công nhận công đoàn cơ sở.

Bước 4: Quyết định công nhận công đoàn cơ sở

Sau khi nhận được hồ sơ, trong 15 ngày làm việc, công đoàn cấp trên tiến hành xem xét, thẩm định công nhận. Sau khi được công đoàn cấp trên công nhận, ban chấp hành công đoàn cơ sở tiến hành thủ tục để khắc dấu của công đoàn mình. Đồng thời, tổ chức các hoạt động theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật LVN Group về doanh nghiệp có bắt buộc phải thành lập công đoàn không? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com