Đơn phương hủy bỏ việc làm thử để sang thử việc tại doanh nghiệp mới có vi phạm pháp luật không? 2023

Tôi là Nguyễn Hường xin hỏi luật sư tôi đơn phương hủy bỏ việc làm thử ở một doanh nghiệp để sang thử việc tại doanh nghiệp mới có vi phạm pháp luật không?Khi chuyển sang doanh nghiệp mới, sau khi thử việc thì tôi được NSDLĐ thông báo đạt kết quả yêu cầu và ký hợp đồng với mức lương tập sự 85% của lương công việc chính thức, vậy doanh nghiệp trả lương tập sự như vậy có đúng không?

Câu hỏi

Tôi là Nguyễn Hường ở Quảng Ninh có một số vấn đề thắc mắc muốn luật sư tư vấn giúp đỡ tôi như sau: Hiện tôi đang trong thời gian thử việc ở một doanh nghiệp, thì doanh nghiệp khác thông báo đến thử việc với mức lương cao hơn và phù hợp với nguyện vọng của mình nên tôi đã đơn phương hủy bỏ việc làm thử ở doanh nghiệp thứ nhất sang thử việc tại doanh nghiệp mới. Vậy, xin hỏi:

2.  Khi chuyển sang doanh nghiệp mới, sau 60 ngày thử việc thì tôi được NSDLĐ thông báo đạt kết quả yêu cầu và ký hợp đồng với mức lương tập sự 85% của lương công việc chính thức, vậy doanh nghiệp trả lương tập sự như vậy có đúng không?

Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật LVN Group xin trả lời như sau:

Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc có được không?

Thứ nhất, với câu hỏi bạn đơn phương hủy bỏ việc làm thử ở doanh nghiệp thứ nhất sang thử việc tại doanh nghiệp mới có vi phạm pháp luật không?

Điều 27 Bộ Luật lao động 2019 quy định:

Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Theo quy định trên, trong thời gian thử việc, người lao động hoàn toàn có quyền hủy bo thỏa thuận việc làm thử mà không cần báo trước, nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận. Vì vậy, việc bạn hủy bỏ làm thử ở một doanh nghiệp sang làm việc cho một doanh nghiệp khác không vi phạm pháp luật lao động.

Thứ hai, với câu hỏi khi chuyển sang doanh nghiệp mới, sau 60 ngày thử việc thì bạn được NSDLĐ thông báo đạt kết quả yêu cầu và ký hợp đồng với mức lương tập sự 85% của lương công việc chính thức, vậy doanh nghiệp trả lương tập sự như vậy có đúng không?

Điều 25 và Khoản 1 Điều 27 Bộ Luật lao động 2019  quy định về như sau:

“Điều 25. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”

“Điều 27. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”.

Như bạn đã trình bày sau 60 ngày thử việc thì bạn được NSDLĐ thông báo đạt kết quả yêu cầu và ký hợp đồng, do bạn không nói rõ tính chất và mức độ phức tạp của công việc mà bạn đang thử việc ở công ty mới nên ở đây chúng tôi mặc định thời gian thử việc 60 ngày ở đây là đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, xét đến vấn đề tiền lương, có thể thấy trong BLLĐ và các văn bản hướng dẫn không có điều khoản nào quy định người lao động khi thử việc đạt yêu cầu thì được hưởng 85% tiền lương công việc đang làm.

Căn cứ quy định trên, khi bạn làm việc cho doanh nghiệp mới mà thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với bạn, tức bạn được làm việc chính thức và được hưởng lương theo công việc đảm nhiệm. Do đó, có thể khẳng định rằng việc trả lương tập sự 85% tiền lương của công việc chính thức mà bạn đang đảm nhiệm là không đúng quy định của pháp luật lao động.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 1900.0191 để được tư vấn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com