Trong bản kiểm điểm mỗi cán bộ lãnh đạo quản lý cần tự soi lại mình, sửa lại những khuyết điểm, đề ra những chủ trương, giải pháp phát huy những ưu điểm mà mình có đồng thời khắc phục những hạn chế, khó khăn gặp phải.
Bản kiểm điểm cán bộ lãnh đạo quản lý bản chất là bản kiểm điểm cá nhân theo mẫu số 02 Hướng dẫn số 21 HD/BTCTW, sẽ bao gồm những tiêu chí để đánh giá nhìn nhận về người cán bộ lãnh đạo quản lý.
Bản kiểm điểm cán bộ lãnh đạo quản lý là gì?
Bản kiểm điểm cán bộ lãnh đạo quản lý là văn bản được lập ra nhằm kiểm điểm, tự, phê bình, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với cán bộ lãnh đạo quản lý.
Trong bản kiểm điểm mỗi cán bộ lãnh đạo quản lý cần tự soi lại mình, sửa lại những khuyết điểm, đề ra những chủ trương, giải pháp phát huy những ưu điểm mà mình có đồng thời khắc phục những hạn chế, khó khăn gặp phải.
Bản kiểm điểm phải được thực hiện dựa trên việc thực hiện nghiêm túc, trung thực, không tránh né, nể nang, bảo vệ những tư tưởng, lối sống sai trái, luôn nhìn nhận dựa trên tổng thể để có thể khắc phục những hạn chế mình gặp phải để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ mình được giao, phát triển vững mạnh cả một tập thể.
Những cán bộ lãnh đạo quản lý không chỉ là những người đứng đầu trong một cơ quan nhà nước, mà còn là những đảng viên trong Đảng cộng sản Việt Nam, vì vậy khi thực hiện bản kiểm điểm cần nghiêm túc tuân theo những tiêu chí của một đảng viên và một cán bộ lãnh đạo quản lý.
Bản kiểm điểm cán bộ lãnh đạo quản lý thường được sử dụng cuối năm để đánh giá hoạt động, thành tích đã đạt được trong một năm của cán bộ lãnh đạo quản lý.
Mẫu bản kiểm điểm cán bộ lãnh đạo quản lý
Mẫu bản kiểm điểm cán bộ lãnh đạo quản lý được quy định tại Hướng dẫn 21-HD/BTCTW của Ban chấp hành Trung ương bao gồm những nội dung chính như sau:
– Thông tin cán bộ lãnh đạo quản lý gồm:
+ Họ và tên, ngày tháng năm sinh.
+ Chức vụ Đảng.
+ Chức vụ chính quyền.
+ Chức vụ đoàn thể.
+ Nơi công tác.
+ Chi bộ Đảng.
– Những ưu điểm và kết quả đạt được của cán bộ lãnh đạo quản lý trong lĩnh vực:
+ Tư tưởng chính trị.
+ Phẩm chất đạo đức.
+ Lối sống.
+ Ý thức tổ chức kỷ luật.
+ Tác phong lề lối làm việc.
+ Đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái, tiêu cực.
+ Thực hiện chức trách.
+ Thực hiện nhiệm vụ được giao.
– Hạn chế và khuyết điểm của cán bộ lãnh đạo quản lý về:
+ Tư tưởng chính trị.
+ Phẩm chất đạo đức.
+ Lối sống.
+ Ý thức tổ chức kỷ luật.
+ Tác phong lề lối làm việc.
+ Đấu tranh phòng, chống những biểu hiện suy thoái, tiêu cực.
+ Thực hiện chức trách.
+ Thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Thực hiện các cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu mỗi năm.
– Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, khuyết điểm đó.
– Cách khắc phục hạn chế, khuyết điểm và kết quả đạt được.
– Trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo quản lý với những hạn chế, khuyết điểm ở trên.
– Biện pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm.
– Tự xếp loại đảng viên.
– Tự xếp loại cán bộ lãnh đạo quản lý.
Tải (download) Mẫu bản kiểm điểm cán bộ lãnh đạo quản lý
Hướng dẫn ghi nội dung trong bản kiểm điểm cán bộ lãnh đạo quản lý
Để hoàn thiện bản kiểm điểm cán bộ lãnh đạo quản lý, quý độc giả có thể theo dõi hướng dẫn của chúng tôi dưới đây:
– Đầu bản kiểm điểm có đầy đủ nội dung:
+ Tên đảng bộ, chị bộ Đảng góc trái bản kiểm điểm.
+ Cụm từ “ Đảng cộng sản Việt Nam” và địa điểm, ngày tháng năm lập bản kiểm điểm ở góc phải bản kiểm điểm.
– Tên bản kiểm điểm: bản kiểm điểm cán bộ lãnh đạo quản lý, năm.
– Thông tin cán bộ lãnh đạo quản lý được ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác.
– Về những ưu điểm:
+ Tư tưởng chính trị, ví dụ:
Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiến định, trung thành với lý tưởng, đường lối của Đảng cộng sản.
Nghiên cứu, học tập, vận dụng tư tưởng của chủ nghĩa Mác- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng.
+ Về phẩm chất chất, đạo đức, lối sống:
Đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, cơ hội, chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.
Rèn luyện, tu dưỡng, giữ gìn đạo đức, lối sống; xây dựng đoàn kết nội bộ.
Tạo dựng uy tín trong tập thể, cán bộ, công chức, viên chức của địa phương, cơ quan, đơn vị, ngành, lĩnh vực công tác.
+ Tổ chức kỷ luật:
Chấp hành sự phân công của tổ chức; việc thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của địa phương, cơ quan, đơn vị nơi công tác.
+ Tác phong, lề lối làm việc:
Có ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công việc, thực hiện Quy chế làm việc của cấp ủy, của địa phương, cơ quan, đơn vị.
+ Thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, ví dụ:
Lãnh đạo, quản lý tổ chức, đoàn thể thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao.
Có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện công việc.
Có ý thức trong việc tham gia các tổ chức, hoạt động tại địa phương.
– Về hạn chế khuyết điểm:
+ Cán bộ lãnh đạo quản lý chưa thực sự có những đóng góp, ý kiến hữu ích trong quá trình làm việc.
+ Còn xảy ra tình trạng nể nang, đặt nặng tình cảm vào việc giải quyết công việc.
+ Cần trau dồi khả năng chuyên môn, nghiệp vụ.
– Phương án giải quyết:
+ Tiếp tục phấn đấu, trau dồi kiến thức, rèn luyện trình độ, chuyên môn nghiệp vụ.
+ Luôn thẳng thắn, quyết liệt đấu tranh với những tiêu cực trong nội bộ để hoàn thiện cơ quan, tổ chức của mình.
Cần dựa trên những hạn chế cụ thể của bản thân mà đưa ra biện pháp khắc phục thực tế, cụ thể, tránh việc nêu chung chung, không có khả năng thực hiện được.
– Dưới các đề mục cán bộ lãnh đạo quản lý cần tự xếp loại cho mình theo các cấp bậc: Xuất sắc, tốt, trung bình, kém.
– Về tự nhận thức xếp loại theo các mức độ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.
– Cuối bản kiểm điểm cần có các nội dung:
+ Xác nhận của cán bộ lãnh đạo quản lý.
+ Đánh giá xếp loại của cán bộ lãnh đạo của chi bộ, chi ủy.
Bản kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu là gì?
Bản kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu là mẫu bản kiểm điểm được lập ra để cho cán bộ lãnh đạo quản lý tự kiểm điểm, phê bình, đánh giá và xếp loại chất lượng hàng năm đối vào mỗi cuối năm.
Trong bản kiểm điểm trách nhiệm của người đứng đầu cần ghi đầy đủ thông tin về Họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ Đảng, chức vụ chính quyền, chức vụ đoàn thể, nơi công tác cùng những ưu điểm của Đàng viên. Bản kiểm điểm phải được dựa trên việc thực hiện nghiêm túc, trung thực, khách quan. Không được bảo vệ những tư tưởng sai trái.
Trên đây là một số chia sẻ về Mẫu bản kiểm điểm cán bộ lãnh đạo quản lý, nếu còn những thắc mắc liên hệ Tổng đài 1900.0191 để được tư vấn chi tiết hơn.