Khi muốn trình bày lại một sự việc nào đó thì bản tưởng trình là một cụm từ được nhắc đến tương đối phổ biến. Bản tường trình là một loại văn bản được sử dụng khi có sự việc gây hậu quả xấu xảy ra và trình bày một cách rõ ràng sự việc đã diễn ra trong đó nêu được mức độ trách nhiệm của mình.
Trong cuộc sống việc để xảy ra những sự việc xấu và gây ra hậu quả không tốt là điều không thể tránh khỏi. Khi cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc yêu cầu các bên kể lại chi tiết, diễn biến của sự sự đã xảy ra thì thường sẽ yêu cầu người có liên quan viết bản tường trình. Vậy bản tường trình là gì mà mẫu bản tường trình quy định như thế nào? Nội dung bài viết sau của Luật LVN Group sẽ giải thích cụ thể hơn về vấn đề này.
Bản tường trình là gì?
Bản tường trình là một loại văn bản được sử dụng khi có sự việc gây hậu quả xấu xảy ra và trình bày một cách rõ ràng sự việc đã diễn ra trong đó nêu được mức độ trách nhiệm của mình.
Khi có một sự việc xảy ra và gây hậu quả xấu thì thường cơ quan có thẩm quyền hoặc người có trách nhiệm giải quyết sẽ yêu cầu người gây ra hậu quả, người chứng kiến trình bày lại sự việc.
Như vậy người viết bản tường trình không chỉ là người gây ra sự việc mà còn bao gồm cả những người chứng kiến, người có liên quan đến sự việc đó. Thường khi viết bản tường trình sẽ phải trình bày đầy đủ, trung thực về sự việc đã xảy ra đồng thời trong đó người gây ra hậu quả phải chỉ rõ trách nhiệm của mình.
Cá nhân viết bản tường trình người viết cần phải trình bày trung thực về nội dung sự việc đã xảy ra không được thêm hoặc bớt thông tin.
Thông qua bản tường trình mà người gây ra sự việc cũng như những người có liên quan trình bày thì cơ quan có thẩm quyền hoặc người có trách nhiệm sẽ xem xét giải quyết vụ việc đã xảy ra một cách công bằng không thiên vị và đảm bảo quyền lợi cho những người có liên quan chịu ảnh hưởng và xử phạt bằng chế tài đối với những người vi phạm quy định pháp luật.
Thực tế khi được yêu cầu viết bản tường trình thì mẫu bản tường trình thường được rất nhiều cá nhân tìm kiếm.
Trường hợp nào cần viết bản tường trình?
Trên thực tế có rất nhiều trường hợp mà cá nhân được yêu cầu viết bản tường trình cụ thể trong một số trường hợp như sau:
– Khi có một sự việc xảy ra và gây hậu quả xấu thì cơ quan có thẩm quyền hoặc người có trách nhiệm xử lý sẽ yêu cầu những người liên quan đến sự việc đó trình bày sự việc bằng văn bản một cách rõ ràng, tường tận và khách quan.
– Người được yêu cầu viết bản tưởng trình có thể là những người trực tiếp gây ra sự việc, những người chứng kiến hoặc người chịu ảnh hưởng và trong bản tưởng trình cần phải nêu rõ mức độ trách nhiệm của mình về sự việc đã xảy ra.
Từ đó có thể thấy được rằng bản tường trình được coi là một văn bản phổ biến nhất với tần suất xuất hiện nhiều nhất tại hầu hết các cơ quan hay tổ chức nào khi có một sự việc nào đó xảy ra.
Khi viết bản tường nội dung của bản tường trình thường rất đa dạng và phong phú tùy thuộc vào tính chất của mỗi sự việc và hậu quả mà nó gây ra. Nhưng về cơ bản các bản tường trình đều phải tuân theo thể thức chung được quy định trong Nghị định được Chính phủ ban hành về quy định thể thức văn bản. Chính vì vậy mẫu bản tường trình hiện nay luôn được nhiều người quan tâm.
Nội dung, bố cục chuẩn của Bản tường trình
Thể thức Bản tường trình gồm các nội dung sau:
– Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa);
– Địa điểm, thời gian tường trình (ghi góc bên phải);
– Tên văn bản (ghi chính giữa, in hoa và bôi đậm);
– Người hoặc cơ quan nhận bản tường trình;
– Nội dung bản tường trình;
– Kết thúc (ghi lời đề nghị, cam đoan; chữ ký và họ tên người làm tường trình).
Cách viết bản tường trình như thế nào?
Để viết được bản tường trình chi tiết và tránh sai sót không đáng có thì cần nắm vững những nội dung cần có trong bản tường trình và những thể thức bắt buộc trong quy định. Nội dung này sẽ đưa ra mẫu bản tường trình chi tiết nhất.
Tương tự như rất nhiều loại văn bản khác thì mẫu bản tưởng trình có thể thức bắt buộc bao gồm: Quốc hiệu, Tiêu ngữ, Người nhận,… Ngoài ra, những nội dung cần được cung cấp đầy đủ đối với mỗi bản tường trình gồm:
– Tên văn bản; địa điểm, thời gian viết bản tường trình và kết thúc bản tường trình; thông tin người nhận bản tường trình;
– Thông tin của người viết bản tường trình; của những người liên quan: tham gia, chứng kiến, địa điểm, thời gian xảy ra sự việc/vấn đề,…
– Trong nội dung sẽ trình bày lại diễn biến sự việc theo trình tự thời gian; nguyên nhân xảy ra sự việc; mức độ thiệt hại – Hậu quả (nếu có); trách nhiệm, nghĩa vụ của từng người có liên quan;
– Sau đó người viết sẽ cam đoan, cam kết hoặc đề nghị; và ký tên, xác nhận.
Trên đây là những nội dung cơ bản phải có mà cá nhân cần lưu ý để trình bày theo đúng thể thức của văn bản cũng như trình bày nội dung của sự việc xảy ra trong bản tưởng trình.
Khi trình bày nội dung sự việc trong bản tường trình cá nhân cần phải nêu rõ sự việc sảy ra càng chính xác càng tốt, để cơ quan, công ty dễ dàng điều tra. Từ đó sẽ có đầy đủ thông tin để xác nhận nguyên nhân xảy ra vi phạm để có phương án giải quyết công bằng, chính xác theo quy định của pháp luật.
Từ đó thấy được rằng bản tường trình không chỉ có vai trò quan trọng đối với cá nhân viết mà còn là cơ sở để cá nhân, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét và giải quyết sự việc.
Như vậy ngoài đáp ứng đúng các thể thức của văn bản hành chính theo quy định thì nội dung trong bản tưởng trình cần phải được trình bày chi tiết, trung thực về sự việc mình đã chứng kiến hoặc là mình gây ra.
Mẫu bản tường trình học sinh đánh nhau
Trong quá trình học tập tại trường việc học sinh xảy ra mâu thuẫn, xích mích là việc diễn ra tương đối phổ biến, thường xuyên thậm chí là xảy ra đánh nhau trong trường.
Thông thường khi sự việc xảy ra thì ban giám hiệu nhà trường hoặc là giáo viên sẽ yêu cầu các học sinh gây ra sự việc và học sinh chứng kiến viết bản tường trình.
Bản tường trình về sự việc đánh nhau không nhằm mục đích tố cáo học sinh mà là để giáo viên có thể hiểu rõ được tường tận, nguyên do của vấn đề từ đó đưa ra được những phương pháp xử lý, răn đe hoặc thuyết phục thỏa đáng.
Thông qua việc tường trình của học sinh sẽ giúp giáo viên có thể hiểu rõ hơn về học sinh của mình để từ đó có những phương pháp giáo dục hợp lý. Đây cũng là phương pháp để học sinh tự nhận ra được lỗi sai của mình từ đó có hướng khắc phục.
Nội dung này sẽ hướng dẫn cụ thể về việc viết mẫu bản tường trình học sinh đánh nhau:
Bản tường trình sự về việc đánh nhau phải bao gồm những thông tin cơ bản, cần thiết của văn bản tường trình vi phạm thông thường như quốc hiệu tiêu ngữ, phần kính gửi ai, họ tên, địa chỉ lớp học, năm học của học sinh. Đồng thời thông tin không thể thiếu đó chính là học sinh phải tường trình lại chi tiết thời gian, địa điểm, lý do xảy ra đánh nhau, sự việc xảy ra như thế nào, hậu quả hai bên và cuối cùng là cam kết nhận trách nhiệm về mình như thế nào.
Cần lưu ý khi học sinh trình bày lý do đánh nhau cần phải trình bày chính xác, trung thực về sự việc đã xảy ra và lý do dẫn tới việc đánh nhau.
Tải (Download) mẫu Bản tường trình học sinh đánh nhau
Mẫu bản tường trình sự việc
Mẫu biên bản tường trình sự việc thường được cá nhân sử dụng để trình bày một sự việc nào đó mà mình chứng kiến hoặc tham gia khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Trong biên bản tường trình sự việc sẽ có phần quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng năm viết bản tường trình và tên bản tường trình; tùy thuộc vào nội dung sự việc được trình bày thì sẽ ghi tóm tắt tên của bản tưởng trình ví dụ bản tường trình về tai nạn lao động, mất giấy tờ,…
Phần kính gửi ở đây sẽ là kính gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết, sau đó trình bày lại nội dung chi tiết của sự việc diễn ra hoặc là chứng kiến. Thông tin của người viết đơn và nội dung sự việc cần được trình bày chi tiết, cụ thể, rõ ràng và trung thực.
Sau khi trình bày nội dung sự việc thì người viết tường trình sẽ cam đoan về sự việc mà mình đã chứng kiến hoặc là do mình gây ra sau đó ký tên vào bản tường trình đó.
Tải (Download) mẫu Bản tường trình sự việc
Mẫu bản tường trình gửi công an
Bản tường trình gửi công an được cá nhân viết khi gây ra sự việc nào đó hoặc là người chứng kiến sự việc và được cơ quan công an yêu cầu viết tường trình.
Có rất nhiều trường hợp cá nhân viết bản tường trình để gửi công an như là người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, gây gổ đánh nhau gây mất trật tự công cộng,…hoặc là người chứng kiến những sự việc đó.
Cũng tương tự như các bản tường trình khác thì khi viết tường trình cũng có đầy đủ các thông tin về quốc hiệu tiêu ngữ, tên bản tường trình và ngày tháng năm viết bản tường trình.
Thông tin của người viết và trình bày cụ thể nội dung sự việc mà mình gây ra hoặc là chứng kiến, sau đó cam đoan và ký tên vào bản tường trình.
Tải (Download) mẫu Bản tường trình gửi công an
Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông
Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông thường được viết khi cá nhân là người gây ra tai nạn giao thông hoặc là người chứng kiến người khác gây tai nạn giao thông.
Khi viết bản tường trình này những thông tin không thể thiếu đó chính là quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng năm viết tường trình; tên của bản tường trình cần viết in hoa có dấu cụ thể như BẢN TƯỜNG TRÌNH TẠI NẠN GIAO THÔNG
Phần kính gửi ở đây sẽ là kính gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết thường sẽ là công an; thông tin của người viết bản tường trình như họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ sau đó sẽ trình bày chi tiết về nội dung của sự việc,là người gây ra tai nạn hoặc là người chứng kiến, sau đó người viết bản tường trình sẽ cam kết về những thông tin mình đã trình bày và ký tên vào bản tường trình đó.
Tải (Download) mẫu Bản tường trình tai nạn giao thông
Mong rằng qua bài viết trên của đã giải đáp cho độc giả chi tiết hơn về vấn bản tường trình là gì mà khi nào cần phải viết bản tường trình, một số mẫu bản tường trình được sử dụng phổ biến hiện nay như bản tường trình học sinh đánh nhau, bản tường trình sự việc, bản tường trình tai nạn giao thông,…