Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất 2023 2023

Việc lập Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 23 năm 2015 ban hành ngày 21/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất gồm những nội dung gì? Cách soạn báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất như thế nào? Đó là một trong những câu hỏi Luật LVN Group nhận được nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây.

Báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất là gì?

Báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất là công việc của tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động lựa chọn nhà thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định về lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Luật đấu thầu năm 2013 khi thực hiện đánh giá thông qua các tiêu chí về tính hợp lệ; năng lực và kinh nghiệm; kỹ thuật và giá.

Lưu ý: Việc đánh giá hồ sơ đề xuất dự thầu được thực hiện như sau:

Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu theo quy định tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Theo quy định pháp luật thì thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu không bao gồm:

– Thời gian thẩm định, phê duyệt hồ sơ;

– Thời gian thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.

Trong các trường hợp cần thiết, thời gian đánh giá có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án.

Trình tự đánh giá hồ sơ đề xuất

Việc thực hiện đánh giá hồ sơ đề xuất thì sẽ thực hiện như sau:

Một là: Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, tính hợp lệ của Hồ sơ dự thầu phải đảm bảo tính hợp lệ theo quy định tại Điều 18 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Để kiểm tra phải dựa vào việc Kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu, các thành phần của hồ sơ dự thầu;

Kiểm tra sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu.

Để hồ sơ dự thầu của nhà thầu được đánh giá là hợp lệ thì hồ sơ cần đáp ứng đầy đủ các nội dung về:

– Có bản gốc hồ sơ dự thầu;

– Có đơn dự thầu hợp lệ; thời gian thực hiện gói thầu nêu trong đơn dự thầu phải phù hợp với đề xuất về kỹ thuật; giá dự thầu được thể hiện rõ, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu.

– Hiệu lực của hồ sơ dự thầu phải đáp ứng yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu;

– Có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Hai là: Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm khi đáp ứng được các quy định về: thực hiện theo tiêu chuẩn đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu; Nhà thầu có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu được xem xét, đánh giá về kỹ thuật.

Ba là: Đánh giá về kỹ thuật và giá, Việc đánh giá về kỹ thuật thực hiện theo tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá quy định trong hồ sơ mời thầu; Nhà thầu đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật được xem xét xác định giá thấp nhất.

Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất mới nhất

Download (DOC, 375KB)

Trong nội dung của Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất cần đảm bảo những nội dung về:

– Thông tin cơ bản về giới thiệu gói thầu, dự án.

– Kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu.

– Kết luận và kiến nghị.

– ý kiến bảo lưu.

– Nội dung kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu.

– Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu.

– Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm.

– Đánh giá về kỹ thuật.

Hướng dẫn soạn báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất

Để việc soạn mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất được đúng theo quy định pháp luật thì yêu cầu các tổ chức, cá nhân thực hiện cần đảm bảo các thông tin mà mình cung cấp, cần đảm bảo tính chính xác, rõ ràng và trung thực.

Việc hoàn thành mẫu báo cáo đánh giá sẽ hợp lệ khi lựa chọn được danh sách xếp hạng nhà thầu, tổ chuyên gia lập báo cáo gửi bên mời thầu để xem xét. Và Trong mẫu báo cáo phải nêu rõ và làm sáng tỏ các nội dung sau đây:

– Danh sách nhà thầu được xem xét, xếp hạng và thứ tự xếp hạng nhà thầu;

– Danh sách nhà thầu không đáp ứng yêu cầu và bị loại cùng với lý do loại bỏ nhà thầu là do đâu, vì lý do gì?

– Nhận xét về tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch trong quá trình diễn ra thực hiện hồ sơ và hiệu quả kinh tế trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu. Trường hợp nếu việc tổ chức mời dự thầu chưa bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế, phải nêu rõ lý do và đề xuất biện pháp xử lý;

– Những nội dung của hồ sơ mời thầu chưa phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu dẫn đến có cách hiểu không rõ hoặc khác nhau trong quá trình thực hiện hoặc có thể dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu; đề xuất biện pháp xử lý và giải quyết kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ của luật LVN Group về Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ đề xuất cùng một số vấn đề liên quan. Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, có điều gì chưa hiểu rõ, vui lòng liên hệ thông qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.0191 để được hỗ trợ nhanh nhất.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com