Di chúc được hiểu là bằng chứng ghi lại ý chí, ý nguyện cuối cùng của một người, định đoạt tài sản của người đó sau khi chết cho người khác. Để có thể chia di sản thừa kế của người đó theo di chúc, thì di chúc đó phải hợp pháp và đáp ứng điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết, trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Làm sao để soạn di chúc có người làm chứng đúng chuẩn? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết Mẫu di chúc có người làm chứng dưới đây để có câu trả lời.
Di chúc là gì?
Muốn hiểu và trình bày đúng Mẫu di chúc có người làm chứng chúng ta cần biết rõ bản chất của di chúc là gì.
Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Di chúc được hiểu là bằng chứng ghi lại ý chí, ý nguyện cuối cùng của một người, định đoạt tài sản của người đó sau khi chết cho người khác. Để có thể chia di sản thừa kế của người đó theo di chúc, thì di chúc đó phải hợp pháp và đáp ứng điều kiện có hiệu lực của di chúc.
Theo đó, di chúc hợp pháp được hiểu là bản di chúc đáp ứng đủ các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự Điều 117 và điều kiện để di chúc hợp pháp theo Điều 630 của Bộ luật Dân sự 2015.
Ý nghĩa của việc lập di chúc
Việc lập di chúc mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng, cụ thể như sau:
– Quyết định ý nguyện của cá nhân: Lập di chúc cho phép bạn quyết định rõ ràng và cụ thể về việc chuyển giao tài sản của mình sau khi qua đời. Bằng cách lập di chúc, bạn có thể thể hiện ý nguyện cá nhân, lựa chọn cách phân chia tài sản theo ý muốn của mình.
– Bảo vệ quyền lợi người thừa kế: Lập di chúc đảm bảo rằng quyền lợi và mong muốn của bạn về việc chuyển giao tài sản sẽ được thực hiện, giúp ngăn ngừa tranh chấp và xung đột trong gia đình hoặc giữa các bên liên quan bằng cách xác định rõ ràng ai là người thừa kế và tài sản được phân chia như thế nào.
– Tránh tranh cãi và xung đột sau khi qua đời: Việc lập di chúc tạo ra sự rõ ràng và minh bạch về ý nguyện của bạn, giảm thiểu khả năng xảy ra tranh cãi và xung đột trong việc phân chia tài sản. Điều này giúp gia đình và những người thừa kế tránh khỏi căng thẳng và mất mát quan hệ vì tranh chấp tài sản.
– Tăng tính chính xác và tuân thủ pháp luật: Lập di chúc đảm bảo tính chính xác và tuân thủ pháp luật trong việc chuyển giao tài sản. Bằng cách tuân thủ quy định pháp luật về di chúc, bạn đảm bảo rằng di chúc của mình được công nhận là hợp pháp và được thực thi đúng quy trình pháp lý.
Các trường hợp lập di chúc phải có người làm chứng
Theo quy định của pháp luật dân sự thì di chúc được thể hiện dưới các hình thức khác nhau, trong đó có di chúc có người làm chứng.
Căn cứ Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Di chúc bằng văn bản có người làm chứng quy định:
Điều 634. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này.
Nội dung di chúc gồm những gì?
Theo quy định tại điều 631 quy định về nội dung của di chúc như sau:
Điều 631. Nội dung của di chúc
1.Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản.
2.Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác.
3.Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc.
Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Như vậy khi lập di chúc cần phải đáp ứng được đầy đủ các nội dung trên theo quy định của Bộ luật dân sự.
Quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc
Người làm chứng cho việc lập di chúc được quy định cụ thể tại Điều 632 của Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc
Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1.Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2.Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3.Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Bên cạnh đó pháp luật cũng các trường hợp lập di chúc “bắt buộc” phải có người làm chứng cụ thể:
– Người lập di chúc không tự mình viết di chúc do: Bị hạn chế về thể chất: không đọc được, không nghe được, không ký hoặc không điểm chỉ được; Không biết chữ;
– Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản.
Mẫu di chúc có người làm chứng
Trong các văn bản pháp luật hiện nay không đưa ra một Mẫu di chúc có người làm chứng? chung mà chỉ nêu ra các nội dung cần phải có trong di chúc. Theo đó, ở từng tổ chức hành nghề công chứng thường có các mẫu di chúc riêng.
Bạn cũng có thể tham khảo mẫu di chúc dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DI CHÚC
Hôm nay, ngày ……..tháng ……… năm ………., vào lúc……. giờ ………phút, tại ………………
Họ và tên tôi là: ………………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………….
Chứng minh nhân dân số: ……………………………… Nơi cấp: …………………………., cấp ngày …………… tháng ……… năm ……………
Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………..
Trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt, tôi lập Di chúc này như sau:
Tôi là chủ sở hữu khối tài sản gồm:
1………………………………………………………………………………………………..
2…………………………………………………………………………………
3………………………………………………………………………………….
Các giấy tờ, chứng từ sở hữu được cơ quan có thẩm quyền cấp gồm: ………………………..
……………………………….
………………………………
………………………………
………………………………
Nay tôi lập Di chúc để định đoạt tài sản của tôi nêu trên như sau:
Sau khi tôi qua đời
Họ và tên Ông (Bà)………………………………………………………………………………..
Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………..
Chứng minh nhân dân số:………………………………Nơi cấp: …………………………………….cấp ngày …………… tháng ……… năm ……………
Địa chỉ thường trú: ………………………………………………………………………………..
sẽ được thừa hưởng toàn bộ di sản thừa kế thuộc sở hữu của tôi, như đã nêu trên, do tôi để lại
Tôi không để lại di sản thừa kế của tôi nêu trên cho bất cứ ai khác.
(Trong trường hợp có chỉ định người thừa kế thực hiện nghĩa vụ, thì phải ghi rõ họ tên của người này và nội dung của nghĩa vụ).
Để làm chứng cho việc tôi lập Di chúc, tôi có mời hai nhân chứng là:
Họ và tên: …………………………………………………………………………………
Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………. ………
Chứng minh nhân dân số:…………………….………Nơi cấp: …………………………………….cấp ngày ……………tháng ……….. năm …………..
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………………
Họ và tên: …………………………………………………………………………………………….
Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………. ………
Chứng minh nhân dân số:…………………….………Nơi cấp: …………………………………….cấp ngày ……………tháng ……….. năm …………..
Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………………………………………
Hai nhân chứng kể trên là do tôi tự lựa chọn và mời đến, họ không thuộc những người thừa kế theo Di chúc hoặc theo pháp luật của tôi, không phải là người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung Di chúc, họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Di chúc đã được lập xong hồi………ngày………tháng…….năm…….Đã thể hiện đúng theo ý chí, nguyện vọng của tôi, tôi không sửa đổi hoặc thêm bớt điều gì.
Di chúc được lập thành…………………. bản, mỗi bản…………trang./.
………………….., ngày … tháng … năm ……
Nhân chứng 1
(Ký và ghi rõ họ và tên) |
Nhân chứng 2
(Ký và ghi rõ họ và tên) |
Người lập Di chúc
(Ký và ghi rõ họ và tên) |
Tải (download) Mẫu di chúc có người làm chứng
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung Mẫu di chúc có người làm chứng để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn pháp luật 1900.0191.