Mẫu đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm 2023

GMP là tiêu chuẩn hướng dẫn nhằm đảm bảo chất lượng được quốc tế công nhận để sản xuất sản phẩm thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, bổ sung chế độ ăn uống, mỹ phẩm và các thiết bị y tế.

An toàn thực phẩm vẫn luôn là một trong những chủ đề nóng nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay. Chúng ta luôn đấu tranh với những hành động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người. Vì vậy, quy định về an toàn thực phẩm được đặt ra.

Khái niệm an toàn thực phẩm

An toàn thực phẩm hay vệ sinh an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra.

Các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay

Thứ nhất: Tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points)

– HACCP – Phân tích mối nguy và những điểm kiểm soát tới hạn. Là tiêu chuẩn tiếp cận dựa trên xác định rủi ro, và có hện thống để ngăn ngừa ô nhiễm sinh – hóa học và vật lý của thực phẩm trong môi trường sản xuất, đóng gói và phân phối.

– Khái niệm HACCP được thiết kế để chống lại những mối nguy hiểm đến sức khỏe bằng cách xác định vấn đề an toàn thực phẩm tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra; thay vì kiểm tra các thực phẩm về các mối nguy hiểm sau thực tế.

– Tiêu chuẩn này đòi hỏi phải kiểm soát chất ô nhiễm tại một số các điểm chính trong quy trình sản xuất thực phẩm; quân thủ nghiêm ngặt quy tắc vệ sinh trong suốt quá trình sản xuất và phân phối.

Thứ hai: Tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices)

– GMP là tiêu chuẩn hướng dẫn nhằm đảm bảo chất lượng được quốc tế công nhận để sản xuất sản phẩm thực phẩm, đồ uống, dược phẩm, bổ sung chế độ ăn uống, mỹ phẩm và các thiết bị y tế.

– Các hướng dẫn này đưa ra những nguyên tắc chung mà cơ sở nhà sản xuất phải thực hiện. Nhằm đảm bảo rằng sản phẩm luôn có chất lượng cao trong khâu chế biến, sản xuất, phân phối; đồng thời an toàn cho người sử dụng.

– Bao gồm kiểm tra sản thực phẩm bắt buộc tại các điểm kiểm soát quan trọng.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam để kinh doanh sản xuất trong lĩnh vực thực phẩm, doanh nghiệp, cá nhân cần có đầy đủ giấy tờ theo quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như quy trình sản xuất. Cần có một số giấy tờ sau:

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

– Chứng nhận cơ sở đủ ATVSTP.

– Giấy kiểm nhiệm thực phẩm.

– Giấy kiểm nghiệm môi trường (đối với các cơ sở sản xuất).

– Và một vài giấy tờ khác tùy theo loại thực phẩm kinh doanh.

Hồ sơ đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Đối với tổ chức:

+ Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo mẫu).

+ Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo mẫu).

+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức).

+ Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

– Đối với cá nhân:

+ Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo mẫu);

+ Bản sao giấu chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân.

+ Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Số lượng: 01 bộ hồ sơ.

Thời hạn giải quyết, đối tượng, cơ quan thực hiện thủ tục đề nghị xác nhận kiến thứ về an toàn thực phẩm

– Thời hạn:

+ 10 ngày làm việc đối với quá trình nhận hồ sơ và ra thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức (kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp pháp).

+ 03 ngày làm việc đối với quá trình cấp giấy xác nhận kiến thức (kể từ ngày tổ chức tham gia đánh giá kiến thức và đạt trên 80% số câu trả lời đúng trở lên).

– Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức/cá nhân.

– Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Ban Quản lý.

Mẫu đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

Mẫu đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BTC, cụ thể:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

 

 

Kính gửi: ………. (Cơ quan có thẩm quyền xác nhận kiến thức về ATTP).

Tên tổ chức/doanh nghiệp/cá nhân: ……………………………………………………………….

Giấy CNDKDN/VPDD (hoặc CMTND đối với cá nhân) số: ……………………………

Cấp ngày: ……………………………………… Nơi cấp: …………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………… Số điện thoại: ……………………………………..

Số Fax: …………………………………… Email: ……………………………………………………..

Sau khi nghiên cứu tài liệu quy định kiến thức về an toàn thực phẩm do …………………………………… ban hành, chúng tôi/ tôi đã hiểu rõ các quy định và nội dung của tài liệu. Nay đề nghị quý cơ quan tổ chức đánh giá, xác nhận kiến thức cho chúng tôi/tôi theo nội dung của tài liệu của ………………………….. ban hành.

 

 

…………., ngày … tháng … năm …..

                                                                                  Đại diện Tổ chức/Cá nhân

                                                                              (ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

 

 

Đính kèm danh sách đề nghị:

DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ

XÁC NHẬN KIẾN THỨC AN TOÀN THỰC PHẨM

 

STT HỌ VÀ TÊN NAM NỮ SỐ CMTND NGÀY THÁNG NĂM SINH NƠI CẤP
1
2
3
4
5
6
7

………….., ngày …. tháng ….. năm ……….

                                                                        Đại diện Tổ chức đề nghị xác nhận

                                                                            (ký ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

 

Như vậy, Mẫu đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đã được chúng tôi trình bày trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp tới quý bạn đọc một số kiến thức cơ bản về xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com