Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần mới nhất 2023 2023

Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần là mẫu văn bản do người yêu cầu giám định theo quy định pháp luật soạn thảo nhằm yêu cầu giám định pháp y tâm thần.

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần. Mời Quý độc giả theo dõi nội dung bài viết:

Giám định tâm thần là gì?

Giám định tâm thần là công tác xác định rối loan tâm thần và đánh giá khả năng nhận thức, điều khiển hành vi của người bệnh để hỗ trợ các vị công an, tòa án, viện kiểm sát điều tra đồng thời bảo vệ đối tượng giám định. 

Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần là gì?

Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần là mẫu văn bản do người yêu cầu giám định theo quy định pháp luật soạn thảo nhằm yêu cầu giám định pháp y tâm thần.

Khi nào sử dụng Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần?

Giám định pháp y tâm thần là một nội dung thuộc giám định tư pháp.

Khoản 3 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020 giải thích cụ thể về người yêu cầu giám định như sau:

Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 22 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020 thì:

Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

Như vậy, sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận (hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, chủ thể trưng cầu giám định không có thông báo hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định), người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định. Khi đó, người yêu cầu giám định cần soạn văn bản yêu cầu giám định tư pháp hay đơn yêu cầu giám định tâm thần.

Nội dung Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần

Văn bản yêu cầu giám định pháp y tâm thần theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật giám định tư pháp. Theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Giám định tư pháp thì văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:

– Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;

– Nội dung yêu cầu giám định;

– Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;

– Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

– Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;

– Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.

Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần chung. Tuy vậy, để thuận tiện cho người yêu cầu giám định, tổ chức giám định có thể cung cấp mẫu cho người yêu cầu giám định. Ví dụ, Quý vị có thể tham khảo Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần của Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam bộ dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

      Cần Thơ, ngày     tháng    năm 20……

ĐƠN YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH PHÁP Y TÂM THẦN

 

Kính gửi: Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ, số 315 Nguyễn Văn Linh, phường An Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

– Tôi tên: …………………………………………  Giới: …………  Năm sinh: ……………….

– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………  Điện thoại: ………………………..

– CMND/CCCD:…………………….. Ngày cấp: ……………  Nơi cấp: …………………

Hôm nay, tôi làm đơn này kính đề nghị Trung tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ giám định tình trạng tâm thần hiện tại cho: ……………………….. của tôi:

– Họ và tên:…………………………………………………………. Năm sinh: ……………….

– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………….

– CMND/CCCD: …………………….  Ngày cấp: ……………  Nơi cấp: …………………

– Mục đích giám định: Bổ sung hồ sơ, thủ tục để…………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………….

 

XÁC NHẬN CỦA ĐỊA PHƯƠNG                                                 NGƯỜI VIẾT ĐƠN

    …………………………………………………….                                      (Ký, ghi rõ họ tên)

    …………………………………………………….

    …………………………………………………….

    …………………………………………………….

                     (Chữ ký, dấu)                                            …………………………………………….

      …………………………………………………

Tải (Download) Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần

Download Tại Đây

Thủ tục giám định tâm thần

Để thực hiện giám định pháp y tâm thần thì các cá nhân tổ chức thực hiện các thủ tục như sau:

Bước 1: Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau

– 01 Văn bản trưng cầu giám định có nội dung chính như là: tên cơ quan trưng cầu giám định, họ tên người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định; tên tổ chức, họ tên người được trưng cầu giám định; tóm tắt sự việc có liên quan đến đối tượng giám định; nguồn gốc và đặc điểm của đối tượng cần giám định; tên các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo, nội dung yêu cầu giám định; ngày tháng năm trưng cầu giám định và thời gian trả kết quả giám định. 

– Bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự , bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám đinh

– Các tài liệu liên quan đến sức khỏe của đối tượng giám định bao gồm: Nhận xét của cơ quan địa phương, nhận xét của y tế địa phương, nhận xét của 02 người trở lên là hàng xóm, báo cáo của gia đình về đặc điểm tình hình bệnh tật từ bé đến lớn của đối tượng, bản sao bệnh án của cơ sở y tế đã khám và đã điều trị cho đối tương giám đinh hoặc các tài liệu có liên quan đến khám chữa bệnh cho đối tượng giám định

Số lượng gồ sơ gồm 2 bộ

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Trung tam giám định pháp y tâm thần tỉnh 

Thời gian tiếp nhận hồ sơ là tất cả các ngày trong tuần. Kể cả thứ 7 và chủ nhật

Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.

Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn cho cá nhân tổ chức

còn trong trường hợp mà hồ sơ chưa hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ 

Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và hướng dẫn để cá nhân tổ chức hoàn thiện hồ sơ

Bước 5: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trung tâm giám định pháp y tâm thần trực thuộc sở y tế.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Mẫu đơn yêu cầu giám định tâm thần. Chúng tôi rất mong nhận được những thông tin chia sẻ, phản hồi từ Quý độc giả về nội dung bài viết.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com