Giấy ủy quyền là một loại văn bản pháp lý được sử dụng trong trường hợp người ủy quyền không có mặt tại cơ quan, đơn vị để thực hiện công việc mà phải nhờ một người khác thực hiện thay.
Hiện nay, trong một doanh nghiệp có nhiều trường hợp chủ doanh nghiệp hay người đại diện doanh nghiệp cần phải thực hiện ủy quyền cho một cá nhân để cá nhân đó thay mặt công ty thực hiện các hoạt động của công ty. Do vậy, qua bài viết Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân chúng tôi xin gửi tới Quý độc giả những thông tin hữu ích:
Khái niệm ủy quyền
Ủy quyền được nhắc đến trong các quy định về đại diện. Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
Theo đó, uỷ quyền được hiểu là việc cá nhân hay tổ chức cho phép một cá nhân hay tổ chức khác có quyền đại diện, thay mình thực hiện hay quyết định một vấn đề pháp lý nào đó và người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trong phạm vi đại diện theo ủy quyền của mình.
Giấy ủy quyền là gì?
Giấy ủy quyền là một loại văn bản pháp lý được sử dụng trong trường hợp người ủy quyền không có mặt tại cơ quan, đơn vị để thực hiện công việc mà phải nhờ một người khác thực hiện thay.
Trường hợp này, người được ủy quyền sẽ có thể thực hiện thay công việc của người ủy quyền trong phạm vi nội dung ủy quyền được nêu trong giấy ủy quyền và phải chịu trách nhiệm trong phạm vi được ủy quyền.
Phạm vi đại diện theo ủy quyền
Theo Khoản 2 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015, ta có thể hiểu về phạm vi ủy quyền như sau:
– Thẩm quyền của người đại diện theo ủy quyền bị giới hạn bởi nội dung được ghi trong hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền.
– Thẩm quyền đại diện theo quỷ quyền còn phục thuộc vào từng loại ủy quyền như: ủy quyền một lần, ủy quyền riêng biệt hay ủy quyền chung. Ủy quyền một lần chỉ cho phép người đại diện thực hiện một lần duy nhất và sau đó việc ủy quyền chấm dứt luôn.
Ngoài ra, người đại diện có thể ủy quyền cho người khác nếu được sự đồng ý của người được đại diện.
Quy định của pháp luật về ủy quyền trong doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 14 Luật Doanh nghiệp thì người đại diện theo ủy quyền phải đáp ứng được điều kiện cụ thể như sau:
– Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật doanh nghiệp.
– Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định sau đây:
+ Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền;
+ Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền.
– Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì phải xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần cho mỗi người đại diện theo ủy quyền. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty không xác định phần vốn góp, số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền thì phần vốn góp, số cổ phần sẽ được chia đều cho tất cả người đại diện theo ủy quyền.
– Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải được thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được văn bản.
Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;
+ Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tương ứng của mỗi người đại diện theo ủy quyền;
+ Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân từng người đại diện theo ủy quyền;
+ Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được đại diện;
+ Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.
– Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
+ Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật doanh nghiệp;
+ Thành viên, cổ đông là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật doanh nghiệp không được cử người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện tại công ty khác;
+ Tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
Phân biệt hợp đồng ủy quyền và giấy ủy quyền
– Giấy ủy quyền: Là hành vi pháp lý đơn phương của bên ủy quyền và áp dụng nhiều trong trường hợp cấp trên ủy quyền cho cấp dưới thực hiện công việc thông qua giấy ủy quyền. Theo đó, người ủy quyền là người lập và ký Giấy ủy quyền (hay gọi là ủy quyền đơn phương)
– Hợp đồng ủy quyền: Là một loại hợp đồng, có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên. Do đó, hợp đồng ủy quyền phải được lập và ký bởi người ủy quyền và người được ủy quyền.
Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân
Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân bao gồm các nội dung sau:
– Quốc hiệu tiêu ngữ;
– Tên loại giấy tờ: được viết in hoa chữ đậm
– Thông tin cá nhân các bên ủy quyền bao gồm các nội dung: Họ và tên, năm sinh, Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu, địa chỉ hộ khẩu, địa chỉ liên lạc, số điện thoại.
Trong trường hợp này cần chú ý bên ủy quyền là người đại diện cho công ty nên cần phải ghi rõ tên công ty, mã số doanh nghiệp, trụ sở chính
– Nội dung ủy quyền: Trình bày toàn bộ nội dung công việc ủy quyền, và phải ghi rõ có giá trị từ ngày …đến ngày… của giấy ủy quyền.
– Nơi nhận và Chữ ký của người ủy quyền.
Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
—***—
GIẤY ỦY QUYỀN
Bên ủy quyền (Bên A): Ông/ bà: ……………………………
Là người đại diện theo pháp luật của: CÔNG TY ……….
Địa chỉ trụ sở chính: ……………………………………………….
Bên nhận ủy quyền (Bên B):
Ông/ bà: …………………………………….
Ngày sinh: ……………………………………
CMND số: …………………………………..
Nơi cấp: …………………………………….
Cấp ngày: …………………………………..
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …….
Chỗ ở hiện tại: ……………………………..
ĐIỀU 1: NỘI DUNG VÀ PHẠM VI ỦY QUYỀN
Bên A ủy quyền cho bên B thực hiện các công việc sau đây:
1……………………………………..
2……………………………………..
3…………………………………….
ĐIỀU 2: THỜI HẠN ỦY QUYỀN
Kể từ ngày tháng năm đến ngày … tháng …. năm 20….
ĐIỀU 3: NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN
Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
1. Bên A chịu trách nhiệm cho bên B thực hiện trong phạm vi ủy quyền
2. Bên B thực hiện công việc theo ủy quyền phải báo cho bên A về việc thực hiện công việc nêu trên
3. Việc giao kết Giấy ủy quyền này là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc
4. Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong giấy ủy quyền này
ĐIỀU 4: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết giấy ủy quyền này
2. Hai bên đã tự đọc Giấy ủy quyền, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Giấy và ký vào giấy ủy quyền này
3. Giấy này có hiệu lực từ ngày hai bên ký.
……. ngày … tháng … năm …
Người ủy quyền
(Kí, ghi rõ họ tên) |
Người nhận ủy quyền
(Kí, ghi rõ họ tên) |
Tải (download) Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân
Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền
Ủy quyền nhận tiền là việc một cá nhân có thể thay mặt người khác lĩnh tiền/lấy tiền/nhận tiền thay chủ thể có tài sản/tiền. Khi nhận tiền thay người khác, thì cá nhân đi nhận tiền phải có mẫu giấy ủy quyền nhận tiền để đảm bảo sự hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền ghi nhận việc một cá nhân có thể thay mặt cho một người khác (người ủy quyền) lấy tiền, nhận tiền hoặc lĩnh tiền thay người có tiền hoặc tài sản. Giấy ủy quyền cũng tương tự các loại đơn từ và giấy tờ khác, biểu mẫu này cũng được bày trang trọng, bao gồm các thành phần quốc hiệu, tên loại giấy tờ, nội dung trình bày…. Nội dung của mẫu giấy ủy quyền gồm đầy đủ các thông tin đó là:
– Mở đầu là Quốc hiệu tiêu ngữ:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
– Tiếp theo là Tên loại giấy ủy quyền, ở đây là Giấy ủy quyền nhận tiền:
GIẤY ỦY QUYỀN + sự việc mà bạn muốn ủy quyền
– Thông tin Bên ủy quyền:
+ Các thông tin cơ bản về người đại diện: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND hoặc số căn cước công dân, Hộ khẩu thường trú, địa chỉ thường trú, số điện thoại, mã số thuế công ty (nếu cần)
+ Bên nhận ủy quyền với thông tin người đại diện đứng ra chịu trách nhiệm ký trên giấy ủy quyền: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND hoặc số căn cước công dân, Hộ khẩu thường trú, địa chỉ thường trú, số điện thoại, mã số thuế công ty (nếu cần).
– Nội dung ủy quyền: Trình bày toàn bộ nội dung vụ việc ủy quyền, ghi rõ giấy uy quyền này có giá trị từ ngày …. đến ngày ….. Khi làm xong văn bản bạn phải làm ít nhất là 03 bản, 2 bên phải đến UBND cấp xã (Tư Pháp) hoặc Phòng Công chứng để chứng thực chữ ký ủy quyền (nếu giấy ủy quyền giữa các cá nhân trong pháp nhân). Sau này, nếu 2 bên có xảy ra tranh chấp thì Tòa án sẽ căn cứ vào văn bản này mà giải quyết.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Mẫu giấy ủy quyền công ty cho cá nhân. Nếu có bất kỳ ý kiến, thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung này, rất mong Quý độc giả đặt câu hỏi để được Luật LVN Group hỗ trợ giải đáp.