Về mức giá xét nghiệm, Sở Y tế cho biết, xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR bằng mức giá thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định tại Công văn số 4356/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn mức giá thang toán chi phí thực hiện xét nghiệm Covid-19.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp và cần rất nhiều sự cố gắng cũng như đoàn kết cảu tất cả mọi người.
Các địa điểm tiến hành xét nghiệm covid 19
Sở Y tế giao dịch Trung tâm Y tế, bệnh viện thực hiện xét nghiệm cho người dân. Trong trường hợp kết quả xét nghiệm âm tính, đơn vị trả kết quả xét nghiệm cho người dân. Trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính triển khai ngay các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Về mức giá xét nghiệm, Sở Y tế cho biết, xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR bằng mức giá thanh toán bảo hiểm y tế theo quy định tại Công văn số 4356/2020 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn mức giá thang toán chi phí thực hiện xét nghiệm Covid-19.
– Xét nghiệm nhanh kháng nguyên: Bằng giá dịch vụ được quy định tại Phụ lục đính kèm Thông tư số 13/2019 và Thông tư số 14/2014 của Bộ Y tế là 238.000 đồng/mẫu.
Hiện nay, những địa điểm thực hiện xét nghiệm Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh – nơi tình hình dịch bệnh đang diễn ra căng thẳng, cụ thể:
– Nhà thiếu nhi Thàn phố Thủ Đức
Số 281 Đường Võ Văn Ngân – phường Linh Chiểu – Thành phố Thủ Đức.
– Nhà thiếu nhi Thành phố Thủ Đức (Cơ sở 1)
Số 200 Đường Nguyên Duy Trinh – phường Linh Chiểu – Thành phố Thủ Đức.
– Nhà thiếu nhi Thành phố Thủ Đức (Cơ Sở 2)
Số 2/2B đường Hồ Thị Tư – phường Hiệp Phú – Thành phố Thủ Đức.
Danh sách các đơn vị được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR ở Thành phố Hồ Chí Minh.
– Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.
– Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh.
– Viện Y tế công cộng Thành phố Hồ Chí Minh.
– Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh.
– Bệnh viện Chợ Rẫy.
– Bệnh viện Thống Nhất Thành phố Hồ Chí Minh.
– Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Trường Đại học Y DƯợc Thành phố Hồ Chí Minh.
– Bệnh viện Bệnh viện Nhiệt đới Thành Phố Hồ Chí Minh.
– Bệnh viện Nhi Đồng 1.
– Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
– Bệnh viện Nhi đồng Thành Phố.
– Bệnh viện FV – Thành phố Hồ Chí Minh.
– Bệnh viện Nguyễn Chi Phương.
– Bệnh viện Nhân dân 115.
– Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
– Bệnh viện Quận Thủ Đức cũ.
– Bệnh viện Gia An 115.
– Bệnh viện Quận 2 cũ.
– Bệnh viện Bình Dân.
– Bệnh viện Hùng Vương.
– Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh.
– Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
– Trung tâm Kiểm chuẩn chất lượng xét nghiệm y học.
– Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
– Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn.
– Bệnh viện Quân y 175.
– Chi cục Thu y vùng VI.
– Trung tâm Y tế dự phòng Quân đội phía Nam.
– Bệnh viện Quân y 7A.
Phương pháp xét nghiệm Covid-19 phổ biến hiện nay
Thứ nhất: Xét nghiệm RT-PCR
– Phương pháp cho phép xác định sự hiện diện của virus trong cơ thể, thường được chỉ định cho nhóm người bị phơi nhiễm trong 21 ngày hoặc theo dõi quá trình điều trị các bệnh nhân đã được chẩn đoán nhiễm Covid-19.
– Những ngày đầu mới nhiêm, virus chưa nhận lên đủ lớn và chưa xuất hiện nhiều trong dịch đường hô hấp. Khi ấy kết quả xét nghiệm có thể âm tính mặc dù cơ thể đã bị nhiễm. Nếu kỹ thuật lấy mẫu, kỹ thuật bảo quản mẫu bệnh phẩm không đảm bảo, thì cũng cho kết quả xét nghiệm không chính xác. Hoặc, sau 21 ngày bị nhiễm, xét nghiệm có thể dương tính chuyển thành âm tính đối với các trường hợp tự khỏi hoặc được điều trị khỏi.
– Xét nghiệm RT-PCR phải được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đủ năng lực xét nghiệm khẳng định virus SAR-CoV-2. Theo đó, các cơ sở này phải đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn về phòng ốc, máy móc, đội ngũ xét nghiệm được đào tạo, tuân thủ dúng quy trình, giá thành hợp lý và đảm bảo thời gian trả kết quả.
Thứ hai: Xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus trong máu
Xét nghiệm này cho phép xác định việc người bệnh có đang nhiễm hoặc trước đó phơi nhiễm với virus hay không, nếu có thì trong máu sẽ có kháng thể kháng SARS-CoV-2.
– Phương pháp test nhanh thường chỉ định cho các trường hợp sau hai tuần bị phơi nhiễm, thời gian đủ để cơ thể sản xuất ra kháng thể. Kỹ thuật đơn giản, chi phí ít, cho kết quả nhanh nhưng nếu làm sớm trong hai tuần đầu khi cơ thể chưa sinh ra kháng thể thì kết quả vẫn âm tính mặc dù cư thể đã nhiễm Covid-19. Trong trường hợp dương tính cũng không thể xác định được kháng thể được sinh ra trong lần nhiễm gần đây hay lần nhiễm trong quá khứ. Khi đó, cần thực hiện thêm xét nghiệm RT-PCR để có thể khẳng định chính xác.
– Test nhanh còn dể xác dịnh xem có thể có kháng thể kháng lại virus chưa. Tuy nhiên, kháng thể thường hình thành sau 2 tuần bị nhiễm. Do đó, nếu test nhanh dương tính mà xét nghiệm RT-PCR âm tính thì có thể lý giải rằng người đó đã từng phơi nhiễm với nguồn lây hoặc đã từng nhiễm bệnh và khả năng lây bệnh cho người khác không còn. Ngược lại, nếu xét nghiệm nhanh âm tính mà kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính, thì khả năng người đó mới bị nhiễm bệnh trong vài ngày gần đây (<7 ngày) và kháng thể chưa kịp hình thành trong máu.
Hiện nay, vì lý do kinh tế, kỹ thuẩ và thời gian cho nên xét nghiệm RT-PCR không thể làm rộng rãi trong cộng đồng. Xét nghiệm nhanh hiện nay vẫn là công cụ hữu hiệu nhất giúp cho ngành y tế chống dịch.
Mẫu giấy xét nghiệm Covid 19
Mấy giấy xét nghiệm Covid 19 do Bộ Y tế cấp, hay còn gọi là giấy kết quả xét nghiệm, chúng tôi xin đưa ra mẫu giấy kết quả xét nghiệm như sau:
Xử phạt làm giả giấy xét nghiệm Covid-19
Tùy vào mức độ vi phạm, hành vi làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 có thể bị xử lý theo mức độ khác nhau:
Thứ nhất: Về xử phạt vi phạm hành chính
Hành vi làm giả giấy tờ là giấy xét nghiệm Covid-19 của cơ quan chức năng sẽ vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu.
Theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả hồ sơ để làm thêm con dấu của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước;
b) Làm giả con dấu hoặc sử dụng con dấu giả;
c) Chiếm đoạt, mua bán trái phép con dấu;
d) Tiêu hủy trái phép con dấu.
Như vậy, trong trường hợp chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 10.000.000 đồng
Căn cứ khoản 5 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm c, e và g khoản 3 và các điểm a và b khoản 4 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 3 và 4 Điều này.
Như vậy, hình thức xử phạt bổ sung đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Đồng thời, tại khoản 6 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định:
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2; các điểm a, d và đ khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
b) Buộc hủy bỏ văn bản, giấy tờ đóng dấu sai quy định đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 và điểm c khoản 4 Điều này;
d) Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con
Như vậy, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm các quy định về quản lý và sử dụng con dấu như sau:
– Buộc nộp lại con dấu, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
– Buộc nộp lại giấy chứng nhận đăng ký mẫu con
Thứ hai: Về xử lý hình sự
Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa bổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức như sau:
Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, chúng tôi dã cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung xoay quanh vấn đề xét nghiệm Covid 19 trong thời gian này. Đặc biệt, chúng tôi đã cung cấp tới quý bạn đọc Mẫu giấy xét nghiệm Covid 19.