Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại năm 2023 2023

Trong các hoạt động kinh doanh, các bên chủ thể thường thỏa thuận và ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Ngày nay, trong quá trình kinh doanh của các chủ thể việc tiến hành cung ứng các hàng hóa dịch vụ thông thường đều mang lại những lợi ích kinh tế nhất định.

Chính vì thế các chủ thể sẽ thỏa thuận và ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại. Trong bài viết này, Luật LVN Group sẽ chia sẻ một số vấn đề về mẫu hợp đồng này, giúp Quý vị phần nào giải đáp thắc mắc cho riêng mình.

Hợp đồng nhượng quyền thương mại là gì?

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại mà theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành mua bán và cung ứng dịch vụ theo một số điều kiện như:

– Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

– Bên nhượng quyền sẽ cấp cho bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung;

– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và hỗ trợ bên nhận nhượng quyền trong việc điều hành kinh doanh.

Theo đó, hợp đồng nhượng quyền thương mại là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các bên khi tiến hành tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại. Hợp đồng này ghi nhận bên nhượng quyền trao quyền thương mại và hỗ trợ kỹ thuật, bên nhận quyền có nghĩa vụ phải thanh toán.

Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại gồm những gì?

Hiện nay, có nhiều mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại khác nhau, tuy nhiên các mẫu hợp đồng này cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:

– Tên và hình thức của quyền thương mại được chuyển giao như: sơ cấp, thứ cấp, độc quyền, hay không độc quyền,…

– Nội dung, phạm vi của quyền thương mại được chuyển nhượng.

– Trách nhiệm của các bên chủ thể đối với hàng hóa, dịch vụ cung ứng khi cung cấp cho người tiêu dùng.

– Thời gian có hiệu lực của hợp đồng, thời hạn này có thể theo thỏa thuận giữa các bên ký kết. Đồng thời các bên có thể thảo thuận việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn quy định hoặc gia hạn sau khi chấm dứt hợp đồng.

– Các giá cả, chi phí, các khoản thuế có nghĩa vụ chi trả của hàng hóa dịch vụ.

– Hình thức và phương thức thanh toán hợp đồng.

– Quyền hạn và trách nhiệm của các bên khi tham gia giao kết.

– Kế hoạch, tiến độ, thời hạn, địa điểm, khi các bên thực hiện hợp đồng.

– Tuyển dụng nhân viên khi bắt đầu hoạt động thương mại.

– Cam kết của các bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hợp đồng.

– Chấm dứt hợp đồng và thanh lí hợp đồng, thanh lí tài sản và giải quyết tranh chấp giữa các bên.

– Xác nhận của các bên chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng.

>>>>> Tham khảo: Ví dụ về nhược quyền thương mại

Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại

Mẫu hợp đồng này cần được lập thành văn bản hoặc các hình thức tương đương. Ngôn ngữ trong hợp đồng được lập thành tiếng Việt, trong trường khác nếu có thỏa thuận thì lập theo ngôn ngữ thỏa thuận trong hợp đồng.

Mẫu này cần được xác lập dựa trên tinh thần tự nguyện, trung thực, tôn trọng giữa các bên. Từ ngữ trong hợp đồng cần rõ ràng, rành mạch, không gây hiểu lầm, nhầm lẫn.

Việc xác lập các nội dung trong hợp đồng đảm bảo những nội dung cơ bản và không đi trái lại các quy định của pháp luật, không trái các quy phạm đạo đức xã hội. Trong phần nội dung các chủ thể khi tiến hành soạn thảo cần thận trọng, xem xét kỹ lưỡng các nội dung trước khi ký kết hợp đồng.

Trong quá trình soạn thảo và xác lập hợp đồng, các bên chủ thể có thể tham khảo các mẫu hợp đồng nhượng quyền tại các website hoặc yêu cầu hỗ trợ trực tiếp tại các công ty hỗ trợ pháp lí uy tín trong lĩnh vực này.

Thông thường các công ty như Luật LVN Group sẽ hỗ trợ tư vấn cũng như hỗ trợ soạn thảo hợp đồng hỗ trợ khách hàng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích tối đa của khách hàng trong giao kết hợp đồng, cùng với việc sẽ tiết kiệm công sức và chi phí khi khách hàng tự mình thực hiện.

Download (DOC, 99KB)

Hướng dẫn soạn hợp đồng nhượng quyền thương mại

Để soạn thảo một bản hợp đồng nhượng quyền thương mại đầy đủ cần có chuyên môn và kinh nghiệm để có thể thành lập tốt các nội dung trong hợp đồng. Ngoài những nội dung bắt buộc như: Quốc hiệu& Tiêu ngữ, tên hợp đồng, căn cứ pháp lý,… thì cần có những nội dung cụ thể sau:

– Bên nhượng quyền cung cấp các thông tin xác thực như: tên công ty, mã số thuế, địa chỉ công ty, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và ngày cấp, địa chỉ hòm thư điện tử,…. Ký kết thông qua người đại diện cần cung cấp thông tin của người đó như: họ và tên, số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước, địa chỉ, số điện thoại,…

– Bên nhận quyền cũng cung cấp các thông tin tương tự như đối với bên chuyển quyền. Các thông tin cần đảm bảo chính xác và được cập nhật gần ngày ký hợp đồng nhất.

– Xét trường hợp cụ thể, nếu nhu cầu thành lập hợp đồng của hai bên, từ đó xác lập các nội dung trong nhượng quyền thương mại như:

+ Được quyền sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ cung ứng;

+ Được quyền sử dụng khẩu hiệu kinh doanh của bên chuyển giao;

+ Được sử dụng biểu tượng kinh doanh;…

– Phạm vi nhượng quyền thương mại như: phạm vi có hiệu lực về không gian và thời gian.

– Quyền và nghĩa vụ của các bên. Như đã phân tích việc soạn thảo và nêu ra các quyền cần bảo vệ và nghĩa vụ của các bên cần thực hiện. Đảm bảo việc quyền và nghĩa vụ xác lập trên tinh thần tự nguyện thì cần phải được xem xét kỹ lưỡng và trao đổi cụ thể giữa các bên trong quá trình thỏa thuận.

– Phân định các quyền, trách nhiệm trong việc quản lý điều hành cửa hàng, hàng hóa, tài chính khi tiến hành hoạt động. Cụ thể với sự giám sát, quản lí của bên nhượng quyền thì bên nhận quyền sẽ thực hiện các công việc gì để kinh doanh, quản lí tài chính; đồng thời thỏa thuận các khoản chi phí mà chủ thể cần phải chịu.

– Giá cả, phí chuyển nhượng, và phương thức thanh toán. Bao gồm các nội dung tổng giá trị hợp đồng chuyển quyền thương mại. Được thanh toán thành mấy lần, và mỗi lần giá trị là bao nhiêu, đơn vị tiền tệ thanh toán là gì. Số tài khoản của các bên, ngân hàng thụ hưởng để xác thực thông tin cũng như quá trình thanh toán.

– Tạm ngừng, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Các bên thỏa thuận các trường hợp được phép tạm ngừng, chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp các chủ thể ưu tiên giải quyết trên phương thức thỏa thuận, nếu không thì sẽ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo các quy định pháp luật.

– Phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại. Vì hợp đồng nhượng quyền thương mại có tính chất lâu dài. Khi các chủ thể tiến hành đầu tư thì cần có số vốn nhất định, nếu xảy ra các trường hợp vi phạm thì chắc chắn sẽ làm lỗ hoặc mất số vốn đó, chính vì thế cần quy định khoản phạt vi phạm hợp đồng phù hợp với tính chất hợp đồng.

– Xác nhận của các bên chủ thể. Đại diện phía công ty ký xác nhận, có ghi rõ họ tên.

Hi vọng, những chia sẻ trên giúp Quý vị hiểu rõ hơn về hợp đồng nhượng quyền thương mại. Nếu có bất kì thắc mắc hoặc yêu cầu dịch vụ soạn thảo hồ sơ, Luật LVN Group xin tiếp nhận thông tin qua địa chỉ sau:

– Hotline hỗ trợ dịch vụ: 1900.0191

– Liên hệ ngoài giờ hành chính: 1900.0191

– Email: lienhe@luatlvn.vn

>>>>> Tham khảo: Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com