Ngày 27/2 hàng năm phản ánh sự đánh giá của Đảng, Nhà nước, nhân dân với những gia đình đã có người hy sinh vì Tổ Quốc. Qua đó, nhằm phát huy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần cách mạng và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Đảng
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Mẫu lời dẫn chương trình văn nghệ ngày 27/7. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo:
Đôi nét về ngày 27/7
Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 là ngày Lễ kỷ niệm được tổ chức hàng năm nhằm tưởng niệm những người thương binh liệt sĩ đã hy sinh, mất mát qua những cuộc chiến. Qua đó tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ về lòng biết ơn đối với những người có công với Cách mạng từ trước đến nay.
27/7 là dịp để tăng cường ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát huy đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc. Thể hiện truyền thống nhân văn sâu sắc của dân tộc, phát huy tinh thần “gia đình cách mạng gương mẫu” góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế.
Ngày 27/2 hàng năm phản ánh sự đánh giá của Đảng, Nhà nước, nhân dân với những gia đình đã có người hy sinh vì Tổ Quốc. Qua đó, nhằm phát huy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần cách mạng và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, lãnh đạo. Cũng thông qua đó nhằm động viên và phát huy truyền thống cách mạng trong công cuộc đổi mới đất nước.
Công tác Thương binh Liệt sĩ và chính sách đối với những người có công với cách mạng chính là thể hiện tính ưu việt và bản chất của Đảng và Nhà nước ta, tạo điều kiện củng cố niềm tin vào nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng cũng như sự quản lý của nhà nước, góp phần tăng thêm tiềm lực cách mạng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và cơ sở để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần chống lại thủ đoạn của các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, bôi nhọ quá khứ hào hùng của dân tộc.
Mẫu lời dẫn chương trình văn nghệ ngày 27/7 số 1
Kính thưa quí vị đại biểu, thưa quý khán giả cùng toàn thể bà con nhân dân thân mến! Trước hết cho phép chúng tôi – những người thực hiện chương trình văn nghệ đêm nay xin gửi đến quí vị lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất!
Kính thưa quí vị đại biểu, thưa quý khán giả!
Hơn nửa thế kỷ qua dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã nhất tề đứng dậy quyết tâm thực hiện lợi kêu gọi của Bác Hồ vĩ đại “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không làm nô lệ”, nhân dân ta đã vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ hy sinh để đánh thắng các thế lực xâm lược giành độc lập tự do, thống nhất Tổ Quốc. Để làm nên chiến thắng to lớn ấy, đã có hàng triệu chiến sĩ cùng đồng bào ta đã chiến đấu và anh dũng hy sinh trên những chiến trường, những trận địa. Cùng với đồng bào cả nước, nhân dân tỉnh ta tiễn đưa hơn XXX ngàn thanh niên ra chiến trường bảo vệ Tổ Quốc…
Kính thưa quí vị đại biểu, thưa quý khán giả!
Cứ đến ngày 27/7 hàng năm, nhân dân cả nước lại sôi nổi tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày thương binh – liệt sĩ và xem đó là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc… để từ đó tưởng nhớ đến hàng triệu người con ưu tú trên mảnh đất hình chữ S đã ngã xuống. Với ý nghĩa đó, đêm nay chúng tôi tổ chức một chương trình văn nghệ chào mừng sự kiện lịch sử trong đại này.
Đến dự với đêm văn nghệ của chúng ta hôm nay, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu:…
Đặc biệt là sự có mặt cổ vũ của bà con nhân dân trong xã cùng sự biểu diễn của các diễn viên, ca sĩ là những đồng chí đến từ…
Mở đầu chương trình tối hôm nay, chúng tôi xin trân trọng kính mời đồng chí XXX lên đọc diễn văn chào mừng mừng XX năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/20xx).
Tiếp theo chương trình, chúng tôi xin trân trọng kính mời ông XXX lên phát biểu ý kiến và khai mạc đêm văn nghệ. Xin trân trọng kính mời ông!
Xin thay mặt ban tổ chức đêm văn nghệ, cảm ơn những lời phát biểu chân tình của…
Và sau đây, chương trình văn nghệ chào mừng kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27/7, xin phép được bắt đầu!
Đầu tiên sẽ là một ca khúc kinh điển do cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác. Bài hát viết về những người mẹ Việt Nam anh hùng giàu tình yêu thương và đức hi sinh. Vâng đó chính là bài hát: ”Huyền thoại mẹ” và ca khúc khúc này sẽ được thể hiện bởi…
Chương trình sẽ được tiếp tục với tiết mục đơn ca của…
Phần trình bày của đồng chí XX sẽ tiếp tục chương trình của chúng ta qua một nhạc phẩm mang tên…
Chương trình văn nghệ do … tổ chức đến đây là kết thúc. Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo đã bỏ chút thời gian quý báu đến tham dự đêm diễn, xin cảm ơn các diễn viên, ca sĩ đã nhiệt tình biểu diễn, cảm ơn bà con nhân dân đã tham gia thưởng thức và cổ vũ. Chúc tất cả mọi người có một đêm ngon giấc sau khi thưởng thức chương trình văn nghệ của chúng tôi. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại.
Mẫu lời dẫn chương trình văn nghệ ngày 27/7 số 2
Văn nghệ chào mừng kỷ niệm ngày 27/7
Bài hát mở màng: ”Màu hoa đỏ”
”Có người lính
Từ mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo
Có người lính
Mùa xuân ấy ra đi từ ấy không về
Dòng tên anh khắc vào đá núi
Mây ngàn hoá bóng cây tre
Chiều biên cương trắng trời sương núi
Mẹ già mỏi mắt nhìn theo”
Lời bài hát cũng là lời mà những người tổ chức chương trình ngày hôm nay muốn gửi tới quý vị đại biểu, cùng toàn thể bà con nhân dân có mặt trong chương trình giao lưu văn nghệ kỷ niệm ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7.
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa bà con nhân dân!
Những ngày tháng Bảy, cả nước ta lại lặng mình tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho ngày hòa bình, độc lập và tri ân cho người trở về sau đạn bom khói lửa, gửi lại một phần máu xương nơi chiến trường để bảo vệ bình yên cho Tổ Quốc, cho nhân dân. Vẫn biết chiến tranh là có mất mát hy sinh, vết thương thịt da có thể lành lặn, nhưng vết thương trong lòng sẽ mãi còn với thời gian.
Kính thưa các vị đại biểu, thưa toàn thể nhân dân!
Chương trình văn nghệ hôm nay với chủ đề ”Uống nước nhớ nguồn” sẽ là dịp để chúng ta cất cao lời ca tiếng hát, gửi đến các anh – những người anh hùng đã anh dũng hy sinh nơi chiến trường. Thông qua đó nhằm ôn lại kỷ niệm những ngày tháng chiến đấu, oanh liệt, ghi nhận công lao đóng góp to lớn của lớp lớp cán bộ chiến sĩ và nhân dân ta đã chiến đấu hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Kính thưa các vị đại biểu!
Thực hiện sự chỉ đạo của ban chấp hành …….. Hôm nay, chúng tôi long trọng tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ chào mừng kỷ niệm ngày 27/7 – ngày Thương binh Liệt sĩ.
Đến dự và chỉ đạo chương trình văn nghệ hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu:…
Tiếp theo chương trình, tôi xin trân trọng kính mời Đồng chí … lên phát biểu ý kiến khai mạc chương trình văn nghệ. Xin trân trọng kính mời đồng chí.
Kính thưa quý vị đại biểu, thưa toàn thể bà con nhân dân!
Vừa rồi chúng ta đã được nghe đồng chí ….. phát biểu khai mạc, cũng như có một số ý kiến chỉ đạo trong chương trình văn nghệ hôm nay.
Ngay sau đây xin mời quý vị cùng đến với tiết mục đầu tiên, bài hát được mang tên “Bài ca không quên” do nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn – một người lính sáng tác. Ông là người đã phải trải qua 15 năm nơi chiến trường khắc nghiệt, tận mắt mình chứng kiến biết bao gian khổ cùng với những người lính Việt Nam. Và bài hát này sẽ được thể hiện bởi giọng ca của đồng chí ….. đến từ ……….. Xin mời quý vị cùng thưởng thức tiết mục này.
Tiếp nối chương trình, xin mời quý vị và các bạn đến với tiết mục “Vết chân tròn trên cát” do …. trình bày.
Để thay đổi không khí chương trình ngày hôm nay xin mời quý vị và các bạn đến với tiết mục múa….
Đêm văn nghệ kỷ niệm ngày 27/7 hôm nay đến đây là kết thúc, rất cám ơn quý đại biểu và bà con nhân dân đã giành chút thời gian đến tham dự chương trình của chúng tôi. Thay mặt những người làm chương trình xin kính chúc quý đại biểu thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.
Mẫu lời dẫn chương trình văn nghệ ngày 27/7 số 3
Kính thưa các đại biểu thương binh, thân nhân gia đình liệt sĩ,
Kính thưa quý vị đại biểu và các vị khách quý,
Kính thưa các đồng chí CBGVNV cùng các em học sinh thân mến!
Mỗi năm cứ đến ngày 27/7 thì Đảng, chính quyền và nhân dân cả nước lại cùng nhau tổ chức kỷ niệm ngày Thương binh – Liệt sĩ. Đây được xem là một sự kiện vô cùng quan trọng, có ý nghĩa chính trị và nhân văn sâu sắc. Hôm nay, được sự cho phép của chi bộ Đảng, HĐQT, trường XX tổ chức kỷ niệm XX năm ngày Thương binh Liệt sĩ.
Lời đầu tiên, cho phép tôi xin được thay mặt Ban lãnh đạo trường XX gửi lời chào mừng thân ái và cảm ơn các đại biểu thương binh, thân nhân gia đình liệt sĩ, quý vị đại biểu, các đồng chí CBGVNV và các em học sinh đã về dự buổi lễ kỷ niệm hôm nay.
Trong giờ phút trang nghiêm này, với lòng thành kính và biết ơn vô hạn, chúng ta kính cẩn nghiêng mình, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh quên mình vì Tổ quốc, vì nhân dân.
Kính thưa quý vị!
Chiến tranh đã đi qua hơn một phần tư thế kỷ, quá khứ đau thương đã dần khép lại, chân trời mới đang mở rộng ra dần, đất nước Việt Nam ngày càng phát triển mạnh về mọi mặt như: Giáo dục được nâng cao, văn hóa dân tộc được gìn giữ và phát huy một cách trân trọng, kinh tế hội nhập ngày càng phát triển bền vững, an ninh chính trị được bảo đảm, đời sống nhân dân ngày càng hoàn thiện theo chiều hướng tích cực về mọi mặt. Có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc như ngày hôm nay, chúng ta không bao giờ quên được sự hy sinh cao cả của những người con ưu tú của tổ quốc đã ngã xuống để bảo vệ quê hương Việt Nam thân yêu. Quả thật:
Xác anh ngã xuống đất này
Cho hoa dân tộc ngày ngày xinh tươi.
Vì thế, dù sống ở nơi đâu, làm bất cứ việc gì, chúng ta cũng không thể nào quên được những năm tháng hào hùng của thời chiến tranh vệ quốc vĩ đại, thể hiện khí phách hào hùng của một dân tộc với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Từ đó, biết bao người con ưu tú trên khắp mọi miền đất nước đã ngã xuống cho nền độc lập dân tộc của Tổ quốc. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cờ tổ quốc tô thắm máu đào liệt sĩ, Đài độc lập xây dựng bằng xương trắng anh hùng”.
Qua đó, trên khắp mọi miền đất nước với hàng vạn nghĩa trang, đài liệt sĩ, đài tưởng niệm đều ghi đậm dòng chữ “Tổ Quốc Ghi Công”, với những mộ phần, mộ chí có tên hoặc không tên, nhưng cũng còn không biết bao nhiêu chiến sĩ đã vùi sâu dưới lòng đất mẹ, không có mộ phần, mộ chí cùng tên tuổi và đã trở thành chiến sĩ không tên bất tử.
Kính thưa quý vị!
Tới dự buổi Lễ hôm nay có sự hiện diện của nguyên lãnh đạo xã qua các thời kỳ, những thương bệnh binh, thân nhân của các đối tượng chính sách – những người đã cống hiến máu thịt của mình vì nền độc lập – tự do dân tộc.
Mở đầu chương trình hôm nay, chúng tôi xin trân trọng kính mời đồng chí XXX lên đọc diễn văn chào mừng mừng XX năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/20xx).
Tiếp theo chương trình, chúng tôi xin trân trọng kính mời ông XXX lên phát biểu ý kiến và khai mạc chương trình văn nghệ. Xin trân trọng kính mời ông!
Và sau đây, chương trình văn nghệ chào mừng kỷ niệm ngày thương binh liệt sĩ 27/7, xin phép được bắt đầu! Đầu tiên sẽ là một ca khúc kinh điển do cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác. Bài hát viết về những người mẹ Việt Nam anh hùng giàu tình yêu thương và đức hi sinh. Vâng đó chính là bài hát: ”Huyền thoại mẹ” và ca khúc khúc này sẽ được thể hiện bởi…
Chương trình sẽ được tiếp tục với tiết mục đơn ca của…Phần trình bày của đồng chí XX sẽ tiếp tục chương trình của chúng ta qua một nhạc phẩm mang tên…
Chương trình văn nghệ kỷ niệm ngày 27/7 hôm nay đến đây là kết thúc, rất cám ơn quý đại biểu và bà con nhân dân đã dành chút thời gian đến tham dự chương trình của chúng tôi. Thay mặt những người làm chương trình xin kính chúc quý đại biểu thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc trong cuộc sống.
Hướng dẫn xây dựng Kịch bản tổ chức, lời dẫn chương trình văn nghệ ngày 27/7
Để xây dựng kịch bản tổ chức và lời dẫn chương trình văn nghệ ngày 27/7, bạn có thể làm theo các bước sau:
Thứ nhất: Phần chuẩn bị
– Bước 1: Xác định mục đích và chủ đề của chương trình Trước khi bắt đầu xây dựng kịch bản, bạn cần phải xác định rõ mục đích của chương trình là gì và chủ đề chính sẽ xoay quanh những gì. Trong trường hợp này, chủ đề của chương trình là tưởng niệm những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh cho ngày hòa bình, độc lập và tri ân đến những người trở về từ chiến trường.
– Bước 2: Xác định thời gian và địa điểm tổ chức Bạn cần xác định thời gian và địa điểm tổ chức chương trình. Trong trường hợp này, chương trình sẽ được tổ chức vào ngày 27/7 tại địa điểm đã được xác định trước.
– Bước 3: Lên danh sách các tiết mục trình diễn Bạn cần lên danh sách các tiết mục trình diễn để phù hợp với chủ đề của chương trình. Các tiết mục có thể là ca nhạc, múa, kịch, hài kịch, văn nghệ dân gian, văn nghệ thiếu nhi, vv.
– Bước 4: Chọn người dẫn chương trình Chọn một người dẫn chương trình có kinh nghiệm, có khả năng giữ được sự tập trung và quản lý chương trình tốt. Người dẫn chương trình cũng nên có kỹ năng giao tiếp tốt để kết nối với khán giả.
Thứ hai: Phần nội dung
– Bước 5: Viết kịch bản và lời dẫn chương trình Viết kịch bản và lời dẫn chương trình phải phù hợp với chủ đề của chương trình. Lời dẫn chương trình phải thuyết phục và lôi cuốn, giúp khán giả hiểu rõ mục đích và ý nghĩa của chương trình. Kịch bản cần được sắp xếp một cách logic, giúp chương trình diễn ra suôn sẻ và thu hút khán giả.
– Bước 6: Tổ chức các tiết mục
Sau khi đã hoàn thành các bước trên, bạn sẽ cần phải bắt đầu lựa chọn và tổ chức các tiết mục trong chương trình văn nghệ. Việc này cũng cần được thực hiện với sự cân nhắc và chuẩn bị kỹ lưỡng.
Đầu tiên, hãy lựa chọn các tiết mục phù hợp với chủ đề của ngày kỷ niệm và phù hợp với khán giả dự kiến. Có thể là các tiết mục văn nghệ, âm nhạc, múa, hài kịch, kịch nói, thơ ca, hoặc bất kỳ thể loại nào khác phù hợp với tâm trạng và tình cảm của buổi lễ.
Sau khi đã có danh sách các tiết mục, hãy liên hệ với các nghệ sĩ hoặc nhóm nghệ thuật có thể biểu diễn các tiết mục này. Hãy thảo luận với họ về các yêu cầu kỹ thuật cần thiết để tiết mục của họ có thể được trình diễn tốt nhất.
Nếu bạn tổ chức các tiết mục âm nhạc, hãy đảm bảo rằng bạn đã sắp xếp đủ nhạc công và các thiết bị kỹ thuật cần thiết để tiết mục có thể được trình diễn một cách tốt nhất. Nếu bạn tổ chức các tiết mục múa, hãy đảm bảo rằng bạn đã sắp xếp đủ nhà sản xuất để tạo ra một sân khấu tốt nhất cho các vũ công.
Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng bạn có thời gian đủ để thử nghiệm và tập luyện cho các tiết mục trước khi diễn ra buổi lễ. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng các nghệ sĩ có thể biểu diễn tốt nhất và tiết mục có thể được trình diễn một cách suôn sẻ và chuyên nghiệp.
Cuối cùng, hãy sắp xếp thứ tự các tiết mục trong chương trình sao cho chúng phù hợp với bối cảnh và tạo nên một màn trình diễn thật sự ấn tượng và đáng nhớ.
Thứ ba: Phần kết thúc
– Bước 7: Kết thúc chương trình
Sau khi tất cả các tiết mục đã được trình diễn, MC sẽ lên sân khấu để kết thúc chương trình. Các hoạt động kết thúc bao gồm:
+ Cảm ơn sự tham gia của tất cả mọi người: MC sẽ cảm ơn tất cả mọi người đã tham gia và đóng góp cho chương trình văn nghệ ngày 27/7.
+ Phát biểu kết thúc: MC có thể phát biểu một vài lời nhận xét tổng quan về chương trình, nhắc lại ý nghĩa của ngày 27/7 và tình cảm của mọi người đối với các anh hùng liệt sỹ.
+ Kết thúc chương trình: Sau đó, MC sẽ kết thúc chương trình bằng cách cảm ơn khán giả và thông báo rằng chương trình đã kết thúc.
+ Âm nhạc kết thúc: Nhạc nền của chương trình sẽ được phát lên để kết thúc chương trình.
Trên đây là những chia sẻ của Luật LVN Group về Mẫu lời dẫn chương trình văn nghệ ngày 27/7. Mong rằng qua những chia sẻ này, Quý vị đã có thêm những thông tin tham khảo hữu ích để áp dụng.