Người lao động đi làm muộn có bị trừ lương không? 2023 - Biểu mẫu
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - HP - Người lao động đi làm muộn có bị trừ lương không? 2023

Người lao động đi làm muộn có bị trừ lương không? 2023

Vợ em mới sinh và con em mới được hơn một tháng tuổi nên thời gian này em hay đi làm muộn. Sau đó công ty lập biên bản xử lý kỷ luật em với hình thức khiển trách, không những vậy, còn cắt hết tiền lương, tiền thưởng của em trong 2 tháng tới. Vậy, xin hỏi công ty làm như vậy là đúng hay sai?

Câu hỏi:

Chào Luật sư, em là Nguyễn Văn Đạt ở Thái Bình, xin Luật sư tư vấn cho em vấn đề sau:

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật LVN Group xin trả lời như sau:

– Về hình thức xử lý kỷ luật

Điều 127 Bộ luật lao động 2019 về những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động như sau:

Điều 127. Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động

1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.

2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.

Mặt khác, liên quan đến việc khấu trừ tiền lương của người lao động, Bộ luật lao động 2019 (BLLĐ) có quy định: Chỉ được khấu trừ tiền lương để bồi thường thiệt hại nếu người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động. Và việc khấu trừ tiền lương này là nhằm bồi thường thiệt hại về tài sản theo quy định tại Điều 129 Bộ luật lao động 20129. Cụ thể:

Điều 129. Bồi thường thiệt hại

1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.

Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.

2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Và khi khấu trừ tiền lương thì mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình

Vậy, công ty vừa ra quyết định khiển trách vừa cắt hết tiền lương, tiền thưởng của bạn trong hai tháng tới là không đúng quy định của pháp luật.Thêm vào đó, việc công ty trừ hết lương, cắt tiền thưởng của bạn cũng không có căn cứbởi trừ lương không phải là một hình thức kỷ luật, pháp luật nghiêm cấm việc xử lý kỷ luật người lao động bằng biện pháp cắt tiền lương, tiền thưởng (chỉ được phép khấu trừ tiền lương theo quy định tại Điều 129 Bộ luật lao động 2019). Do đó, khi bạn đi làm muộn chỉ có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo nội quy mà doanh nghiệp đã công bố.

Người lao động đi làm muộn có bị trừ lương không?

– Về việc công ty xử lý kỷ luật bạn

Điều 29 Nghị định 05/2015/NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật lao động có quy định như sau:

Điều 29. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi

1. Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động là cha đẻ, mẹ đẻ hoặc cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

2. Khi hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, mà thời hiệu xử lý kỷ luật đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Như bạn đã trình bày thì vợ bạn mới sinh và con bạn mới được hơn một tháng tuổi nên công ty không được xử lý kỷ luật bạn trong thời gian bạn đang phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Nhưng khi hết thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mà thời hiệu xử lý kỷ luật đối với bạn đã hết thì được kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật đối với bạn, tuy nhiên tối đa không được quá 60 ngày kể từ lúc con bạn đủ 12 tháng tuổi.

Tóm lại, về mặt hình thức xử phạt, việc công ty TNHH X vừa ra xử phạt bạn theo hình thức khiển trách lại vừa cắt hết tiền lương, tiền thưởng của bạn trong hai tháng tới là sai quy định của pháp luật. Hơn nữa, bạn đang phải nuôi con dưới 12 tháng tuổi nên công ty không được xử lý kỷ luật đối với bạn (Lưu ý: công ty chỉ có thể xử lý kỉ luật vì lý do bạn đi làm muộn nếu trong nội quy của công ty có quy định về vấn đề này)

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT  MIỄN PHÍ 1900.0191 để được tư vấn.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com