Nhân viên không đồng ý tăng ca, công ty có được quyền đuổi việc? 2023

Trường hợp công ty tổ chức làm thêm giờ bắt buộc phải có sự đồng ý của người lao động, ngoại trừ một số trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật lao động.

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm trong một số trường hợp đặc biệt. Nhưng nếu không thuộc những trường hợp đó thì Nhân viên không đồng ý tăng ca, công ty có được quyền đuổi việc? Khách hàng quan tâm nội dung trên vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Tăng ca là gì?

Tăng ca hay còn gọi là làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc thêm, ngoài khung thời gian làm việc cố định đăng ký của mỗi  của doanh nghiệp. Người lao động làm thêm giờ sẽ được hưởng lương theo cách tính lương tăng ca dựa theo quy định pháp luật và chính sách áp dụng của doanh nghiệp.

Hiểu đơn giản hơn Tăng ca là khoảng thời gian thực hiện công việc ngoài thời gian 8 tiếng cố định hằng ngày được quy định trong pháp luật, theo nội quy lao động hay thỏa ước lao động tập thể. Người sử dụng lao động được phép sử dụng người lao động tăng ca khi đáp ứng đủ những điều kiện nhất định về lao động.

Quy định về làm thêm giờ, tăng ca đối với người lao động

Điều 107 Bộ luật lao động 2019 quy định về làm thêm giờ, tăng ca đối với người lao động như sau:

Điều 107. Làm thêm giờ

1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

a) Phải được sự đồng ý của người lao động;

b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;

c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

a) Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

b) Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

c) Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

d) Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

đ) Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

4. Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều này, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Công ty tổ chức làm thêm giờ có cần phải có sự đồng ý của người lao động?

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019 tại Điểm a khoản 1 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động muốn sử dụng lao động làm thêm giờ (tăng ca) phải được sự đồng ý của người lao động.

Và Nghị định 145/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động quy định tại điều 59 như sau:

Điều 59. Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ

1. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật Lao động, các trường hợp khác khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động tham gia làm thêm về các nội dung sau đây:

a) Thời gian làm thêm;

b) Địa điểm làm thêm;

c) Công việc làm thêm.

2. Trường hợp sự đồng ý của người lao động được ký thành văn bản riêng thì tham khảo Mẫu số 01/PLIV Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, trường hợp công ty tổ chức làm thêm giờ bắt buộc phải có sự đồng ý của người lao động, ngoại trừ một số trường hợp quy định tại Điều 108 của Bộ luật lao động.

Trường hợp nào công ty tăng ca không cần sự đồng ý của người lao động?

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật lao động và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

– Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

– Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Nhân viên không đồng ý tăng ca, công ty có được quyền đuổi việc?

Điều 125 Bộ luật Lao động quy định cụ thể 11 trường hợp người sử dụng lao động có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đuổi việc – sa thải đối với người lao động. Theo đó, người lao động có một trong các hành vi sau đây sẽ bị sa thải:

– Trộm cắp tại nơi làm việc;

– Tham ô tại nơi làm việc;

– Đánh bạc tại nơi làm việc;

– Cố ý gây thương tích tại nơi làm việc;

– Sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

– Tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;

– Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

– Có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

– Quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

– Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật;

– Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Như vậy Nhân viên không đồng ý tăng ca, công ty không có quyền đuổi việc. Trường hợp công ty đuổi việc người lao động được xem là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Khi này người lao động có thể khởi kiện công ty, để yêu cầu đảm bảo về quyền và lợi ích chính đáng cho bản thân.

Lương tăng ca được tính như thế nào?

Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:

– Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

– Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

– Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định nêu trên, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng với nhân viên như thế nào cho đúng luật?

Bộ luật lao động quy định Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:

– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;

– Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;

– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật lao động;

– Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

– Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;

– Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật lao động khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.

Lưu ý: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trừ trường hợp Người lao động không có mặt tại nơi làm việc và Người lao động tự ý bỏ việc thì người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

– Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

– Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

– Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Nhân viên không đồng ý tăng ca, công ty có được quyền đuổi việc? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác liên quan vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.0191 để được Luật LVN Group hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com