Phụ cấp y tế thôn bản năm 2023 2023

Phụ cấp y tế thôn bản năm 2023 là bao nhiêu? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bào viết sau đây.

Y tế là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống, nhà nước triển khai thực hiện, đảm bảo các chính sách về y tế là góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho người dân. Đối với những nhân viên y tế ở khu vực khó khăn, vùng xa xôi, nhà nước có chế độ hỗ trợ nhất định. Vậy phụ cấp y tế thôn bản năm 2023 là bao nhiêu?

Nhân viên y tế thôn bản là gì?

Nhân viên y tế thôn, bản bao gồm:

– Nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khỏe ban

– Nhân viên y tế thôn bản làm công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em (sau đây gọi là cô đỡ thôn, bản) ở thôn, bản có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống, còn tồn tại phong tục, tập quán không đến khám thai, quản lý thai và đẻ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, có diện tích rộng, giao thông khó khăn, phức tạp, khả năng tiếp cận của người dân với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hạn chế (sau đây gọi là thôn, bản còn có khó khăn về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em).

Để trở thành một nhân viên y tế thôn, bản cá nhân cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn như sau:

– Về trình độ chuyên môn:

+ Nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu: Có trình độ chuyên môn về y từ sơ cấp trở lên hoặc đã hoàn thành khóa đào tạo có thời gian từ 3 tháng trở lên theo khung chương trình đào tạo nhân viên y tế thôn, bản của Bộ Y tế;

+ Cô đỡ thôn, bản: Đã hoàn thành khóa đào tạo có thời gian từ 6 tháng trở lên theo khung chương trình đào tạo cô đỡ thôn, bản của Bộ Y tế.

– Đang sinh sống, làm việc ổn định tại thôn, bản; tự nguyện tham gia làm nhân viên y tế thôn, bản hoặc cô đỡ thôn, bản.

– Có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình tham gia hoạt động xã hội, có khả năng vận động quần chúng và được cộng đồng tín nhiệm.

– Có đủ sức khoẻ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

Nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản

Nhân viên y tế thôn, bản thực hiện các nhiệm vụ sau đây theo quy định của pháp luật:

Nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn, bản làm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu:

– Tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng:

+ Thực hiện tuyên truyền, phổ biến kiến thức bảo vệ sức khoẻ, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm;

+ Hướng dẫn một số biện pháp chăm sóc sức khoẻ ban đầu; phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng;

+ Tuyên truyền, giáo dục người dân về phòng, chống HIV/AIDS;

+ Vận động, cung cấp thông tin, tư vấn về công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình.

– Tham gia thực hiện các hoạt động chuyên môn về y tế tại cộng đồng:

+ Phát hiện, tham gia giám sát và báo cáo tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, bệnh xã hội, bệnh truyền qua thực phẩm tại thôn, bản;

+ Tham gia giám sát chất lượng nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt; công trình vệ sinh hộ gia đình, nơi công cộng tại thôn, bản;

+ Tham gia triển khai thực hiện các phong trào vệ sinh phòng bệnh, an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng, xây dựng làng văn hóa sức khỏe.

– Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và kế hoạch hoá gia đình:

+ Tuyên truyền, vận động phụ nữ mang thai đến trạm y tế xã đăng ký quản lý thai, khám thai và đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ; xử trí đẻ rơi cho phụ nữ có thai không kịp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để sinh đẻ;

+ Hướng dẫn, theo dõi chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh tại nhà trong 06 tuần đầu sau khi sinh đẻ;

+ Hướng dẫn một số biện pháp đơn giản về theo dõi, chăm sóc sức khoẻ trẻ em và phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi;

+ Hướng dẫn thực hiện kế hoạch hoá gia đình, cung cấp và hướng dẫn sử dụng bao cao su, viên thuốc uống tránh thai theo quy định của Bộ Y tế.

– Sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thông thường:

+ Thực hiện sơ cứu ban đầu các cấp cứu và tai nạn;

+ Chăm sóc một số bệnh thông thường tại cộng đồng;

+ Tham gia hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, người khuyết tật, người mắc bệnh xã hội, bệnh không lây nhiễm tại gia đình.

– Tham gia thực hiện các chương trình y tế tại thôn, bản.

– Vận động, hướng dẫn nhân dân nuôi trồng và sử dụng thuốc nam tại gia đình để phòng và chữa một số chứng, bệnh thông thường.

– Tham gia giao ban định kỳ với trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là trạm y tế xã); tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn do cơ quan y tế cấp trên tổ chức để nâng cao trình độ.

– Quản lý và sử dụng hiệu quả Túi y tế thôn, bản.

– Thực hiện ghi chép, báo cáo kịp thời, đầy đủ theo hướng dẫn của trạm y tế xã.

Phụ cấp y tế thôn bản năm 2023

Quyết định số 75/2009/QĐ-TTg về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản. Theo Điều 2 văn bản này, mức phụ cấp của các nhân viên y tế thôn, bản như sau:

Điều 2. Mức phụ cấp

1.Trong thời gian công tác, nhân viên y tế thôn, bản được hưởng phụ cấp hàng tháng.

2.Mức phụ cấp hàng tháng đối với nhân viên y tế thôn, bản bằng 0,5 và 0,3 so với mức lương tối thiểu chung được quy định như sau:

a) Mức 0,5 áp dụng đối với nhân viên y tế thôn, bản tại các xã vùng khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.

b) Mức 0,3 áp dụng đối với nhân viên y tế thôn, bản tại các xã còn lại.”

Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản do ngân sách trung ương và ngân sách địa phương bảo đảm.

Trên đây là nội dung bài viết phụ cấp y tế thôn bản năm 2023. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com