Tai nạn trên đường đi công trình làm việc có được coi là tai nạn lao động không? 2023

Công ty tôi có một người lao động bị tai nạn trên đường đi làm công trình. Vậy tai nạn đó có phải tai nạn lao động không? Người lao động đó có được hưởng trợ cấp gì không? Nếu có thì hồ sơ, thủ tục hưởng như thế nào?

Câu hỏi:

Chào quý công ty, công ty tôi là công ty nội thất, vừa qua có một người lao động bị tai nạn trên đường đi công trình làm việc. Người đó không đến bệnh viện nơi đăng ký bảo hiểm y tế khám mà đến ngay một bệnh viện tư gần đó để sơ cứu và khám bệnh. Vài ngày sau người đó mới đến bệnh viện nơi đăng ký bảo hiểm y tế để khám thì bệnh không hết nên phải khám lại và bác sĩ yêu cầu mổ và nằm viện mấy ngày. Công ty cho tôi hỏi: Trường hợp như của người lao động này có được coi là tai nạn lao động hay chỉ là tai nạn thông thường? Người lao động đó có được trợ cấp gì không? Nếu có thì cần những hồ sơ, thủ tục, mẫu giấy tờ gì? Xin cảm ơn!

Trả lời:

Với câu hỏi Tai nạn trên đường đi công trình làm việc có được coi là tai nạn lao động không? Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Chế độ tai nạn lao động là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội được quy định tại Mục 3 Chương III Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Theo đó, người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 43 Luật bảo hiểm như sau:

Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2, Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

Từ căn cứ nêu trên, tai nạn được coi là tai nạn lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Tai nạn tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

– Tai nạn xảy ra ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

– Tai nạn xảy ra trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

Như vậy, tai nạn của người lao động trên đường đi làm công trình được xác định là tai nạn lao động trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc.

Khi bị tai nạn lao động như vậy, người lao động hoàn toàn được hưởng chế độ tai nạn lao động khi đi khám có kết quả khẳng định mức độ suy giảm khả năng lao động của người đó từ 5% trở lên.

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định tại Điều 104 Luật bảo hiểm như sau:

Điều 104. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Biên bản điều tra tai nạn lao động, trường hợp bị tai nạn giao thông được xác định là tai nạn lao động thì phải có thêm biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông.

3. Giấy ra viện sau khi đã điều trị tai nạn lao động.

4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

5. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động.

Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đầy đủ giấy tờ nêu trên cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết chế độ tai nạn lao động. Nếu không giải quyết thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật LVN Group qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 1900.0191 để được tư vấn. 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com