1. Cưỡng chế nợ thuế là gì?

Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp thường gặp trường hợp: Tài khoản ngân hàng nộp thuế tự trừ tiền thuế trong khi không nộp giấy nộp tiền.

Trường hợp như vậy, doanh nghiệp đã bị cưỡng chế thuế. Vậy cưỡng chế nợ thuế là gì?

Cưỡng chế nợ thuế là một trong những biện pháp được Tổng cục thuế áp dụng để xử lý tình trạng nợ thuế có khả năng thu hồi theo quy định của Luật Quản lý Thuế.

 

2. Các trường hợp doanh nghiệp bị cưỡng chế nợ thuế.

Theo Khoản 1, Điều 2, Thông tư 215/2013/TT-BTC Bộ Tài chính đã quy định có 4 trường hợp:

  1.  Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn, hạn gia hạn nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  2.  Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền nộp chậm mà có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản.
  3.  Ngời nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính vi phạm về thuế.
  4.  Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày mà người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế).

Ngoài ra, theo Điều 2, Thông tư 215/2013/TT-BTC có thêm một số trường hợp vi phạm dưới đây:

1. Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt hành chính về thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật Xử lý vi phạm hành chính.

2. Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế: Quá thời hạn quy định 90 ngày – tính từ ngày hết hạn nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế theo văn bản chấp thuận của cơ quan thuế mà người nộp thuế chưa đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật xử lý vi phạm hành chính.

3. Kho bạc nhà nước không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan thuế.

4. Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của cơ quan có thẩm quyền.

 

3. Quy định chung áp dụng các biện pháp cưỡng chế.

Lập danh sách đối tượng phải xác minh thông tin

Hàng tháng, ngay sau ngày ban hành thông báo tiền thuế, tiền phạt và tiền chậm nộp (sau đây gọi là Thông báo 07/QLN ban hành kèm theo Quy trình Quản lý nợ), công chức CCNT lập danh sách đối tượng chuẩn bị áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc chưa thực hiện cưỡng chế như sau:

  • Xác định đối tượng chuẩn bị áp dụng biện pháp cưỡng chế:

– Các trường hợp phải cưỡng chế theo quy định của từng biện pháp được hướng dẫn tại Phần II quy trình này.

– Các đối tượng có hành vi bỏ trốn, tẩu tán tài sản:

+ Hành vi bỏ trốn được căn cứ vào 1 trong các thông tin sau:

Trường hợp đã được coi là quyết định được giao theo quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 6 Thông tư 215/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (Thông tư 215/2013/TT-BTC) nhưng đối tượng bị cưỡng chế chưa nộp đủ tiền thuế ghi trên quyết định cưỡng chế;

Đối tượng bị tưỡng chế không hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh, có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi đối tượng bị cưỡng chế hoạt động kinh doanh và cơ quan thuế đã kiểm tra, xác định đối tượng bị cưỡng chế không còn hoạt động kinh doanh, bao gồm cả trường hợp giải thể không theo trình tự Luật Doanh nghiệp và đối tượng bị cưỡng chế thay đổi địa điểm đăng ký kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi thông tin theo quy định tại Điều 27 Luật Quản lý thuế.

+ Hành vi ẩu tán tài sản được căn cứ vào các thông tin sau: Đối tượng bị cưỡng chế thực hiện thủ tục chuyển nhượng, cho, bán tài sản, giải toả, tẩu tán số dư tài khoản một cách thất thường không liên quan đến các giao dịch thông thường trong sản xuất kinh doanh trước khi cơ quan thuế ban hành quyết định cưỡng chế.

Khi người nợ thuế có 1 trong 2 hành vi thì xét thấy biện pháp cưỡng chế nào phù hợp thì tổng hợp vào danh sách đó để thực hiện trình tự các bước CCNT.

  • Các đối tượng tạm dừng cưỡng chế hoặc chưa thực hiện cưỡng chế

– Tạm dừng cưỡng chế: Các trường hợp đã có quyết định nộp dần tiền nợ thuê của cơ quan thuế đã ban hành thì công chức CCNT không tổng hợp vào danh sách chuẩn bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.

– Chưa thực hiện cưỡng chế: Các trường hợp đã có thông báo của cơ quan thuế đã ban hành về việc người nộp thuế không phải nộp tiền chậm nộp thuế do người nộp thuế cung ứng hàng hoá, dịch vụ được thanh toán bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nhưng chưa được đơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước thanh toán nên không nộp thuế kịp thời thì không tổng hợp vào danh sách chuẩn bị áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với trường hợp này.

  • Thu nhập và xác minh thông tin của đối tượng chuẩn bị cưỡng chế.

– Cơ quan thuế thực hiện lập danh sách xác minh thông tin phù hợp với từng biện pháp. Việc xác minh thông tin được thực hiện từ các tổ chức, cá nhân sau:

  • Từ cơ quan thuế
  • Từ đối tượng bị cưỡng chế
  • Từ các bên có liên quan

– Ban hành văn bản xác minh thông tin đối với các trường hợp cơ sở dữ liệu về NNT chưa đầy đủ để thực hiện cưỡng chế.

  • Thủ trưởng cơ quan thuế ký và ban hành xác minh thông tin gửi tổ chức/cá nhân các văn bản.
  • Thủ trưởng cơ quan thuế có thể giao cho cấp phó ký thay các văn bản xác minh thông tin nếu cấp phó được phân công phụ trách công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế bằng văn bản hoặc được uỷ quyên theo từng vụ việc cưỡng chế.

Ban hành quyết định cưỡng chế: Căn cứ vào danh sách áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo hướng dẫn tại điểm 3 mục V quy trình này, cơ quan thuế lập quyết định cưỡng chế. Sau đó, gửi quyết định cưỡng chế đến đối tượng bị cưỡng chế và đến với cơ quan, tổ chức liên quan.

 

4. Các biện pháp ưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuê bao gồm:

  • Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong toả tài khoản;
  • Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
  • Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
  • Ngừng sử dụng hoá đơn;
  • Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
  • Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
  • Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.

Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại những điều trên chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.

Bài viết trên đây là các biện pháp cưỡng chế tiền nợ thuế 2023 mới nhất, nếu quý bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ đến tổng đài Luật sư của LVN Group tư vấn trực tuyến, hotline: 1900.0191 để được chúng tôi giải đáp và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Trân trọng!