1. Tiền cấp dưỡng nuôi con khi bố mẹ ly hôn ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Việc cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào? Pháp luật hiện hành có quy định mức nuôi một đứa trẻ trung bình là bao nhiêu không? Nếu mức cấp dưỡng nuôi con tòa án phán quyết mà người cấp dưỡng không thể đáp ứng thì sẽ giải quyết như thế nào?
Xin cảm ơn quý công ty đã hỗ trợ!
(Tuấn Hùng, Đà Nẵng)
Youtube video

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

 

Trả lời:

Việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn được quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.”

Như vậy, sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến khi thành niên (18 tuổi); nếu con thành niên mà không tự nuôi sống được bản thân do bị tàn tật hoặc không có năng lực hành vi dân sự thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có trách nhiệm cấp dưỡng không thời hạn theo quy định tại Chương VII Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó:

Điều 116. Mức cấp dưỡng

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng, tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng, vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng. Tuy nhiên, trong trường hợp mức cấp dưỡng nuôi con tòa án phán quyết vẫn vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có quyền làm đơn đề nghị tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.

>> Xem ngay quy định mới về cấp dưỡng: Tư vấn ly hôn, giành quyền nuôi con và mức cấp dưỡng?

 

2. Tranh chấp nghĩa vụ của cha mẹ với con sau ly hôn ?

Tình huống: Con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của tòa xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực là con chung của hai người. Tòa buộc người vợ phải chứng minh cháu bé sinh ra sau khi ly hôn là con của chồng cũ là không phù hợp.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

Hơn 10 năm trước, anh T kết hôn với chị L rồi sinh được một bé trai. Do chị L làm hướng dẫn viên du lịch nên nay đây mai đó khiến anh T thường nghi vợ không chung thủy.

Sinh con sau sáu tháng ly hôn

Sự nghi ngờ này khiến cho hai vợ chồng luôn xung đột. Đến đầu năm 2016, anh T gửi đơn ra tòa đòi ly hôn. Do chị L cũng đồng ý nên ngày 10-05-2016, tòa ra quyết định công nhận việc thuận tình này.

Sáu tháng sau, chị L sinh thêm một bé gái. Làm giấy khai sinh cho con chị vẫn khai tên cha là anh T. Được một thời gian, do hoàn cảnh khó khăn, chị L yêu cầu anh T góp thêm tiền để nuôi bé thứ hai. Anh T không đồng ý vì cho rằng bé không phải con mình.

Thấy anh T dây dưa từ chối trách nhiệm của người cha, chị L làm đơn khởi kiện yêu cầu TAND huyện T (tỉnh Quảng Bình) giải quyết buộc anh T phải cấp dưỡng nuôi bé.

Sau khi xem xét đơn khởi kiện, tòa cho rằng chị L sinh cháu bé sau khi đã ly hôn nên để có cơ sở buộc anh T cấp dưỡng nuôi con, chị phải làm đơn yêu cầu tòa án xác định cháu bé này là con anh T. Sau khi có kết quả, tòa mới xem xét giải quyết vụ kiện đòi cha cấp dưỡng…

Vẫn là con chung

Với tình huống khởi kiện của chị L đã có hai luồng quan điểm trái ngược nhau:

Quan điểm thứ nhất cho rằng Tòa án huyện T buộc chị L phải có yêu cầu xác định cha cho con là cần thiết, đúng quy định. Bởi chị L sinh cháu bé sau khi đã ly hôn chồng. Trong quyết định giải quyết việc ly hôn trước đó đã không đề cập, không xác định người con này là con của ai. Chính vì vậy, để có cơ sở quyết định việc chăm nom, cấp dưỡng nuôi con thì chị L phải yêu cầu tòa án xác định cha cho con.

Ngược lại, quan điểm thứ hai cho rằng yêu cầu trên của tòa là không cần thiết vì vấn đề này đã được pháp luật quy định. Theo Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng… Trường hợp nào được coi là người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Như vậy, trường hợp này tòa án phải thụ lý giải quyết đơn kiện của chị L vì cháu bé sinh ra trong vòng 300 ngày sau khi vợ chồng chị L có quyết định ly hôn.

Những người theo quan điểm thứ hai phân tích thêm, tòa án chỉ phải xác định cháu bé là con của ai trong trường hợp anh T không thừa nhận cháu là con. Tuy nhiên, lúc này anh T phải có yêu cầu nhờ tòa giải quyết. Tòa buộc chị L phải yêu cầu tòa án xác định đó là con chung của hai người là không phù hợp.

“Việc tồn tại quan hệ tình cảm ngoài hôn nhân hoặc ngoài thời kỳ hôn nhân là một thực tế của xã hội từ xưa đến nay. Chính vì vậy mà pháp luật hôn nhân và gia đình đã dự liệu bằng việc đưa ra khung pháp lý xác định cha, mẹ cho con trong giai đoạn này. Quan điểm thứ hai nêu trong bài báo là phù hợp, đúng pháp luật, tôi đồng tình với quan điểm này.

Người chồng có thể cho rằng đó không phải là con mình. Cũng có thể có lý. Nhưng như vậy anh phải yêu cầu tòa xác định… Trên thực tế sẽ có hai kết quả, một là cháu bé không phải là con anh, hai là con của anh. Việc cháu không phải con anh, anh từ chối cấp dưỡng là không sai. Tuy nhiên, nếu là con anh thật thì anh phải có trách nhiệm chăm lo, nuôi dưỡng con, không tránh đi đâu được.”

Luật sư PHAN THANH SƠN, Đoàn Luật sư tỉnh Đăk Lăk

>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn và đòi tiền cấp dưỡng nuôi con?

 

3. Tranh chấp về mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn?

Thưa Luật sư, tôi có một vấn đề mong các Luật sư của LVN Group giải đáp: Chồng tôi là bộ đội (sĩ quan chuyên nghiệp). Chúng tôi đang chuẩn bị ly hôn nhưng chúng tôi không thỏa thuận được việc trợ cấp nuôi con. Chồng tôi đồng ý cho tôi nuôi con, tuy nhiên chồng tôi không tự nguyện trợ cấp cho con.

Tôi đã nhiều lần van xin chồng tôi trợ cấp cho con 40% lương, nhưng chồng tôi đã từ chối. Tình trạng sức khỏe của tôi không tốt. Tôi thường xuyên ốm đau và chồng tôi biết rõ điều đó. Lương của tôi là 3.700.000 VNĐ. Tôi còn phải nuôi mẹ già mất khả năng lao động, mẹ tôi thường xuyên ốm đau.

Hiện tại con trai tôi 3 tuổi, chi phí sinh hoạt tối thiểu cho cháu hiện tại là 3 triệu. Nhưng tôi muốn xin trợ cấp nuôi dưỡng con là 40% (thay vì 3 triệu) vì lương của chồng tôi theo năm tháng sẽ tăng lên và theo đó con trai tôi cũng lớn dần lên vì vậy chi phí cho cháu cũng vì đó mà tăng theo.

Vậy tôi xin hỏi luật sư là với những lý do trên thì con trai tôi có thể hưởng 40% trợ cấp từ bố cháu không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: N.P

Youtube video

Luật sư tư vấn chế độ cấp dưỡng cho con sau ly hôn, gọi:1900.0191

 

Trả lời:

Thứ nhất,về nghĩa vụ cấp dưỡng:

Căn cứ theo khoản 2, Điều 82, Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định:

“2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”

Như vậy, khi ly hôn thì người nào không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Do đó, trong trường hợp của bạn thì con bạn mới được 03 tuổi, theo đó khi ly hôn chồng bạn không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Thứ hai, về mức cấp dưỡng:

Căn cứ vào Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Khi quyết định mức tiền phải cấp dưỡng, Tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập của người cấp dưỡng, cũng như căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng vì vậy mức cấp dưỡng thường không cao hơn mức thu nhập của người cấp dưỡng.

Như vậy, pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể mức cấp dưỡng mà Tòa án sẽ xem xét mức cấp dưỡng trong từng trường hợp cụ thể. Do đó, mức cấp dưỡng bạn yêu cầu là 40% có được chấp nhận hay không còn tùy vào sự xem xét của tòa án cũng như khả năng của chồng bạn, thu nhập thực tế của anh ấy, cũng như phụ thuộc vào hoàn cảnh của chồng cũ của bạn thì Tòa án sẽ đưa ra mức cấp dưỡng phù hợp đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất mọi mặt cho các bên.

>> Xem thêm: Trợ cấp để nuôi con nhỏ sau ly hôn là bao nhiêu?

 

4. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn khi không cấp dưỡng?

Thưa Luật sư! Khi ly hôn không cấp dưỡng tiền nuôi con thì không cho thăm con có đúng không? Xin tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Youtube video

Luật sư tư vấn hôn nhân về quyền nuôi con:1900.0191

 

Trả lời:

Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Như vậy, quyền thăm con sau khi ly hôn là quyền mà pháp luật quy định cho người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Do đó, việc người trực tiếp nuôn con viện dẫn việc không cấp dưỡng để ngăn cản quyền này là không đúng với quy định của pháp luật.

Còn mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn sẽ do hai bên thỏa thuận vì pháp luật không quy định cụ thể các mức cấp dưỡng. Nếu người không trực tiếp nuôi dưỡng con không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thì người đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu hai bên không thỏa thuận được với nhau về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng cho con.

>> Để có thêm thông tin bạn vui lòng tham khảo bài viết liên quan:Tư vấn tranh chấp về mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn?

 

5. Làm thế nào khi chồng không tự giác cấp dưỡng cho con sau ly hôn?

Thưa Luật sư, xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi. Vợ chồng tôi cùng là công chức, lương chồng tôi khoảng 6 triệu/tháng, lương tôi 4.8 triệu/tháng. Chúng tôi có một con chung 2 tuổi 8 tháng.

Bố mẹ tôi có cho tôi một ngôi nhà để ở nhưng chưa làm sổ đỏ, bố mẹ chồng tôi cũng cho chúng tôi nhà ở mang tên chúng tôi. Khi ly hôn tôi có được quyền nuôi con không? Tôi không cần chia tài sản sau ly hôn. Với khoảng thu nhập trên thì chồng tôi sẽ cấp dưỡng cho con tôi khoảng bao nhiêu một tháng? Và tôi có quyền yêu cầu cơ quan chồng tôi chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của tôi không (chúng tôi đều lĩnh lương qua tài khoản, trong cuộc sống thường ngày rất mệt mỏi phải hỏi tiền sinh hoạt chung vì chồng tôi không tự giác) ?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư!

Người gửi: Hương

>> Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến qua tổng đài : 1900.0191

 

Trả lời:

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Con của bạn hiện tại 2 tuổi 8 tháng, do vậy theo khoản 3 Điều 81 nêu trên thì cháu được giao cho bạn trực tiếp nuôi, trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nóm, nuôi dưỡng, giáo dục hoặc vợ chồng bạn có thỏa thuận khác.

Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn gồm có:

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.”

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Mức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó, trường hợp khi ly hôn chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, phương thức cấp dưỡng sẽ do hai bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Yêu cầu cấp dưỡng một lần có được chấp nhận hay không còn phải căn cứ vào điều kiện kinh tế, hoàn cảnh của người cấp dưỡng.

>> Xem ngay: Quy định mới về mức tiền trợ cấp nuôi con khi bố mẹ ly hôn?

 

6. Yêu cầu chồng cấp dưỡng một lần sau ly hôn có được không ?

Thưa Luật sư của LVN Group, vợ chồng tôi ly hôn, anh không có nghề nghiệp ổn định, lúc làm thợ hồ, lúc thì không. Tôi muốn xin toà là để chồng tôi cấp dưỡng một lần cho con tôi bé 6 tuổi. Như vậy tôi phải làm đơn thế nào và điều kiện như thế nào để được cấp hết một lần?
Xin Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi.
Người hỏi: Thuthao

>>Luật sư tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình, gọi: 1900.0191

 

Trả lời:

Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, theo đó, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 và Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Trường hợp khi ly hôn chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, phương thức cấp dưỡng sẽ do hai bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Yêu cầu cấp dưỡng một lần có được chấp nhận hay không còn phải căn cứ vào điều kiện kinh tế, hoàn cảnh của người cấp dưỡng là chồng bạn.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của khách hàng. Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi. Trân trọng./.