Dịch vụ ly hôn - Mẫu văn bản
Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Dịch vụ pháp lý - Dịch vụ ly hôn

Với sự cập nhật liên tục của pháp luật trong những năm gần đây, cấu thành hồ sơ ly hôn và thủ tục ly hôn tại quận Ba Đình cũng bị tác động mạnh mẽ dẫn tới một số thay đổi mà yêu cầu những người đang có nhu cầu ly hôn phải nắm được, nếu muốn thực hiện thủ tục ly hôn chuẩn xác, nhanh chóng.

Bằng bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tất cả những thủ tục cơ bản khi bạn đã, đang và sẽ chuẩn bị thực hiện ly hôn tại Toà án.

Ly hôn cần những giấy tờ gì

Trước khi làm thủ tục ly hôn bạn cần phải xác định được danh mục những giấy tờ sẽ cần thiết cho yêu cầu ly hôn đây còn được gọi là Hồ sơ ly hôn. Những giấy tờ này phụ thuộc nhiều vào tình trạng hôn nhân của bạn và những yêu cầu cụ thể trong vụ việc ly hôn tại Toà án.

Ví dụ như khi bạn không có yêu cầu chia tài sản hay chia con chung thì các tài liệu, hồ sơ liên quan tới việc chứng minh thu nhập, chứng minh điều kiện, chứng minh nguồn gốc tài sản hay Hợp đồng, thoả thuận mua bán có liên quan khác sẽ không cần phải cung cấp khi thực hiện ly hôn.

Ngược lại, nếu bên cạnh chấm dứt quan hệ hôn nhân bạn còn muốn yêu cầu Toà án phán xét về tài sản và con chung thì những giấy tờ trên sẽ là không thể thiếu.

Vậy về cơ bản, danh mục những giấy tờ cần có khi ly hôn sẽ bao gồm:

  • Bản chính Giấy Đăng ký kết hôn;
  • Bản sao các Giấy tờ cá nhân như CMND/CCCD, Visa, Hộ chiếu;
  • Bản sao Giấy khai sinh của con chung nếu có;
  • Bản sao Giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản, chứng minh khoản vay;
  • Bản sao Giấy xác nhận nơi cư trú hiện tại;
  • Giấy tờ chứng minh mâu thuẫn, hậu quả mâu thuẫn vợ chồng nếu có;

Các loại thủ tục ly hôn hiện có tại Ba Đình

Trước khi tiến hành ly hôn, bạn cần phân biệt được thủ tục ly hôn của mình là loại gì. Dựa theo một số đặc trưng, có thể phân loại một số thủ tục ly hôn như sau:

  • Dựa theo nơi cư trú: Ly hôn trong nước và Ly hôn có yếu tố nước ngoài;
  • Dựa theo yêu cầu ly hôn: Ly hôn thuận tình và Ly hôn đơn phương;
  • Dựa theo tình trạng các bên: Ly hôn thông thường và Ly hôn với người mất tích/người đang bị giam giữ/người mất năng lực hành vi;
  • Dựa theo đăng ký kết hôn: Ly hôn và Tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân

Trong những loại thủ tục ly hôn trên đây, phải kể đến hai thủ tục thường gặp nhất đó là thủ tục ly hôn thuận tình và thủ tục ly hôn đơn phương.

Trình tự thủ tục ly hôn chung tại Ba Đình

Trước khi đi vào chi tiết từng thủ tục ly hôn cụ thể, chúng tôi xin đưa ra những hướng dẫn chung nhất với thủ tục ly hôn để giúp các bạn có cái nhìn khách quan và đầy đủ về những bước cơ bản để thực hiện thủ tục này:

  • Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ ly hôn;
  • Bước 2: Nộp Hồ sơ ly hôn vào Toà án nhân dân có thẩm quyền;
  • Bước 3: Nộp án phí theo quy định;
  • Bước 4: Có mặt và làm việc theo thông báo của Toà án;
  • Bước 5: Nhận kết luận của Toà án đối với thủ tục xin ly hôn;

Thủ tục ly hôn đơn phương tại Ba Đình

Sau khi xem xong phần trên, chắc hẳn bạn đã có một cái nhìn tổng quát về thủ tục ly hôn, nào, giờ chúng ta sẽ đi sâu hơn về hai loại thủ tục ly hôn được cho là phổ biến nhất hiện nay. Thủ tục ly hôn đơn phương sẽ bao gồm có những bước nào:

  • Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ ly hôn đơn phương (Đối với hồ sơ đơn phương, bạn chỉ cần chuẩn bị được những căn cứ giấy tờ từ phía bản thân, giấy tờ từ bên còn lại có thể chưa cần đầy đủ ngay khi lập hồ sơ nhưng cần phải có một số thông tin cơ bản để xác định. Nếu trong vụ việc có yêu cầu tranh chấp về tài sản, nguyên đơn, bị đơn sẽ phải chuẩn bị cho mình những căn cứ riêng chứng minh cho ưu thế và những nguyện vọng hợp lý. Nếu ly hôn có tranh chấp về quyền nuôi con thì các bản Hợp đồng lao động, sao kê ngân hàng, chứng minh thu nhập cũng sẽ là căn cứ không thể thiếu);
  • Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương đến Toà án nhân dân có thẩm quyền (Khác với thủ tục ly hôn thông thường, thủ tục ly hôn đơn phương sẽ cần nộp đơn tới Toà án nhân dân nơi bị đơn đang cư trú hoặc làm việc. Lưu ý, cần phải có căn cứ hợp pháp chứng minh cho việc “đang cư trú” này);
  • Bước 3: Nộp án phí ly hôn đơn phương (Mức án phí ly hôn đơn phương không cố định. Nó tuỳ thuộc rất nhiều vào nội dung các yêu cầu về tài sản mà phía nguyên đơn hoặc bị đơn đưa ra cho Toà án giải quyết. Mức án phí hiện nay được tính cụ thể dựa trên các mức ngạch theo quy định pháp luật);
  • Bước 4: Có mặt và làm việc theo lịch triệu tập của Toà án (Số buổi làm việc trong thủ tục ly hôn đơn phương là tương đối nhiều, ngoài các buổi hoà giải, nội dung các buổi làm việc cũng rất đa dạng, chủ yếu xoay quanh các vấn đề liên quan tới xác minh và làm rõ những nội dung yêu cầu);
  • Bước 5: Sau quá trình làm việc kéo dài từ 6-9 tháng, Toà án sẽ đưa ra lịch xét xử và Bản án phán quyết đối với các yêu cầu ly hôn, phân chia tài sản và con cái. Nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền kháng cáo Bản án trên của Toà án trong vòng 15 ngày nếu nhận thấy quyền và lợi ích của mình chưa được đảm bảo. Việc kháng cáo sẽ được xử lý theo quy trình Phúc thẩm tại Toà án nhân dân cấp trên.

Thủ tục ly hôn thuận tình tại Ba Đình

Thủ tục ly hôn thuận tình có nhiều yếu tố đơn giản và có phần dễ dàng hơn so với thủ tục ly hôn đơn phương mà chúng tôi đã hướng dẫn bên trên. Trong thực tế, những người tham gia thủ tục này hay gọi đây là thủ tục ly hôn trong hoà bình. Vậy thủ tục ly hôn thuận tình sẽ bao gồm:

  • Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ ly hôn (Tại bước này, các bên chuẩn bị toàn bộ những hồ sơ cần có theo danh mục giấy tờ, không được phép thiếu bất kỳ tiểu mục nào, việc thiếu và không cung cấp đủ sẽ dẫn tới không thể thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình mà buộc phải chuyển qua thủ tục ly hôn đơn phương);
  • Bước 2: Nộp hồ sơ ly hôn tới Toà án nhân dân có thẩm quyền (Đối với thủ tục ly hôn thuận tình, các bên có thể lựa chọn một trong hai Toà án nơi cư trú của hai bên để làm Toà án xử lý ly hôn, miễn sao Toà án này tạo sự thuận tiện trong thủ tục ly hôn);
  • Bước 3: Nộp án phí ly hôn (Mức án phí ly hôn đối với thủ tục ly hôn thuận tình là cố định và hiện nay là 300.000đ);
  • Bước 4: Có mặt và làm việc theo yêu cầu của Toà án (Thủ tục ly hôn thuận tình sẽ có khoảng từ 1-3 buổi làm việc tuỳ vào những tình tiết trong hôn nhân của mỗi cặp đôi);
  • Bước 5: Sau thời hạn từ 20-30 ngày làm việc, người có nhu cầu ly hôn sẽ nhận được Quyết định công nhận thuận tình ly hôn và các thoả thuận về tài sản, con chung.

Luật LVN tư vấn thủ tục ly hôn trọn gói tại Ba Đình

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, chúng tôi có thể đưa ra những trợ giúp pháp lý tốt nhất và giá thành hợp lý cho mọi khách hàng. Chúng tôi hiện có cung cấp những dịch vụ hỗ trợ ly hôn trọn gói như sau:

Tư vấn hồ sơ ly hôn, thủ tục ly hôn: 500.000 đ

Thủ tục thực hiện Ly hôn thuận tình trọn gói:  3.000.000 đ (Ba triệu đồng)

Thủ tục thực hiện Ly hôn đơn phương trọn gói:   5.000.000 đ (Năm triệu đồng)

Mức chi phí này đã bao gồm toàn bộ các bước giải quyết tranh chấp về tài sản, con chung, cấp dưỡng và không phát sinh thêm.

Khiếu nại thủ tục ly hôn Ba Đình ở đâu

Với những hướng dẫn trên của chúng tôi, tin rằng các bạn đã có thể nắm chắc được từng bước trong thủ tục ly hôn để có thể giải quyết nhu cầu cho mình.

Vậy bạn sẽ cần làm gì nếu cho rằng Toà án không thực hiện hay thực hiện không đầy đủ thủ tục ly hôn nói trên, kéo dài thời gian xử lý gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

Nếu bạn có căn cứ chứng minh cho những gì mình hiểu và nhận định là đúng, bạn có thể áp dụng các quy định trong Luật Khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích của mình. Cụ thể là gửi khiếu nại lần 01 tới người đang có trách nhiệm giải quyết vụ việc ly hôn. Trong trường hợp quá thời hạn trả lời khiếu nại nhưng bạn vẫn không nhận được giải quyết hoặc được giải quyết không thoả đáng, bạn có thể tiếp tục thực hiện khiếu nại lần 02 tới Chánh án Toà án nhân dân đang có thẩm quyền giải quyết ly hôn.

Có nên đưa riêng chi phí cho Toà để đẩy nhanh thủ tục ly hôn

Chúng tôi không thể tư vấn cho bạn những điều mà pháp luật không cho phép. Việc sử dụng các khoản phí ngoài để thúc đẩy quá trình theo quy định là vi phạm pháp luật, tuy rằng trên thực tế có thể các hành vi này đã diễn ra tại một số nơi và đem lại những ấn tượng, cách làm xấu, nhưng chúng tôi vẫn phải khẳng định là không bao giờ nên thực hiện những việc làm tương tự.

Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn của chúng tôi xoay quanh chủ đề Thủ tục ly hôn tại quận Ba Đình, rất mong có thể giúp được các bạn phần nào trong quá trình thực hiện thủ tục này.

Xin cảm ơn đã xem qua bài viết!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Dịch vụ pháp lý - Dịch vụ ly hôn

Thủ tục ly hôn mới nhất được áp dụng toàn quốc kể từ năm 2019 với sự xuất hiện của Trung tâm đối thoại hòa giải tại Tòa án.

Với sự ra đời của Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 cùng Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, quá trình giải quyết việc Ly hôn của Tòa án đã có rất nhiều thay đổi so với thủ tục trước đây. Thủ tục ly hôn hiện tại được rút ngắn hơn, đơn giản hơn, mang hướng có lợi hơn nhiều cho các đương sự.

Trung tâm đối thoại hòa giải được thành lập và đưa vào hoạt động tại 16 tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ,… trở thành một bước tố tụng không thể thiếu khi xử lý việc Ly hôn. Vậy cơ quan này có vai trò gì. Bằng bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cho các bạn những sự thay đổi lớn được áp dụng từ năm 2019 trong quá trình thực hiện nhu cầu ly hôn.

 

I. Trung tâm đối thoại hòa giải tại Tòa án được đưa vào thí điểm từ năm 2019

Trung tâm đối thoại hòa giải tại Tòa án là một tổ chức tự quản được đặt trụ sở tại Tòa án nhân dân, nhưng không phải là một tổ chức có cơ cấu, bộ máy riêng, không thuộc biên chế của Tòa án nhân dân.

Trung tâm có chức năng nhiệm vụ thực hiện hòa giải các tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động; đối thoại giải quyết các khiếu kiện hành chính trước khi Tòa án thụ lý, giải quyết, trừ những tranh chấp, khiếu kiện theo quy định của luật là không được hòa giải, đối thoại hoặc không tiến hành hòa giải, đối thoại được.

 

II. Trung tâm đối thoại hòa giải có vị trí như thế nào trong thủ tục ly hôn kể từ năm 2019

Trung tâm đối thoại hòa giải là bước đầu tiên cần thực hiện khi các bên nộp hồ sơ yêu cầu Ly hôn tại Tòa án. Không phân biệt là Thủ tục ly hôn thuận tình hay Thủ tục ly hôn đơn phương. Thay vì trước đây, Tòa án sẽ là cơ quan ngay lập tức giải quyết yêu cầu ly hôn thì hiện nay, hồ sơ xin ly hôn sẽ được chuyển qua Trung tâm hòa giải, đối thoại khi các cặp vợ chồng có yêu cầu.

Tại cơ quan này, hai vợ chồng sẽ được hòa giải viên, đối thoại viên tiến hành hòa giải, tìm hiểu khả năng hàn gắn mối quan hệ và các thỏa thuận liên quan.

Sau khi có kết quả hòa giải, hồ sơ mới được chuyển lên Thẩm phán để tiến hành xử lý theo quy định pháp luật.

Thủ tục ly hôn mới nhất 2019
Thủ tục ly hôn mới nhất 2019

 

III. Các Giấy tờ, hồ sơ cần thiết để ly hôn

1. Đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn có thể được viết bằng nhiều cách trình bày khác nhau đi kèm với đó là những nội dung khác nhau thể hiện quan điểm riêng của từng cặp vợ chồng và mâu thuẫn dẫn tới ly hôn. Đơn có thể được đánh máy, viết tay hoặc điền trực tiếp trên mẫu đơn của Tòa án ban hành.

Tuy nhiên dưới góc độ pháp lý được phân thành 2 loại chính là: Đơn khởi kiện Ly hôn (Đơn phương Ly hôn)Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con chung và phân chia tài sản (Thuận tình ly hôn).

2. Giấy Đăng ký kết hôn (bản chính)

Trong trường hợp không có Giấy đăng ký kết hôn bản chính vì lý do mất mát, hư hỏng hay bị chiếm giữ nhằm ngăn chặn quyền ly hôn. Bạn có thể thực hiện việc xin trích lục hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy đăng ký kết hôn lần đầu.Bản trích lục này được sử dụng thay thế bản chính và có giá trị như bản chính khi tiến hành xác lập hồ sơ xin ly hôn.

3. Chứng minh thư nhân dân (bản sao)

Các bạn cần chuẩn bị chứng minh thư nhân dân bản sao của cả vợ và chồng, không được sử dụng bản photo.
Trong trường hợp không có chứng minh thư nhân dân có thể thay thế bằng các giấy tờ nhân thân khác như Căn cước công dân, hộ chiếu,…

4. Sổ hộ khẩu (bản sao)

Vợ chồng chưa nhập khẩu sẽ phải cung cấp 2 bản sao sổ hộ khẩu của mỗi người.Nếu đã nhập khẩu thì chỉ cần bản sao của sổ hộ khẩu chung.Vì lý do nào đó, sổ hộ khẩu không thể được cung cấp, bạn cần phải xin xác nhận của Công an địa phương về nơi cư trú và đăng ký hộ khẩu thường trú tại thời điểm hiện tại.

5. Giấy khai sinh của con (bản sao)

Giấy khai sinh của con chung là thành phần hồ sơ không thể thiếu khi xác lập thủ tục ly hôn. Bên cạnh việc thực hiện quyền ly hôn của bố mẹ, quyền của các con chung cũng cần được đảm bảo. Các quyền này có căn cứ phần nhiều dựa trên tuổi của con.Nếu Giấy khai sinh cũng đã bị mất mát, hư hỏng hoặc chiếm giữ, bạn cũng có thể xin trích lục lại tại nơi đã cấp ban đầu để đưa vào hồ sơ.

6. Giấy chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp tài sản (bản sao)

Thành phần hồ sơ này được sử dụng và cần đến đối với vụ việc ly hôn có tranh chấp tài sản. Bạn cần đưa ra các thông tin chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với tài sản chung. Ví dụ như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận đăng ký xe, Giấy chứng nhận góp vốn, cổ phần, Di chúc,…

7. Giấy xác nhận tình trạng chung sống (bản chính)

Để chứng minh quan hệ hôn nhân đã trầm trọng và không thể kéo dài, bạn cần có sự đánh giá khách quan của một bên thứ ba được Tòa án tin cậy. Ở đây, thường nhắc tới nhất là Tổ trưởng tổ dân phố, người có trách nhiệm được phân công đôn đốc, quản lý một nhóm dân cư nhỏ trong phạm vi của mình.Mẫu Giấy xác nhận này sẽ do Tòa án ban hành, phần khai sẽ do Tổ trưởng trực tiếp viết tay và có sự xác nhận lại của UBND cấp xã phường.

8. Giấy xác nhận nơi cư trú (nếu đương sự không cư trú tại nới có đăng ký hộ khẩu thưởng trú)

Đối với rất nhiều trường hợp, các bên đã không còn sinh sống tại nơi có đăng ký hộ khẩu thường trú, đã bán nhà mà không khai báo lại cư trú với cơ quan có thẩm quyền. Thay vào đó là làm ăn định cư tại những địa chỉ khác nhau, thậm chí vợ chồng không sống chung và có khoảng cách địa lý rất lớn.Trong những trường hợp này, bạn cần phải xin xác nhận của Công an địa phương về việc tạm trú, cư trú hiện tại của mình bằng văn bản. Văn bản này sẽ là thành phần bắt buộc để Tòa án có thể xem xét thẩm quyền từ đó giải quyết nhu cầu ly hôn của đương sự.

9. Tờ khai lấy ý kiến của con chung (trong trường hợp con lớn hơn 7 tuổi hoặc vợ chồng chưa thỏa thuận được các vấn đề về nuôi và cấp dưỡng cho con)

Nếu con chung đã lớn hơn 7 tuổi, tức là đã đạt được nhận thức nhất định về việc  lựa chọn sống chung với cha hay với mẹ. Việc cân nhắc ý kiến của các con sẽ được Tòa án đưa ra bằng 1 bản lời khai. Thủ tục này tương đối nhạy cảm và có thể để lại nhiều hậu quả tâm lý với con chung. Các cặp vợ chồng cần cân nhắc kỹ trước khi ly hôn, tránh tối đa việc tranh chấp về quyền nuôi con nếu có thể.

10. Căn cứ chứng minh thu nhập, nguồn gốc tài sản (trong trường hợp có tranh chấp về con chung hoặc tài sản)

Nếu việc tranh chấp quyền nuôi con và tài sản là không thể tránh khỏi. Các bên sẽ cần đưa ra những bằng chứng chứng minh cho ưu thế của mình khi trực tiếp nuôi con. Các ưu thế này có thể xuất phát từ môi trường sống, văn hóa, điều kiện kinh tế, thời gian làm việc, tình trạng công tác, vị trí địa lý,…

Việc chứng minh điều kiện bản thân là vượt trội so với đối phương hoặc chứng minh đối phương không có đủ điều kiện sẽ là căn cứ để tòa án đưa ra nhận định về phân chia quyền nuôi con hoặc tài sản trong thời kỳ hôn nhân.

 

IV. Thủ tục ly hôn được áp dụng từ năm 2019

Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn

Sau khi hoàn thành chuẩn bị hồ sơ ly hôn, bạn sẽ phải nộp hồ sơ tới Tòa án để yêu cầu được giải quyết nhu cầu ly hôn của mình.

Hồ sơ sẽ được nộp tại bộ phần tiếp dân hoặc phòng Văn thư của Tòa án.

Bước 2: Tiến hành Hòa giải tại Trung tâm đối thoại hòa giải

Sau thời hạn 7-10 ngày kể từ khi nộp hồ sơ xin ly hôn, Tòa án sẽ chuyển hồ sơ xin ly hôn xuống Trung tâm đối thoại hòa giải và cho vợ chồng thực hiện bước hòa giải cơ sở tại đây.

Bước 3: Kết thúc hòa giải và chuyển hồ sơ tới Thẩm phán thụ lý giải quyết

Sau khi tiến hành hòa giải, nếu các bên vẫn giữ vững quan điểm và yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Tòa án sẽ phân công thẩm phán và chuyển hồ sơ để bắt đầu thụ lý giải quyết theo quy định pháp luật.

Bước 4: Ra Thông báo yêu cầu nộp tạm ứng án phí

Thủ tục đầu tiên bạn cần làm ở bước này sẽ là nộp tạm ứng án phí.

Án phí ly hôn nếu không có tranh chấp tài sản sẽ là: 300.000 VNĐ

Án phí nếu có tranh chấp chia tài sản sẽ được tính theo % giá trị tài sản có tranh chấp cụ thể như sau:

Stt

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí (đồng)

1

Từ 4.000.000 đồng trở xuống 300.000

2

Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 8% giá trị tài sản có tranh chấp

3

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 32.000.000 đồng + 6, 5% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

4

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 58.000.000 đồng + 5% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 80 triệu đồng

5

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 118.000.000 đồng + 3,5% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2 tỷ đồng

6

Từ trên 4.000.000.000 đồng 188.000.000 + 0,2% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4 tỷ đồng.

Bước 5: Làm việc lần 1 về quan điểm của các bên

Các bên sẽ công khai tài liệu chứng cứ có liên quan nhằm chứng minh cho yêu cầu của bản thân là hợp pháp.

Bên cạnh đó là cung cấp những bản lời khai, tường trình quá trình hôn nhân, nguyên nhân mâu thuẫn và quan điểm yêu cầu ly hôn.

Bước 6: Làm việc lần 2 về quan điểm của các bên

Sau khi kết thúc buổi làm việc lần 1, buổi thứ 2 sẽ được sắp xếp nhằm giúp các bên chuẩn bị, bổ sung các tài liệu chứng cứ cần thiết còn thiếu, thay đổi quan điểm đã đưa ra nếu có.

Thẩm phán sẽ đưa ra những câu hỏi nhằm làm rõ các mâu thuẫn, những yêu cầu cá biệt của từng bên. Trong phạm vi nhất định, những câu hỏi này các bên hoàn toàn có thể lựa chọn trả lời hoặc không trả lời nếu có lý do chính đáng.

Đây sẽ là buổi làm việc cuối cùng vì thế các bên cần lưu ý để có kế hoạch phù hợp.

Bước 7: Tòa án tiến hành làm việc, giám định, xác minh, định giá tài sản

Đối với vụ việc ly hôn có yếu tố tranh chấp tài sản phức tạp, các buổi làm việc tại bước này sẽ có thể là từ 4-5 buổi, hoặc nhiều hơn nếu có căn cứ để gia hạn xác minh. Tài sản tranh chấp, nghĩa vụ nợ chung sẽ được định giá bởi ban Thẩm định giá do Tòa án thành lập, căn cứ vào thị trường lúc bấy giờ.

Các hồ sơ chứng cứ nếu có nghi ngờ có thể được tiến hành giám định nhằm làm rõ sự thật khách quan. Chi phí giám định được Tòa án quyết định theo pháp luật và yêu cầu các đương sự chi trả trong từng trường hợp cụ thể.

Bước 8: Đưa vụ việc ra xét xử hoặc công nhận thỏa thuận các bên

Trong thời hạn từ 10 – 15 ngày kể từ khi kết thúc bước làm việc trên. Khi Tòa án đã có đủ căn cứ kết luận. Nếu các bên không có thay đổi gì, vụ việc sẽ được đưa ra giải quyết theo quy định của Bộ Luật tố tụng Dân sự.

Lịch xét xử sẽ được gửi tới cho cả 2 bên và các bên khác có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Bước 9: Giao Quyết định hoặc Bản án

Bản án/Quyết định của Tòa án về việc ly hôn sẽ được giao tới cho nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và các cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn tối đa là 10 ngày kể từ khi xét xử.

 

V. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn

Thủ tục ly hôn được giải quyết ở đâu có lẽ là câu hỏi của nhiều người quan tâm khi tình trạng cư trú của bản thân và vợ/chồng có nhiều điểm phức tạp. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

c) Tòa án nơi người yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;

d) Tòa án nơi người phải thi hành bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành án là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành án có trụ sở, nếu người phải thi hành án là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài;

đ) Tòa án nơi người gửi đơn cư trú, làm việc, nếu người gửi đơn là cá nhân hoặc nơi người gửi đơn có trụ sở, nếu người gửi đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;

e) Tòa án nơi người phải thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài cư trú, làm việc, nếu người phải thi hành là cá nhân hoặc nơi người phải thi hành có trụ sở, nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành phán quyết của Trọng tài nước ngoài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài;

g) Tòa án nơi việc đăng ký kết hôn trái pháp luật được thực hiện có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;

h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

i) Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết;

k) Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;

l) Tòa án nơi cha, mẹ nuôi hoặc con nuôi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;

m) Tòa án nơi tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng có trụ sở có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu;

n) Tòa án nơi cơ quan thi hành án có thẩm quyền thi hành án có trụ sở hoặc nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và yêu cầu khác theo quy định của Luật thi hành án dân sự;

o) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại;

p) Tòa án nơi có tài sản có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận tài sản đó có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam;

q) Tòa án nơi người mang thai hộ cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu liên quan đến việc mang thai hộ;

r) Tòa án nơi cư trú, làm việc của một trong những người có tài sản chung có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án;

s) Tòa án nơi người yêu cầu cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án;

t) Tòa án nơi cư trú, làm việc của người yêu cầu có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố vô hiệu thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình; xác định cha, mẹ cho con hoặc con cho cha, mẹ theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;

u) Tòa án nơi có trụ sở của doanh nghiệp có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ nghị quyết của Đại hội cổ đông, nghị quyết của Hội đồng thành viên;

v) Tòa án nơi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể đó vô hiệu;

x) Tòa án nơi xảy ra cuộc đình công có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công;

y) Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ giải quyết yêu cầu bắt giữ tàu bay, tàu biển được thực hiện theo quy định tại Điều 421 của Bộ luật này.

3. Trường hợp vụ án dân sự đã được Tòa án thụ lý và đang giải quyết theo đúng quy định của Bộ luật này về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết vụ án có sự thay đổi nơi cư trú, trụ sở hoặc địa chỉ giao dịch của đương sự.”

 

VI. Thời gian thực hiện thủ tục ly hôn

Thời gian thực hiện thủ tục ly hôn là khoảng thời gian được xác định kể từ khi Tòa án chính thức nhận giải quyết yêu cầu ly hôn cho tới khi yêu cầu ly hôn được giải quyết xong.

Thời gian để giải quyết Thủ tục ly hôn thuận tình là khoảng 30 ngày làm việc.

Thời gian để giải quyết Thủ tục ly hôn đơn phương là khoảng 4-6 tháng kể từ khi có Thông báo Thụ lý vụ án.

Thời gian trên đã bao gồm toàn bộ các thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con, tranh chấp về tài sản chung, nghĩa vụ nợ chung khi ly hôn nếu có.

 

VII. Chi phí để ly hôn

Giá Thủ tục ly hôn thuận tình trọn gói là:        3.000.000đ     (Bằng chữ: Ba triệu đồng)

Giá Thủ tục ly hôn đơn phương trọn gói là:        5.000.000đ     (Bằng chữ: Năm triệu đồng)

Mức giá trên là trọn gói tất cả các hoạt động bao gồm Tư vấn ly hôn, xác lập Hồ sơ, đại diện khách hàng, chi phí di chuyển, chưa bao gồm VAT, phí, lệ phí nhà nước.

Để yêu cầu chúng tôi giúp đỡ, tư vấn, thực hiện thủ tục ly hôn, bạn vui lòng liên hệ 1900.0191 để đặt Dịch vụ. Với những Luật sư ly hôn nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp cho thủ tục của quý khách trở nên nhanh gọn, đơn giản và giảm thiểu chi phí.

Trân trọng!

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Dịch vụ pháp lý - Dịch vụ ly hôn

Thuận tình ly hôn hòa giải mấy lần. Thuận tình ly hôn là khi cả hai vợ chồng thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ/chồng và con.

Thủ tục thuận tình ly hôn được xem là thủ tục ngắn gọn nhất khi tiến hành ly hôn. Thông thường thời gian để tiến hành tối đa chỉ là 45 ngày.

Căn cứ Điều 54 về “Hòa giải tại Tòa án” Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

“Điều 54. Hòa giải tại Tòa án

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

và Chương XIII về “Thủ tục Hòa giải và chuẩn bị xét xử” Luật Tố tụng Dân sự 2015:

“Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử

1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;

b) Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;

c) Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;

d) Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;

đ) Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;

e) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

g) Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.

3. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

c) Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

d) Đưa vụ án ra xét xử.

4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Điều 204. Lập hồ sơ vụ án dân sự

1. Hồ sơ vụ án dân sự bao gồm đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án dân sự.

2. Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ vụ án dân sự phải được đánh số bút lục, sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm. Giấy tờ, tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy tờ, tài liệu có sau thì để ở trên và phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật.

Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải

1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Điều 206. Những vụ án dân sự không được hòa giải

1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được

1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

Điều 208. Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

1. Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.

2. Trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.

3. Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.

Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.

Điều 209. Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

1. Thành phần tham gia phiên họp gồm có:

a) Thẩm phán chủ trì phiên họp;

b) Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;

c) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;

d) Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);

e) Người phiên dịch (nếu có).

2. Trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên họp; đối với vụ án về hôn nhân và gia đình, Thẩm phán yêu cầu đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phiên họp; nếu họ vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.

3. Trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp. Thẩm phán phải thông báo việc hoãn phiên họp và việc mở lại phiên họp cho đương sự.

Điều 210. Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

1. Trước khi tiến hành phiên họp, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật này.

2. Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:

a) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;

b) Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;

c) Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;

d) Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.

3. Sau khi các đương sự đã trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp người được Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ.

4. Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:

a) Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;

b) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

c) Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);

đ) Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;

e) Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;

g) Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.

Điều 211. Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

1. Thư ký Tòa án phải lập biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và biên bản về việc hòa giải.

2. Biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp;

b) Địa điểm tiến hành phiên họp;

c) Thành phần tham gia phiên họp;

d) Ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 210 của Bộ luật này;

đ) Các nội dung khác;

e) Quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của đương sự.

3. Biên bản về việc hòa giải phải có các nội dung chính sau đây:

a) Các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này;

b) Ý kiến của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự;

c) Những nội dung đã được các đương sự thống nhất, không thống nhất.

4. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp. Những người tham gia phiên họp có quyền được xem biên bản ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản và ký xác nhận hoặc điểm chỉ.

5. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.”

Như vậy, trong thời gian này, Tòa án sẽ tổ chức cho các bên hòa giải với nội dung thống nhất lại và khẳng định lần nữa quan điểm ly hôn.

Số lần hòa giải trong vụ việc thuận tình ly hôn được thực hiện là 01 lần.

Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà hai vợ chồng không thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận. Thẩm phán được phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Dịch vụ pháp lý - Dịch vụ ly hôn

Thủ tục ly hôn 2019 – Bảng giá thủ tục ly hôn rẻ, trọn gói, nhanh chóng, dễ dàng

Chi phí trên được áp dụng đối với tất cả các thủ tục ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình, trên khắp các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Hải Dương, Nam Định, Hưng Yên, Phú Thọ, Hải Dương…

Năm 2019, xã hội đã không còn sự ác cảm đối với vấn đề ly hôn. Trái lại nó còn là một phương án giải thoát cho những cuộc hôn nhân địa ngục, ngoại tình, bạo hành, lăng mạ. Nơi mà mục đích hôn nhân không còn đạt được, giá trị gia đình bị bóp méo, vợ chồng không còn yêu thương nhau dẫn tới đời sống chung trầm trọng không thể kéo dài.

Hiểu được điều đó, chúng tôi cung cấp thủ tục ly hôn trọn gói nhanh chóng với chi phí thấp nhất để tạo điều kiện cho khách hàng có cơ hội lần nữa được mưu cầu hạnh phúc, khắc phục những sai lầm quá khứ và ổn định cuộc sống tương lai.

Bảng giá Thủ tục ly hôn nhanh, Thủ tục ly hôn trọn gói, Bảng giá Thủ tục ly hôn, ly hôn đơn phương, ly hôn thuận tình
Giá Thủ tục ly hôn nhanh trọn gói – 1900.0191

Đến với dịch vụ của chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng không chỉ thủ tục ly hôn. Mà bên cạnh đó còn cho khách hàng những biện pháp, những phương án để xử lý mâu thuẫn, hệ quả của thời gian chung sống vợ chồng nhanh nhất. Từ đó giảm được tối đa áp lực, căng thẳng, sự ảnh hưởng lên con cái và những người xung quanh.

I. Bảng giá thủ tục ly hôn trọn gói

Căn cứ vào Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13, chúng tôi đưa ra báo giá các thủ tục ly hôn trọn gói, giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình dưới đây, để sử dụng dịch vụ, quý khách vui lòng gọi Hotline 1900.0191:

Thủ tục ly hôn trọn gói Giá phí
Tư vấn ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương 500 K
Ly hôn thuận tình nhanh trọn gói 3.000.000 đ
Ly hôn đơn phương nhanh trọn gói 5.000.000 đ
Ly hôn thiếu hồ sơ, không có hồ sơ 5.000.000 đ
Ly hôn khi vợ/chồng mất tích 5.000.000 đ
Ly hôn khi vợ/chồng đang bị tam giam 5.000.000 đ
Ly hôn có yếu tố nước ngoài Liên hệ
Ly hôn có tranh chấp về tài sản chung, nợ chung của vợ chồng 10.000.000 đ
Ly hôn tranh chấp về tài sản được cho riêng, tài sản mượn, nhà của bố mẹ trong thời kỳ hôn nhân 10.000.000 đ
Ly hôn có tranh chấp về nuôi con chung, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung 5.000.000 đ
Thủ tục sau ly hôn  
Yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân 10.000.000 đ
Yêu cầu chia nghĩa vụ trả nợ chung trong thời kỳ hôn nhân 10.000.000 đ
Yêu cầu thay đổi quyền nuôi con 5.000.000 đ
Yêu cầu khi bị ngăn cản thăm nom, chăm sóc, giáo dục con chung 3.000.000 đ
Yêu cầu cấp dưỡng hoặc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con chung 3.000.000 đ
Yêu cầu tách hộ khẩu sau ly hôn 1.000.000 đ
Yêu cầu thay đổi họ cho con sau ly hôn 1.000.000  đ
Yêu cầu xác định lại quan hệ cha con 8.000.000 đ

 

II. Thủ tục ly hôn

Thủ tục ly hôn theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, xác lập các hồ sơ cần thiết;

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền;

Bước 3: Nộp tạm ứng Án phí khi nhận được Thông báo của Tòa án;

Bước 4: Buổi làm việc đầu tiên tại Tòa án để xác nhận lời khai, xác định nhân thân và làm rõ một số thông tin trong hồ sơ vụ việc;

Bước 5: Buổi làm việc thứ hai với nội dung Hòa giải và lấy ý kiến thỏa thuận của vợ chồng về các vấn đề con chung, tài sản chung;

Bước 6: Buổi làm việc thứ ba với nội dung Hòa giải và chốt lại thống nhất các nội dung đã thỏa thuận hoặc chưa thỏa thuận được về con chung, tài sản chung;

Bước 7: Tiến hành đưa vụ việc ra xét xử hoặc Công nhận sự thỏa thuận của đương sự;

Bước 8: Cấp Quyết định Công nhận thuận tình ly hôn hoặc Bản án ly hôn;

 

III. Các Thủ tục ly hôn nhanh của chúng tôi

1. Thủ tục ly hôn thuận tình

Khi cả hai người đều có thể xác định được rõ ràng hạnh phúc hôn nhân không còn và đồng ý cùng ký vào đơn xin ly hôn, thủ tục ly hôn thuận tình sẽ đủ điều kiện để được Tòa án công nhận. Đây là thủ tục nhanh nhất trong các thủ tục ly hôn có liên quan, do về bản chất, Tòa án chỉ một lần nữa kiểm tra lại ý chí hai bên và công nhận những gì các bên đã thống nhất.

  • Tư vấn, xác lập hồ sơ cho khách hàng;
  • Soạn thảo Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
  • Soạn thảo các thỏa thuận về tài sản, con chung, các thỏa thuận về cấp dưỡng, chăm sóc, thăm nom (nếu có);
  • Tư vấn thủ tục hòa giải và lựa chọn bỏ qua hòa giải nếu các bên đều nhất trí không thể hàn gắn hôn nhân;
  • Nộp hồ sơ cho khách hàng tại Tòa án nhân dân nơi cư trú của vợ hoặc của chồng (các bên có quyền lựa chọn vị trí Tòa án nào phù hợp với quá trình sinh hoạt, làm việc hằng ngày);
  • Nhận kết quả sau: 30 ngày làm việc.

2. Thủ tục ly hôn đơn phương

Thủ tục ly hôn đơn phương sẽ được áp dụng nếu một trong hai bên vợ chồng không đồng ý với việc ly hôn, thái độ không đồng ý này có thể là làm ngơ hoặc cố tình gây khó dễ cho đối phương trong việc chuẩn bị hồ sơ xin ly hôn. Trong nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn, còn có nhiều hành xử xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người còn lại như đánh chửi, xúc phạm danh dự, đe dọa, tung tin, dùng sức ép của họ hàng, bố mẹ, làng xóm để nhằm triệt tiêu mong muốn ly hôn.

  • Tư vấn về quyền được ly hôn dù chỉ là yêu cầu từ một bên;
  • Tư vấn trình tự ly hôn, hòa giải tại Tòa án, những hồ sơ cần phải có;
  • Soạn thảo Đơn xin ly hôn đơn phương;
  • Soạn thảo các giấy tờ, văn bản nhằm xác định Tòa án có thẩm quyền;
  • Hướng dẫn khách hàng thu thập các tài liệu, chứng cứ cần thiết phục vụ yêu cầu ly hôn đơn phương;
  • Nộp hồ sơ cho khách hàng tại Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú;
  • Nhận kết quả sau: tối thiểu 60 ngày làm việc.

3. Thủ tục ly hôn khi thiếu hồ sơ, không có hồ sơ

Ly hôn khi không có sổ hộ khẩu, ly hôn khi bị mất, không có giấy đăng ký kết hôn.

Không phải trong trường hợp nào, hồ sơ xin ly hôn cũng được lấp đầy theo đúng quy định. Lý do có thể bắt nguồn từ việc hư hỏng, mất mát, bị chiếm giữ trái phép, cất giấu, tổ trưởng dân phố không xác nhận hoặc nguyên nhân khác, chung quy từ đó mà những đầu mục hồ sơ này là không thể có đủ. Vậy cần làm gì để có thể được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong những trường hợp này?!

  • Tư vấn cho khách hàng sơ bộ quá trình ly hôn nhanh nhất;
  • Tư vấn hướng dẫn giải pháp khắc phục những hồ sơ còn thiếu do không thể cung cấp, mất mát, hư hỏng, hoặc vợ chồng không ký nên không thể xác lập tài liệu;
  • Thay mặt khách hàng làm việc tại các cơ quan có thẩm quyền nhằm xác lập những văn bản cần thiết;
  • Lập hồ sơ xin ly hôn, Đơn xin ly hôn;
  • Nộp hồ sơ tại Tòa án có thẩm quyền dựa trên những căn cứ thu thập được;
  • Nhận kết quả sau: tối thiểu 60 ngày làm việc.

4. Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài

Mong muốn được ly hôn khi vợ/chồng đang cư trú ở nước ngoài, đang học tập, làm việc ở nước ngoài, vợ/chồng là người nước ngoài hoặc các thủ tục khác có liên quan đến yếu tố nước ngoài.

  • Tư vấn thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài;
  • Tư vấn những hồ sơ cần thiết phải cung cấp;
  • Thực hiện các thủ tục lãnh sự, hợp pháp hóa đối với các giấy tờ của nước ngoài;
  • Xác lập Hồ sơ gồm đơn xin ly hôn hoặc đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, giấy chứng minh nhân dân, căn cước, giấy khai sinh con chung, đăng ký kết hôn bản chính, hộ khẩu vợ chồng;
  • Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền;
  • Xử lý vụ việc và bàn giao kết quả cho khách hàng trong: tối thiểu 90 ngày làm việc.

5. Thủ tục ly hôn có tranh chấp về tài sản chung, nợ chung của vợ chồng

Các tài sản chung, nợ chung được hình thành trong thời kỳ hôn nhân được pháp luật ghi nhận là tài sản chung vợ chồng nhưng không phải là trong tất cả các trường hợp. Việc có người đóng góp ít, người đóng góp nhiều, có người vay chỉ dùng với mục đích cá nhân mà không cho người kia biết là thường xuyên xảy ra. Và khi ly hôn, tất nhiên mọi thứ đều phải rạch ròi bằng pháp luật.

  • Tư vấn nhằm xác định phạm trù các tài sản chung và tài sản riêng;
  • Tư vấn xác định các nghĩa vụ nợ nào được coi là nghĩa vụ chung, nghĩa vụ trả nợ nào là nghĩa vụ riêng của vợ chồng;
  • Tư vấn định giá tài sản tranh chấp và án phí phải nộp căn cứ theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016;
  • Tư vấn, dự liệu kết quả của quá trình khởi kiện từ đó hướng dẫn cho khách hàng các phương án tự thỏa thuận, chia tài sản (nếu có thể);
  • Lập hồ sơ xin ly hôn và nộp tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền;
  • Thực hiện thủ tục trong: tối thiếu 60 ngày làm việc.

6. Thủ tục ly hôn có tranh chấp về tài sản được cho riêng, tài sản mượn, nhà của bố mẹ trong thời kỳ hôn nhân

Các tài sản mà vợ chồng mượn trong thời kỳ hôn nhân như xe cộ, nhà cửa mà chưa thể trả lại khi ly hôn hoặc các tài sản mà vợ/chồng được cho riêng cũng là một trong những yêu cầu mà các cặp đôi đưa ra khi ly hôn tương đối lớn hiện nay. Về bản chất khi quan hệ vợ chồng không còn, tất nhiên quan hệ giữa cá nhân người vợ hay người chồng với chủ sở hữu tài sản sẽ có ít nhiều thay đổi.

  • Tư vấn giúp khách hàng hiểu về định nghĩa tài sản như thế nào được coi là cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tư vấn về cách tính phần công sức đóng góp, cải tạo, xây dựng của vợ chồng trong khối tài sản là tài sản mượn của bạn bè, người thân, bố mẹ mà vợ chồng cùng sử dụng trong thời kỳ hôn nhân;
  • Tư vấn sơ bộ, dự đoán hiệu quả của từng phương án khởi kiện đối với từng loại tài sản nhất định;
  • Xác lập và nộp hồ sơ xin ly hôn cùng những bằng chứng, tài liệu có liên quan để chứng minh cho yêu cầu tới Tòa án;
  • Thời gian thực hiện: tối thiểu 90 ngày làm việc.

7. Thủ tục ly hôn có tranh chấp về nuôi con chung, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung

Con chung là kết quả của quá trình hôn nhân, là bằng chứng của tình cảm một thời. Quan hệ hôn nhân có thể chấm dứt nhưng trách nhiệm làm cha làm mẹ thì không bao giờ có thể rũ bỏ. Không giống như tài sản đây là vấn đề vô cùng hóc búa mà pháp luật không phải lúc nào cũng có thể giải quyết thỏa đáng.

  • Tư vấn cho vợ chồng nắm được về quyền và trách nhiệm đối với con chung;
  • Tư vấn về quyền ưu tiên nuôi con trong một số trường hợp như quyền nuôi con của mẹ khi con dưới 36 tháng tuổi; quyền lấy ý kiến lựa chọn của con khi con lớn hơn 7 tuổi;
  • Tư vấn về mức cấp dưỡng phù hợp cho con tại thời điểm ly hôn;
  • Tư vấn về nghĩa vụ cấp dưỡng theo tháng, theo quý, cách đóng cấp dưỡng và các vấn đề liên quan khác;
  • Tư vấn về việc thăm nom, chăm sóc, giáo dục con chung và quyền có thể thay đổi người trực tiếp nuôi con sau này;
  • Lập hồ sơ giành quyền nuôi con và gửi tới Tòa án nhân dân;
  • Dự kiến thời gian hoàn thành: 60 ngày làm việc

8. Thủ tục Ly hôn khi vợ/chồng mất tích

Đã có đăng ký kết hôn, nhưng vợ chồng chỉ chung sống với nhau một thời gian, sau đó một trong 2 người đã bỏ đi và nay không rõ tung tích hoặc lờ mờ về việc vợ/chồng mình đang ở đâu nhưng lại không rõ địa chỉ, không thể liên lạc. Thủ tục ly hôn trong trường hợp này sẽ tương đối khó khăn do không thể xác định, tống đạt văn bản cho bị đơn và không xác định được sự tồn tại của bị đơn. Người còn lại lại bị vướng pháp lý để có cơ hội tìm kiếm hạnh phúc khác.

  • Tư vấn thủ tục tuyên bố vợ/chồng mất tích;
  • Xác lập các hồ sơ cần thiết để xác nhận một người là mất tích tại chính quyền địa phương;
  • Tư vấn xác lập hồ sơ xin ly hôn;
  • Tư vấn cách thức giải quyết đối với tài sản chung, con chung nếu có;
  • Nộp hồ sơ tới Tòa án nhân dân để bắt đầu thực hiện thủ tục;
  • Thủ tục ly hôn này mất bao lâu: 240 ngày

9. Thủ tục Ly hôn khi vợ/chồng đang bị tam giam

Khi vợ hoặc chồng bạn đang phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những sai lầm của mình, người còn lại sẽ phải gánh vác toàn bộ vai trò vừa làm cha vừa làm mẹ đối với con chung. Đôi khi gánh nặng ấy là quá lớn, cuộc sống đi vào bế tắc và bạn muốn tìm một sự giải thoát cho bản thân và con cái, đó là lúc cần thực hiện thủ tục ly hôn đối với người đang chấp hành án phạt.

  • Tư vấn về thời gian, sơ bộ thông tin quá trình và những hồ sơ cần chuẩn bị;
  • Chuẩn bị những xác nhận của chính quyền địa phương, bản án cũ và những căn cứ khác hỗ trợ cho thủ tục được nhanh gọn, dễ dàng hơn;
  • Tống đạt quan điểm, thông báo, lấy ý kiến của người đang chấp hành án, bị tam giam về việc ly hôn;
  • Tư vấn giải quyết những tranh chấp, trở ngại nếu có;
  • Nộp giấy tờ, chứng cứ và yêu cầu tới Tòa án xử lý;
  • Thời gian ly hôn: 150 ngày

 

IV. Thủ tục sau khi ly hôn cần phải thực hiện

1. Thủ tục yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Sau khi thủ tục ly hôn hoàn tất, quan hệ tình cảm vợ chồng sẽ chấm dứt, tuy nhiên quan hệ về tài sản chung thì lại không như thế nếu các bên chưa yêu cầu giải quyết ngay khi ly hôn, hai người hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án tiến hành chia số tài sản chung có được trong thời kỳ hôn nhân bất kỳ lúc nào không xét là trước hay sau ly hôn, nếu sự thỏa thuận là không thể đạt được.

Đứng trước yêu cầu này, chúng tôi sẽ cần tư vấn, hướng dẫn khách hàng những điểm sau:

  • Tư vấn xác định chính xác phạm vi tài sản chung;
  • Tư vấn phương hướng giải quyết, thỏa thuận sơ bộ;
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung;
  • Tư vấn mức án phí dân sự phải nộp;
  • Xác lập hồ sơ cần thiết và nộp tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết;
  • Thời hạn: tối thiểu 90 ngày làm việc.

2. Thủ tục yêu cầu chia nghĩa vụ trả nợ chung trong thời kỳ hôn nhân

Đi đôi với việc chia tài sản, nghĩa vụ trả nợ cũng là một trách nhiệm gắn với chữ “chung” trong quan hệ vợ chồng đã từng phát sinh.

  • Tư vấn nhận định nghĩa vụ nợ chung và nghĩa vụ nợ riêng;
  • Tư vấn thu thập bằng chứng, chứng cứ chứng minh yêu cầu là hợp pháp;
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện, xác lập người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan;
  • Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp quận, huyện có thẩm quyền;
  • Thời hạn: tối thiểu 90 ngày làm việc.

3. Thủ tục yêu cầu thay đổi quyền nuôi con

Một thời gian sau khi ly hôn, cuộc sống mỗi bên sẽ có nhiều thay đổi xáo trộn, sự xuất hiện của những mối quan hệ mới là lẽ tất yếu. Việc chăm sóc con chung trước kia sẽ bị xao nhãng và mâu thuẫn xảy ra, nhu cầu khởi kiện yêu cầu Tòa án chia lại người trực tiếp nuôi con sẽ là cần thiết.

  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con;
  • Tư vấn về quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn;
  • Tư vấn tìm kiếm những chứng cứ chứng minh cho quyết định của Tòa án về quyền nuôi con trước đây hiện không còn phù hợp;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con tại Tòa án;
  • Thời hạn: tối thiểu 60 ngày làm việc.

4. Thủ tục yêu cầu khi bị ngăn cản thăm nom, chăm sóc, giáo dục con chung

Đây là vấn đề thường gặp ở những vụ việc ly hôn vừa mới xảy ra, khi quan hệ giữa hai bên vẫn còn vô cùng căng thẳng. Từ đó, một bên vì những lý do riêng mà không tôn trọng quyền của bên còn lại. Ngang nhiên có hành vi cấm cản, đe dọa bên còn lại thực hiện việc thăm con, chăm sóc, dạy dỗ con chung.

  • Tư vấn nghĩa vụ, quyền hạn của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn;
  • Tư vấn nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
  • Tư vấn phương án giải quyết và những cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
  • Tư vấn thủ tục khởi kiện tại Tòa án;
  • Thời hạn: tối thiểu 60 ngày làm việc.

5. Thủ tục yêu cầu cấp dưỡng hoặc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con chung

Cấp dưỡng là trách nhiệm của cha/mẹ đối với con cái. Theo thời gian, một bên có thể không còn tự giác cấp dưỡng hay mức cấp dưỡng không phù hợp. Tất yếu sẽ phát sinh nhu cầu yêu cầu buộc bên kia thực hiện cấp dưỡng hoặc thay đổi mức cấp dưỡng cao hơn.

  • Tư vấn về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con;
  • Tư vấn về mức cấp dưỡng;
  • Tư vấn về phương thức cấp dưỡng (hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần);
  • Lập hồ sơ cho thủ tục khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết khi các bên không thể thỏa thuận được các vấn đề về cấp dưỡng;
  • Thời hạn:  tối thiểu 60 ngày làm việc.

6. Thủ tục yêu cầu tách hộ khẩu sau ly hôn nhanh

Khi quan hệ gia đình đã không còn, hộ khẩu sẽ là thủ tục hộ tịch đầu tiên cần được cập nhật, thay đổi cho đúng với thực tế.

  • Tư vấn về quyền tách khẩu của vợ chồng sau khi đã hoàn tất thủ tục ly hôn;
  • Tư vấn thủ tục tách khẩu, chuyển khẩu phù hợp;
  • Tư vấn lập hồ sơ liên hệ tới cơ quan Công an có thẩm quyền;
  • Thời hạn: 10 ngày làm việc.

7. Thủ tục yêu cầu thay đổi họ cho con sau ly hôn

Sự căng thẳng, mâu thuẫn giữa hai bên trong nhiều trường hợp là rất sâu sắc. Vì thế nhu cầu muốn đổi họ cho con sau ly hôn về họ mẹ hoặc một họ khác cũng là dễ hiểu.

  • Tư vấn pháp luật xoay quanh vấn đề quyền thay đổi tên của trẻ;
  • Tư vấn những hậu quả pháp lý nếu có, bên cạnh đó là những lợi ích đạt được;
  • Tư vấn thủ tục thay đổi họ, tên cho con sau ly hôn;
  • Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thời hạn: 10 ngày làm việc.

8. Thủ tục yêu cầu xác định lại quan hệ cha con

Đây là một trong những yêu cầu phổ biến trong những vụ việc ly hôn xuất phát từ nguyên nhân ngoại tình.

  • Tư vấn các căn cứ xác định cha, mẹ, con;
  • Tư vấn về những người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con;
  • Tư vấn về hồ sơ cần xác lập, mẫu vật, chứng cứ cần chuẩn bị;
  • Nộp hồ sơ tại cơ quan Giám định hoặc cơ quan đăng ký hộ tịch;
  • Thời hạn: 10 ngày làm việc.

 

V. Thủ tục ly hôn tại các quận

Chúng tôi có thể hỗ trợ quý khách trên tất cả các địa bàn với phạm vi toàn quốc:

Ly hôn tại quận Hai Bà Trưng Ly hôn tại quận Ba Đình
Ly hôn tại quận Đống Đa Ly hôn tại quận Nam Từ Liêm
Ly hôn tại quận Long Biên Ly hôn tại quận Thanh Xuân
Ly hôn tại quận Tây Hồ Ly hôn tại quận Hoàn Kiếm

 

VI. Ưu điểm trong thủ tục ly hôn của chúng tôi

Thủ tục ly hôn thuận tình, Ly hôn đơn phương, Ly hôn thiếu hồ sơ, không có hồ sơ, Ly hôn có yếu tố nước ngoài, Ly hôn có tranh chấp về tài sản chung, nợ chung của vợ chồng, Ly hôn tranh chấp về tài sản được cho riêng, tài sản mượn, nhà của bố mẹ trong thời kỳ hôn nhân, Ly hôn có tranh chấp về nuôi con chung, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chung
Thủ tục ly hôn – 1900.0191

Giá thành hợp lý, trách nhiệm công việc và tính bảo mật cao. Chúng tôi luôn đảm bảo sự hài lòng, an tâm cho khách hàng trong Dịch vụ của mình. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực, chúng tôi có thể hướng dẫn quý khách những phương án hữu hiệu nhằm giải quyết các tranh chấp ngay lập tức. Không ưu tiên các thủ tục tố tụng phức tạp, là trở ngại không nhỏ trong thực tế.

Đội ngũ Luật sư đông đảo, nhiệt huyết, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tại bất kỳ đâu là thế mạnh của chúng tôi.

 

VII. Liên hệ thủ tục ly hôn

Nếu quý khách còn thắc mắc hoặc muốn yêu cầu dịch vụ vui lòng liên hệ để được chúng tôi hỗ trợ ngay lập tức.

Công ty Luật LVN – Hotline: 1900.0191

Xin trân trọng cảm ơn quý khách hàng!

– Luật sư – Phòng Hôn nhân và Gia đình –

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Dịch vụ pháp lý - Dịch vụ ly hôn

Bằng chứng để giành quyền nuôi con. Để có thể giành được quyền nuôi con, bạn cần chuẩn bị thật đầy đủ những chứng cứ, tài liệu kèm theo để nộp cho Tòa án. Nhưng cần chuẩn bị thế nào, với kinh nghiệm nhiều năm tham gia trong các vụ việc tranh chấp chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn trong bài viết dưới đây.

1.Bằng chứng về thu nhập

Thu nhập là vấn đề đầu tiên cần xem xét chứng minh, có thu nhập vượt trội so với đối phương sẽ là căn cứ mạnh mẽ để bạn có ưu thế khi đưa ra nhu cầu nuôi con.

Bằng chứng về thu nhập sẽ có thể là:

  • Xác nhận bảng lương;
  • Xác nhận thu nhập;
  • Số lượng và giá trị Hợp đồng kinh tế;
  • Sổ thu, chi nếu kinh doanh tự do;
  • Xác nhận tài khoản ngân hàng;
  • Sổ tiết kiệm;
  • Hoặc các giấy tờ tài liệu khác chứng minh bạn sở hữu tài sản và có quyền sử dụng đối với tài sản;

Bằng chứng để giành quyền nuôi con
Bằng chứng để giành quyền nuôi con

2.Bằng chứng về trình độ, văn hóa, lối sống

Đây được coi là điều kiện để lựa chọn cũng như loại bỏ quyền nuôi con của các bên. Bằng chứng thể hiện được khả năng giáo dục và tạo điều kiện tốt nhất cho con:

  • Bằng chứng về học vấn, trình độ (bằng cấp, chứng chỉ,…);
  • Bằng chứng chứng minh đối phương có lối sống văn hóa suy đồi (hình ảnh, video, biên bản,…);
  • Việc thường xuyên hoặc có tham gia cờ bạc, tệ nạn xã hội, giao du với đối tượng xấu, môi trường sống phức tạp là một điểm trừ khi tranh chấp quyền nuôi con;
  • Lối sống phụ thuộc gia đình, không có thu nhập ổn định, định hướng không rõ ràng, có nhiều mối quan hệ nam nữ bất chính cũng sẽ là điểm yếu của bên đối phương;

3.Bằng chứng về đạo đức

Đạo đức, nhân cách là yếu tố khá khó chứng minh, tuy nhiên trong nhiều trường hợp nó lại là nguồn gốc của mọi vấn đề và tranh chấp. Vì thế để chứng minh lợi thế hoặc chỉ trích đối phương, đây là khía cạnh không nên bỏ qua.

  • Bằng chứng về các cách xử lý khi gặp vấn đề trong cuộc sống;
  • Biên bản, ghi chú, hồ sơ về việc gây rối, đạo đức kém;
  • Các hành vi bạo lực, thô lỗ, thiếu văn hóa;

4.Bằng chứng về môi trường giáo dục con cái

Môi trường để giáo dục con cái là yếu tố quyết định khi tranh chấp quyền nuôi con. Để nuôi dưỡng con cái trường thành, điều cần thiết không chỉ là kinh tế mà còn cần một môi trường phù hợp, đáp ứng được các nhu cầu của con trẻ.

  • Bằng chứng về môi trường làm việc (hay đi làm xa, làm công việc phức tạp, môi trường hay tiếp xúc với khía cạnh xấu,…);
  • Bằng chứng về môi trường sinh sống (khu vực địa lý, khu vực kinh doanh,…);
  • Bằng chứng về khả năng giáo dục con cái (bố, mẹ, bản thân là giáo viên, tham gia giáo dục,…)

5.Bằng chứng khác

Ngoài những chứng cứ trên đây, để chứng minh việc bản thân phù hợp hơn so với đối phương trong việc nuôi con sẽ còn rất nhiều khía cạnh (ngoại tình, vô trách nhiệm, mù quáng, không có lập trường,…). Tin rằng với bài viết này, bạn sẽ hiểu được nguyên tắc xác lập “Bằng chứng để giành quyền nuôi con”. Từ đó, tùy theo các tình huống thực tế của mỗi gia đình mà xây dựng và xác lập các chứng cứ, tài liệu khác nhau.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Dịch vụ pháp lý - Dịch vụ ly hôn

Khái niệm và những vấn đề cần biết khi ly hôn

Hỗ trợ thủ tục ly hôn – Dịch vụ ly hôn

Các bài viết liên quan:

  • Mức cấp dưỡng cho con sau ly hôn tối thiểu là bao nhiêu
  • Con mấy tuổi thì khi ly hôn được tự lựa chọn sống với bố hay mẹ
  • Đơn phương ly hôn nhà chồng giữ giấy khai sinh của con, thủ tục chuyển khẩu về nhà ngoại
  • Đã từng ly hôn có được kết nạp vào Đảng không?
  • Bảng giá dịch vụ ly hôn, chia tài sản, nuôi con nhanh trọn gói 2019

Khái niệm và những vấn đề cần biết khi ly hôn
Khái niệm và những vấn đề cần biết khi ly hôn

1.Khái niêm ly hôn

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì ly hôn hay ly dị là chấm dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng khi mà tình trạng gia đình trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. nhiều người cho rằng ly hôn là giải pháp để kết thúc sự đổ vỡ của tình yêu hoặc nhằm chấm dứt quan hệ gia đình khi không còn hạnh phúc.

Ly hôn có 2 dạng là thuận tình ly hôn (cả hai vợ chồng đều mong muống và cùng ký vào đơn ly hôn) và ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng, trong trường hợp này Tòa án bắt buộc phải thụ lý để xem xét, giải quyết cho ly hôn. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: Bản án hoặc quyết định.

2.Cơ sở ly hôn

Yêu cầu ly hôn

Việc ly hôn phải do vợ hoặc chồng hoặc cả hai bên yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết. Theo đó vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn. Nhưng có ngoại lệ là trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn (nhưng vợ vẫn có quyền yêu cầu ly hôn).

Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn. Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Tòa án quyết định cho ly hôn. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

 

a) Thuận tình ly hôn

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà đã hòa giải tại Tòa án nhưng không thành công và xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con, nếu không thỏa thuận được hoặc tuy có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án quyết định.

b) Đơn phương ly hôn

Nếu đơn phương xin ly hôn thì Toà án Nhân dân quận, huyện nơi bị đơn đang cư trú (nơi thường trú hoặc nơi tạm trú) có thẩm quyền giải quyết. Nếu trong vụ án ly hôn có tranh chấp mà đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thuộc thẩm quyền của Toà án Nhân dân tỉnh, thành phố (Điều 33, 34, 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004).

Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

1.Chứng minh nhân dânvà sổ hộ khẩu của vợ và chồng

2.Giấy đăng ký kết hôn(bản chính)

3.Giấy khai sinhcủa các con

4.Giấy tờ về tài sản nếu có yêu cầu chia.

Căn cứ khoản 1 điều 89 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định về căn cứ cho ly hôn như sau: Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.

3.Vấn đề pháp lý

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình hiện nay thì Việt Nam cấm quy định cấm chồng ly hôn trong thời gian vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi nhằm bảo vệ sức khỏe, quyền lợi hợp pháp của bà mẹ và trẻ em trong giai đoạn mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. theo Điều 85 Luật Hôn nhân và Gia đình, trong trường hợp người vợ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.

Tuy nhiên, điều này lại vấp phải một thực tế khá ngang trái là trường hợp trẻ không phải là con của người chồng thì người chồng cũng không được ly hôn (chẵng hạn như vợ có bầu do ngoại tình, hay mang thai với người cũ trước khi làm vợ…) vì theo quy định hiện hành, trẻ đã được thành thai trong thời kỳ hôn nhân thì đương nhiên là con của vợ chồng.

4.Thẩm quyền của Tòa án

Tòa án nhân dân có quyền xử cho ly hôn hoặc bác đơn yêu cầu ly hôn. Theo luật hôn nhân và gia đình, khi vợ chồng, hoặc cả hai vợ chồng có đơn xin ly hôn, Tòa án nhân dân tiến hành hòa giải, xem xét giải quyết. Nếu hòa giải không có kết quả, thì Tòa án nhân dân xét xử. Và nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, thì Tòa án nhân dân xử cho ly hôn.

Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Toà án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định. Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng.

5.Giải quyết ly hôn

Quá trình giải quyết Tòa án căn cứ trên cơ sở pháp luật và tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận các bên. Nếu các vấn đề trên các bên không tự giải quyết được có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án căn cứ vào các chứng cứ và quy định pháp luật xem xét ra phán quyết. Nội dung giải quyết ly hôn là giải quyết quan hệ vợ chồng trên ba mặt: Quan hệ hôn nhân vợ chồng, quan hệ về con chung và quan hệ về tài sản.

6.Quan hệ về con chung

Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi (căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con), nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu như các bên không có thỏa thuận khác.

Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Tòa án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con và không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

7.Quan hệ về tài sản

Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. (Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó).

Việc chia tài sản chung theo nguyên tắc tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. (Lao động của vợ, chồng trong gia đình như nội trợ, rữa chén, lau chùi nhà cửa, là, giặt áo quần…. được coi như lao động có thu nhập). Nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình cũng được coi trọng ngoài ra phải bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.

Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị, bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.


 

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Dịch vụ pháp lý - Dịch vụ ly hôn

Chi phí thuê, ủy quyền cho luật sư giải quyết ly hôn bao nhiêu là rẻ nhất. Dịch vụ Luật sư uy tín với giá thành rẻ nhất, thủ tục ly hôn nhanh chóng rút ngắn tối đa thời hạn theo quy định, dễ dàng thực hiện bảo vệ quyền lợi hơn.

Bảng giá thuê luật sư dịch vụ ly hôn trọn gói rẻ nhất

Với những Luật sư giàu kinh nghiệm và tác phong làm việc chuyên nghiệp, nhanh chóng, hiệu quả, Công ty Luật LVN cam kết là điểm tựa vững chắc cho mọi khách hàng.

  • Chi phí ly hôn thuận tình

Trọn gói rẻ nhất hiện nay cho toàn bộ thủ tục ly hôn chỉ là: 3.000.000 VNĐ (Ba triệu đồng)

  • Chi phí ly hôn đơn phương

Trọn gói rẻ nhất hiện nay cho toàn bộ thủ tục ly hôn chỉ là: 5.000.000 VNĐ (Năm triệu đồng)

Chi phí này đã bao gồm toàn bộ dịch vụ ly hôn, tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản, tư vấn giải quyết tranh chấp quyền nuôi con, tư vấn giải quyết tranh chấp nghĩa vụ trả nợ và Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác

Án phí ly hôn mới nhất năm 2019

Án phí ly hôn nếu không có tranh chấp tài sản sẽ là: 300.000 VNĐ

Án phí nếu có tranh chấp chia tài sản sẽ được tính theo % giá trị tài sản có tranh chấp cụ thể như sau:

(Mức phí này được Tòa án yêu cầu đóng theo quy định vào ngân sách nhà nước)

Stt

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí (đồng)

1

Từ 4.000.000 đồng trở xuống

300.000

2

Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng 8% giá trị tài sản có tranh chấp

3

Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 32.000.000 đồng + 6, 5% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

4

Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 58.000.000 đồng + 5% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 80 triệu đồng

5

Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 118.000.000 đồng + 3,5% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2 tỷ đồng

6

Từ trên 4.000.000.000 đồng 188.000.000 + 0,2% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4 tỷ đồng.

Mọi thông tin chi tiết về Chi phí thuê luật sư ly hôn bao nhiêu trong từng trường hợp hoặc muốn yêu cầu Dịch vụ Luật sư hỗ trợ Ly hôn quý khách có thể liên hệ số: 1900.0191 để gặp Luật sư – Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí.

Chi phí thuê luật sư ly hôn bao nhiêu rẻ nhất, nhanh nhất
Chi phí thuê luật sư ly hôn bao nhiêu rẻ nhất, nhanh nhất – 1900.0191

Dịch vụ ly hôn mà chúng tôi cung cấp:

  • Bảng giá thủ tục ly hôn, chia tài sản, nuôi con rẻ nhanh trọn gói 2019
  • Giá dịch vụ ly hôn trọn gói cực kỳ hấp dẫn tại Hà Nội – Nhanh, Rẻ, Dễ dàng

Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!

Trân trọng./.

Công ty Luật LVN – Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191


SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Dịch vụ pháp lý - Dịch vụ ly hôn

Dịch vụ ly hôn trọn gói ở Hà Nội – Tư vấn ly hôn miễn phí 1900.0191

Công ty Luật LVN cung cấp dịch vụ ly hôn trọn gói ở Hà Nội với mức giá thấp và hiệu quả cao, tư vấn hỗ trợ toàn bộ các vấn đề khi giải quyết ly hôn như chia tài sản chung, thỏa thuận về quyền nuôi con, mức trợ cấp, nghĩa vụ trả nợ chung. Hướng dẫn thủ tục ly hôn nhanh nhất, tháo gỡ mọi khó khăn.

“Đăng ký kết hôn là miễn phí vậy sao ly hôn lại tốn nhiều chi phí đến vậy?” Hẳn đây là câu hỏi của không ít người đang tìm kiếm các Dịch vụ ly hôn trên mạng internet. Các bạn đang bế tắc với cuộc sống vợ chồng, nhưng mức phí để giải quyết vấn đề lại quá lớn. Hiểu được điều đó, kết hợp với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực, chúng tôi cung cấp giải pháp với giá thành rẻ nhất và chất lượng tối ưu, nhằm xóa bỏ những rào cản khi thực thi quyền được mưu cầu hạnh phúc.

Trong những năm vừa qua, các con số thống kê của Tòa án về số vụ ly hôn liên tục tăng cao và chưa có dấu hiệu dừng lại. Xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó đa phần là những bất đồng về quan điểm sống, cách nuôi dạy con cái và nhiều nhất là ngoại tình.

Dịch vụ ly hôn trọn gói ở Hà Nội - 1900.0191
Dịch vụ ly hôn trọn gói ở Hà Nội – 1900.0191

Với thế mạnh trong lĩnh vực Hôn nhân gia đình – Luật sư của Công ty Luật LVN sẽ đem lại cho khách hàng dịch vụ ly hôn nhanh chóng, dễ dàng. Sẽ không còn phải lo lắng tìm hiểu về những thủ tục Tòa án và những quy định liên quan đến tài sản chung, quyền nuôi con chung hay việc phải xác lập các chứng cứ ngoại tình như thế nào, chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng từng chi tiết cụ thể nhất và những điều có lợi nhất trong tình huống của mỗi khách hàng.

Thời gian ly hôn nhanh nhất là bao nhiêu

Thời gian xử lý vụ việc ly hôn nhanh nhất tại Tòa án có thẩm quyền là trong vòng 30 ngày (1 tháng) sẽ hoàn thành tất cả các thủ tục pháp lý và chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Mỗi bên sẽ nhận được 01 bản Quyết định của Tòa án, 01 bản được gửi về Ủy ban nhân dân nơi đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân pháp lý giữa hai người chính thức kết thúc, các bên trở lại tình trạng độc thân và có thể đăng ký kết hôn mới bất kỳ lúc nào.

Thủ tục ly hôn như thế nào

– Bước 1: Gửi Đơn xin Ly hôn và những chứng cứ kèm theo tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền;

– Bước 2: Tòa án xem xét tính hợp pháp của Đơn xin ly hôn, yêu cầu bổ sung nếu có thiếu sót, nếu Đơn xin ly hôn hợp lệ sẽ ra thông báo yêu cầu người nộp đơn đóng tạm ứng án phí (mức án phí ly hôn nếu không có tranh chấp tài sản là 300.000 VNĐ, nếu có tranh chấp tài sản sẽ được tính theo % giá trị tài sản tranh chấp);

– Bước 3: Tòa án tiến hành hòa giải cho vợ chồng từ 1-2 lần tùy theo mức độ mâu thuẫn và quan điểm của từng cặp vợ chồng. Thẩm phán tiến hành hỏi, làm rõ về tình cảm, tài sản, con chung, nghĩa vụ dân sự chung.

– Bước 4: Đưa vụ việc ra xét xử và tuyên Bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Thuê luật sư giải quyết ly hôn bao nhiêu tiền

Văn phòng luật sư ly hôn tại Hà Nội cam kết đưa ra mức giá thấp nhất thị trường:

Giá Tư vấn ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương: 500.000 VNĐ (Bằng chữ: Năm trăm nghìn đồng)

Dịch vụ ly hôn thuận tình chi phí trọn gói cho toàn bộ thủ tục chỉ là: 3.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Ba triệu đồng)

Dịch vụ ly hôn đơn phương chi phí trọn gói cho toàn bộ thủ tục chỉ là: 5.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Năm triệu đồng)

Đã bao gồm toàn bộ dịch vụ ly hôn, tranh chấp tài sản, tranh chấp quyền nuôi con và tranh chấp nghĩa vụ trả nợ.

Dịch vụ ly hôn trọn gói tại Hà Nội

Mọi thông tin chi tiết về Dịch vụ ly hôn trọn gói ở Hà Nội, quý khách có thể liên hệ với Luật sư hoặc Bộ phận Tư vấn pháp luật qua điện thoại miễn phí số 1900.0191.

Sự hài lòng của quý khách là nỗ lực của chúng tôi!

Trân trọng./.

Công ty Luật LVN – Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191


SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Dịch vụ pháp lý - Dịch vụ ly hôn

Ly hôn có cần thiết phải có luật sư không, vai trò của luật sư như thế nào. Có thể đối với nhiều người, thủ tục ly hôn là một thủ tục không quá khó khăn để phải cần tới sự hỗ trợ pháp lý từ văn phòng luật. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa thời gian, công sức, chi phí bỏ ra, sự trợ giúp của Luật sư là cần thiết. Bởi lẽ, chúng tôi có kinh nghiệm trong quá trình xử lý các vụ việc tương tự, sẽ giúp các bạn có một lộ trình nhanh chóng, ngắn gọn đạt được mục đích đề ra.

Vai trò của Luật sư trong vụ việc ly hôn

  • Tư vấn cách thức, đường lối thực hiện tổng quan;
  • Trợ giúp ban đầu khi xác lập hồ sơ ly hôn;
  • Hướng dẫn thay thế các giấy tờ cũ, mất, hỏng, không còn chính xác;
  • Là trung gian đưa ra những căn cứ nhận định khách quan cho các yêu cầu của mỗi bên;
  • Hướng dẫn thủ tục pháp luật các bước cần làm, bước không cần làm;
  • Đưa ra định hướng cho yêu cầu liên quan tới tài sản, phương án chứng minh tài sản, tranh luận bảo vệ tài sản khi có sự tranh chấp;
  • Đưa ra định hướng cho yêu cầu liên quan tới con chung, hướng dẫn lấy lời khai, ý kiến con chung khi các bên không thỏa thuận được về quyền nuôi con, mức cấp dưỡng;
  • Vận dụng các quy định pháp luật tương ứng để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ;

Những lợi thế khi ủy quyền cho luật sư giải quyết ly hôn

  • Không mất thời gian tìm hiểu thủ tục
  • Không mất thời gian đi lại, chúng tôi sẽ giao nhận hồ sơ tại nhà
  • Không phải tự xác lập hồ sơ, giấy tờ chứng minh
  • Không phải lo ngại sự cản trở của bên còn lại
  • Không phải tự tiến hành nộp hồ sơ tại Tòa án
  • Không phải lên làm việc nhiều lần
  • Tiết kiệm tối đa chi phí bỏ ra

Thủ tục ly hôn được rút ngắn, dễ dàng hơn như thế nào

Thông thường thủ tục thuận tình ly hôn thực tế sẽ mất khoảng 60-90 ngày làm việc (tức là khoảng 2-3 tháng kể từ khi nộp đơn).

Thủ tục đơn phương ly hôn thực tế sẽ mất từ 120-180 ngày làm việc (tức khoảng 4-6 tháng)

Khi Luật sư tham gia, thời hạn này sẽ được rút ngắn:

  • Với thủ tục thuận tình sẽ chỉ còn 30 ngày làm việc
  • Với thủ tục đơn phương sẽ chỉ còn 90 ngày làm việc

Khách hàng thậm chí không phải di chuyển mà chỉ cần ủy thác toàn bộ công việc cho phía Luật sư. Lịch trình làm việc tại Tòa sẽ được thông báo qua điện thoại và luôn có người đi cùng trợ giúp hướng dẫn.

Luật sư ly hôn giỏi

Với những Luật sư ly hôn hàng đầu, dày dặn kinh nghiệm cùng nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực ly hôn, chúng tôi mang đến cho khách hàng dịch vụ Luật sư tốt nhất với giá thành cạnh tranh, sự tiện lợi, an tâm, nhanh chóng.

Đội ngũ luật sư giỏi, nhiệt huyết sẽ làm điểm tựa pháp lý cho các thủ tục bị hạn chế, bị ngăn cấm, gây khó khăn.

Vậy theo bạn “Ly hôn có cần luật sư hay không”?!

Dịch vụ ly hôn của chúng tôi:

  • Giá dịch vụ ly hôn trọn gói cực kỳ hấp dẫn tại Hà Nội nhanh, rẻ, dễ dàng
  • Dịch vụ ly hôn nhanh trên toàn quốc Hà Nội, Hải Phòng, TPHCM
  • Chi phí dịch vụ ly hôn nhanh hợp lý trọn gói, hỗ trợ thủ tục ly hôn
  • Dịch vụ ly hôn nhanh, giá rẻ, đảm bảo
  • Dịch vụ tư vấn chuyển khẩu sau ly hôn khi có tranh chấp
  • Dịch vụ Pháp lý Xác nhận quan hệ cha con huyết thống
  • Ly hôn nhanh nhất là bao lâu
  • Ly hôn khi có 2 con
  • Ly hôn có bắt buộc phải hòa giải không
  • Con mấy tuổi thì khi ly hôn được tự lựa chọn sống với bố hay mẹ

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com

Văn Phòng Luật LVN
Trang chủ - Dịch vụ pháp lý - Dịch vụ ly hôn

Dịch vụ ly hôn nhanh trên toàn quốc – Yêu cầu dịch vụ hoặc Muốn được Tư vấn ly hôn liên hệ 1900.0191

Công ty Luật LVN cung cấp các dịch vụ ly hôn nhanh, đại diện thực hiện thủ tục ly hôn, dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh, ly hôn thuận tình trên toàn quốc, Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Hưng Yên, … Với giá trọn gói dịch vụ ly hôn nhanh sẽ đảm bảo cho quý khách sự hài lòng, chuyên nghiệp, bí mật và nhanh chóng.

Dịch vụ ly hôn nhanh trên toàn quốc - Hà Nội, Hải Phòng, TPHCM, Hải Dương, Đà Nẵng
Dịch vụ ly hôn nhanh trên toàn quốc – 1900.0191

Ly hôn có cần luật sư không và thuê luật sư giải quyết ly hôn bao nhiêu tiền?

Bạn đang băn khoăn về việc ly hôn thì có cần thuê luật sư không, chi phí bao nhiêu?! Để trả lời câu hỏi đó, chúng tôi cần bạn lưu ý vài điều như sau:

Bạn có hiểu hết về các thủ tục pháp lý khi ly hôn, các giấy tờ cần thiết, yêu cầu của từng loại giấy tờ, những thủ tục cần thiết khi vợ/chồng ngoại tình?

Bạn có biết các mức án phí để tiến hành ly hôn là bao nhiêu, làm sao để hạn chế và giảm thiểu chi phí không đáng?

Bạn có biết các yêu cầu về chia tài sản, chia con chung nên hay không nên và chúng sẽ có hậu quả như thế nào, ảnh hưởng ra sao đến quyền lợi của bạn sau ly hôn?

Nếu có Luật sư, các bạn sẽ không phải lo lắng về những điều đó nữa. Vì chúng tôi sẽ tư vấn cho các bạn những bước đi đúng đắn nhất và đảm bảo quyền lợi tối ưu cho từng cá nhân trong sự việc theo yêu cầu của khách hàng.

Chi phí sẽ được tính trọn gói với mức vô cùng thấp, bạn sẽ biết chính xác số tiền phải bỏ ra để kết thúc một cuộc hôn nhân không hạnh phúc và không phát sinh bất kỳ một khoản nào khác.

Giá dịch vụ ly hôn nhanh trọn gói

Dịch vụ ly hôn thuận tình trọn gói toàn quốc với mức phí chỉ là: 3.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba triệu đồng)

Dịch vụ ly hôn đơn phương trọn gói toàn quốc  với mức phí chỉ là: 5.000.000 đồng (Bằng chữ: Năm triệu đồng)

Chúng tôi sẽ trợ giúp bạn tất cả các vấn đề liên quan đến ly hôn, tranh chấp tài sản, tranh chấp quyền nuôi con và cả nghĩa vụ trả nợ.

Chúng tôi cung cấp Dịch vụ ly hôn nhanh tại tất cả các địa bàn trên cả nước bao gồm:

– Dịch vụ ly hôn nhanh Hà Nội – Dịch vụ ly hôn nhanh Nghệ An
– Dịch vụ ly hôn nhanh TPHCM – Dịch vụ ly hôn nhanh Vĩnh Phúc
– Dịch vụ ly hôn nhanh Hải Phòng – Dịch vụ ly hôn nhanh Hà Tĩnh
– Dịch vụ ly hôn nhanh Hải Dương – Dịch vụ ly hôn nhanh Yên Bái
– Dịch vụ ly hôn nhanh Hưng Yên – Dịch vụ ly hôn nhanh Lào Cai
– Dịch vụ ly hôn nhanh Bắc Giang – Dịch vụ ly hôn nhanh Bắc Kạn
– Dịch vụ ly hôn nhanh Thái Bình – Dịch vụ ly hôn nhanh Quảng Ninh
– Dịch vụ ly hôn nhanh Phú Thọ – Dịch vụ ly hôn nhanh Hà Nam
– Dịch vụ ly hôn nhanh Hà Giang – Dịch vụ ly hôn nhanh Bình Định
– Dịch vụ ly hôn nhanh Thanh Hóa …….

Thời gian ly hôn, thủ tục ly hôn, giải quyết ly hôn trọn gói

Thủ tục ly hôn được thực hiện trong thời gian nhanh nhất là 30 ngày làm việc và tối đa là 60 ngày làm việc.

Các mức án phí ly hôn, chi phí ly hôn

Căn cứ theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30-12-2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án thì mức án phí ly hôn hiện nay được quy định như sau:

  • Án phí ly hôn đơn phương

Án phí Sơ thm (Lần đầu xét xử) Án phí
Đối với Ly hôn không có tranh chấp về tài sản 300.000 đồng
Đi với Ly hôn có tranh chấp về tài sản
Chia tài sản Từ 6.000.000 đng trở xuống 300.000 đng
Chia tài sản Từ trên 6.000.000 đng đến 400.000.000 đng 5% giá trị tài sản yêu cầu
Chia tài sản Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phgiá trị tài sản  yêu cầu vượt quá 400.000.000 đồng
Chia tài sản Từ trên 800.000.000 đng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản yêu cầu vượt 800.000.000 đồng
Chia tài sản Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản yêu cầu vượt 2.000.000.000 đồng
Chia tài sản Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản yêu cầu vượt 4.000.000.000 đồng.
  • Án phí ly hôn thuận tình

Lệ phí giải quyết yêu cầu Công nhận thuận tình Ly hôn 300.000 đồng

Dịch vụ Ly hôn nhanh trên toàn quốc

Mọi thông tin chi tiết và yêu cầu sử dụng Dịch vụ ly hôn nhanh, quý khách có thể liên hệ với Luật sư qua Hotline: 1900.0191.

Dịch vụ ly hôn mà chúng tôi cung cấp:

  • Bảng giá thủ tục ly hôn, chia tài sản, nuôi con rẻ nhanh trọn gói 2019
  • Giá dịch vụ ly hôn trọn gói cực kỳ hấp dẫn tại Hà Nội – Nhanh, Rẻ, Dễ dàng

Sự hài lòng của quý khách luôn luôn là nỗ lực của chúng tôi!

Trân trọng./.

Công ty Luật LVN – Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com