Họ ngoại mấy đời thì lấy được nhau?

Hôn nhân là đích đến cuối cùng của tình yêu, la kết tinh của một cặp đôi sau thời gian dài gắn bó. Việc kết hôn hiện nay không chỉ đơn giản là nam nữ cùng đồng thuận mà cần tuân theo một vài quy định của pháp luật một trong số đó có quy định về kết hôn với họ hàng. Việc kết hôn với họ hàng gần gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ của thế hệ sau chính vì vậy mà theo luật hôn nhân và gia đình kết hôn với họ hàng cần đảm bảo khoảng cách nhất định. Vậy họ ngoại mấy đời thì được lấy nhau? Họ hàng gần lấy nhau có ảnh hưởng thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Văn bản hướng dẫn

  • Luật hôn nhân và gia đình 2014

Họ ngoại mấy đời thì lấy được nhau?

Để bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình, pháp luật quy định một trong các hành vi cấm kết hôn tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc không có vợ, không có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

Mặt khác, tại Điều 8 Luật này, nam nữ muốn kết hôn cần đáp ứng các điều kiện:

  • Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên

– Nam, nữ tự nguyện quyết định việc kết hôn

– Cả hai không bị mất năng lực hành vi dân sự

– Việc kết hôn không thuộc 01 trong các trường hợp cấm kết hôn nêu trên.

Vì vậy nếu kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có dòng máu về trực hệ, có họ hàng trong phạm vi 3 đời là hành vi bị cấm. Nếu quan hệ họ hàng của 02 người có phạm vi từ đời thừ 4 trở lên thì được phép kết hôn. Muốn biết bạn và người yêu có họ hàng trong phạm vi 3 đời không, mời bạn theo dõi tiếp thông tin sau.

Họ ngoại mấy đời thì lấy được nhau

Thế nào là họ hàng 3 đời?

Theo Luật Hôn nhân gia đình tại khoản 17, 18, 19 Điều 3 có quy định:

17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

18. Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

19. Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.

Vì vậy, phạm vi họ hàng 3 đời được hiểu như sau:

– Đời thứ nhất là cha, mẹ

– Đời thứ hai là anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ

– Đời thứ ba là anh, chị, em con cô, con chú, con bác, con cậu, con dì

Kết hôn trong phạm vi 3 đời phạt bao nhiêu?

Mức phạt khi kết hôn trong phạm vi ba đời theo từ 10 – 20 triệu đồng

Theo Điều 59, Nghị định 82/2020 của Chính phủ, hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng sẽ bị phạt tiền 10 – 20 triệu đồng. Căn cứ với 01 trong các hành vi:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;

Vì vậy, từ các thông tin trên, bạn có thể cân nhắc cho trường hợp của mình nếu bạn và người yêu có quan hệ họ hàng trong phạm vi 3 đời theo Luật hôn nhân và gia đình quy định thì không được kết hôn.

Ngược lại, nếu không thuộc trường hợp cấm kết hôn, hai bạn có quyền được đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã phường nơi thường trú của một trong hai người.

Mời bạn xem thêm

  • Hành vi kết hôn khi chưa ly hôn bị xử lý thế nào năm 2022?
  • Mẫu đơn xin kết hôn của đảng viên mới năm 2022
  • Thủ tục đăng ký kết hôn lại sau khi ly hôn thế nào?

Liên hệ ngay:

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Họ ngoại mấy đời thì lấy được nhau“. LVN Group tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn hỗ trợ pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến trích lục khai tử online, các trường hợp sử dụng trích lụ khai tử, trích lục khai tử nhanh… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho LVN Group thông qua số hotline 1900.0191 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Giải đáp có liên quan

Tôi năm nay 27 tuổi và người yêu tôi 22 tuổi. Nhưng người yêu tôi lại họ hàng bên mẹ tôi. Tôi gọi ba mẹ người yêu là ông bà, còn người yêu tôi lại gọi ba mẹ tôi bằng anh chị. Vì vậy, nếu chúng tôi kết hôn thì có vi phạm không?

Dựa trên mối quan hệ, bạn gọi bố mẹ người yêu là ông bà, còn người yêu bạn lại gọi bố mẹ bạn là anh chị thì khó có thể có quan hệ họ hàng phạm vi 3 đời. Bạn nên hỏi bố mẹ để chắc chắn về các mối quan hệ họ hàng trực hệ của gia đình trước khi có ý định tiến xa hơn.

Tôi đang có ý định tiến tới hôn nhân với một người là anh họ, người anh này với tôi có mối quan hệ như sau: Ông nội của anh ấy và bà ngoại của tôi là 2 anh em ruột. Vậy Luật sư cho tôi hỏi theo hướng dẫn của pháp luật hiện nay thì tôi và anh ấy có được kết hôn với nhau được không?

Theo căn cứ được nêu ở trên thì những người như sau không được kết hôn với nhau:
– Những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
–  Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau: ông, bà đối với các cháu; bố, mẹ đối với con.
– Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Vì vậy trong trường hợp của bạn là đời thứ 4 thì không nằm trong những trường hợp cấm kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng.

Em với bạn trai em yêu nhau nhưng lại là anh em họ, bọn em sợ gia đình 02 bên ngăn cản nên không dám nói ra. Căn cứ, bà ngoại em và bà nội anh ấy là chị em ruột, mẹ em và bố anh ấy là anh em họ.
Vậy xin cho em hỏi, em và anh ấy có thể lấy nhau được không, có vi phạm pháp luật không? Và bọn em là đời thứ mấy. Em rất mong được có câu trả lời. Vì gia đình 02 bên đều đã muốn bọn em lập gia đình nhưng vì yêu nhau nên giờ không biết giải quyết thế nào?

Theo thông tin bạn cung cấp, bà ngoại bạn và bà nội người yêu là chị em ruột. Do đó, phạm vi 03 đời của hai bạn được tính như sau:
– Đời thứ nhất: 02 cụ sinh ra bà ngoại bạn và bà nội người yêu;
– Đời thứ hai: Bà ngoại bạn và bà nội người yêu bạn;
– Đời thứ 3: Mẹ bạn và bố người yêu bạn;
– Đời thứ 4: Bạn và người yêu bạn.
Theo đó, hai bạn là đời thứ tư nên không thuộc trường hợp cấm kết hôn giữa nhứng người có họ trong phạm vi 3 đời. Do vậy, nếu các bạn đáp ứng các điều kiện kết hôn khác đã nêu ở trên thì hoàn toàn có thể đăng ký kết hôn theo hướng dẫn.
Tuy nhiên, do phạm vi quan hệ giữa hai bạn tương đối gần gũi nên các bạn cần sớm thông báo với gia đình 02 bên được biết.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com