Hợp đồng cung cấp dịch vụ cứu hộ trên biển

Hợp đồng cung cấp dịch vụ cứu hộ trên biển, dịch vụ cứu hộ hàng hải. Biển cả là môi trường tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng cũng là nơi có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với giá trị lớn, vì thế hàng năm có hàng tỷ chuyến tàu ra khơi để thực hiện các hoạt động khai thác, nghiên cứu, du lịch khác nhau. Để hạn chế những rủi ro về con người và tài sản trên biển, các chủ tàu, chủ cơ sở kinh doanh hay cá nhân thường sẽ có thỏa thuận với một đơn vị cung cấp dịch vụ cứu hộ trên biển gần đó hoặc cơ quan nhà nước trong phạm vi thẩm quyền. Khi gặp phải các sự cố trên biển, vùng biển nguy hiểm việc cứu hộ sẽ được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng cứu hộ khi có thông báo của các thuyền viên hay chủ tàu.

Hợp đồng cung cấp dịch vụ cứu hộ trên biển có thể được lập thành văn bản hoặc xác lập bằng miệng, tuy nhiên để có căn cứ, các bên nên có sự ghi nhận để tránh những tranh chấp sau này. Dưới đây là mẫu hợp đồng được chúng tôi soạn thảo dựa trên những điểm cơ bản của Luật Biển Việt Nam, xin mời các bạn tham khảo.

Mẫu Hợp đồng cung cấp dịch vụ cứu hộ trên biển

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 …………., ngày …… tháng …… năm ……

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ CỨU HỘ HÀNG HẢI

Căn cứ:

– Bộ Luật Dân sự số 91/2014/QH13 ngày 24/11/2015;

– Bộ Luật Hàng hải số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015;

Các văn bản pháp luật khác có liên quan;

Khả năng và nhu cầu của các Bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm ….tại ………., chúng tôi gồm có:

BÊN A: (Bên cứu hộ)
Mã số thuế:
Địa chỉ:
Số fax:                                        Email:
Số tài khoản:                                        Ngân hàng
Đại diện theo pháp luật:                                        Chức vụ
CCCD/Hộ chiếu:
Ngày cấp:                                        Nơi cấp

và:

BÊN B: (Bên được cứu hộ)
Mã số thuế:
Địa chỉ:
Số fax:                                        Email:
Đại diện theo pháp luật:                                        Chức vụ
CCCD/Hộ chiếu:
Ngày cấp                                         Nơi cấp

Hai Bên thoả thuận và thống nhất ký kết Hợp đồng dịch vụ cứu hộ hàng hải (Sau đây gọi là “Hợp đồng”) với các điều kiện và điều khoản như sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG

1.1. Bên A thực hiện cứu hộ tàu của Bên B đang bị kẹt tại khu vực ………., có tọa độ ……… và đưa tàu về Cảng ………

1.2. Đối tượng cứu hộ

– Đội thủy thủ đang có mặt trên tàu

– Tàu cùng toàn bộ tài sản trên tàu

ĐIỀU 2: TIỀN CÔNG VÀ CHI PHÍ CỨU HỘ

2.1. Tiền công cứu hộ được xác định tuân theo quy định tại Điều 267 Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

2.2. Mức tiền công được các bên thỏa thuận là: ………. (Bằng chữ: ………)

2.3. Tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình cứu hộ do Bên B chi trả.

2.4. Trong trường hợp Bên A tự gây ra tình trạng phải cứu hộ hoặc có hành động trộm cắp tài sản, lừa đảo, gian lận khi thực hiện Hợp đồng cứu hộ thì tiền công sẽ không được công nhận. Bên B không cần phải thanh toán tiền công cứu hộ cho Bên A trong trường hợp này.

ĐIỀU 3: ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN

3.1. Ngay sau khi Hợp đồng này có hiệu lực, Bên B phải thanh toán cho Bên A toàn bộ khoản tiền công đã thỏa thuận tại Điều 2. Các chi phí phát sinh sẽ được Bên B thanh toán sau khi cứu hộ.

3.2. Hình thức thanh toán: Chuyển khoản 100% số tiền công trong một lần.

ĐIỀU 4: NGHĨA VỤ CỦA BÊN A

– Tiến hành việc cứu hộ một cách mẫn cán;

– Áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa hoặc giảm thiệt hại cho môi trường;

– Phải yêu cầu sự hỗ trợ của những người cứu hộ khác trong trường hợp cần thiết;

– Chấp nhận hành động cứu hộ của những người cứu hộ khác khi có yêu cầu hợp lý của chủ tàu, thuyền trưởng của tàu biển hoặc chủ của tài sản đang gặp nguy hiểm. Trong trường hợp này, số tiền công của người cứu hộ đó không bị ảnh hưởng, nếu việc cứu hộ của những người cứu hộ khác là bất hợp lý.

ĐIỀU 5: NGHĨA VỤ CỦA CHỦ TÀU VÀ BÊN B

– Hợp tác với người cứu hộ trong suốt quá trình thực hiện cứu hộ;

–  Phải hành động mẫn cán để ngăn ngừa hoặc giảm thiệt hại cho môi trường khi đang được cứu hộ;

–  Khi tàu biển hoặc các tài sản khác được đưa đến địa điểm an toàn, phải giao lại tàu biển hoặc tài sản cho người cứu hộ, nếu người cứu hộ yêu cầu hợp lý.

ĐIỀU 6: QUYỀN HƯỞNG TIỀN CÔNG CỨU HỘ

1. Mọi hành động cứu hộ hàng hải mang lại kết quả có ích đều được hưởng tiền công cứu hộ hợp lý.

2. Tiền công cứu hộ bao gồm tiền trả công cứu hộ, chi phí cứu hộ, chi phí vận chuyển, bảo quản tàu biển hoặc tài sản được cứu hộ và tiền thưởng công cứu hộ.

3. Tiền công cứu hộ được trả cả trong trường hợp người cứu hộ có hành động trực tiếp hoặc gián tiếp giúp người được cứu hộ bảo vệ các quyền lợi liên quan đến tiền cước, tiền công vận chuyển hành khách; cứu hộ tàu biển thuộc cùng một chủ tàu.

4. Hành động cứu hộ trái với sự chỉ định rõ ràng và hợp lý của thuyền trưởng tàu biển được cứu thì không được trả tiền công cứu hộ.

ĐIỀU 7: QUYỀN GIỮ TÀU VÀ TÀI SẢN CỨU ĐƯỢC

1. Tàu biển hoặc tài sản cứu được có thể bị giữ để bảo đảm việc thanh toán tiền công cứu hộ và các chi phí khác liên quan đến việc định giá, tổ chức bán đấu giá.

2. Người cứu hộ không được thực hiện quyền giữ tàu biển hoặc tài sản cứu được, khi đã được chủ tàu hoặc chủ tài sản đó bảo đảm thoả đáng đối với khiếu kiện đòi thanh toán tiền công cứu hộ, bao gồm cả lợi nhuận và các chi phí liên quan.

ĐIỀU 8: PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

8.1. Phạt vi phạm hợp đồng

Trong thời hạn có hiệu lực của Hợp đồng, nếu một trong hai Bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quy định tại Điều 7 Hợp đồng này thì phải chịu một khoản tiền phạt là ……………………….. (Bằng chữ:……………………………………). Ngoài ra còn phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại thực tế phát sinh do việc vi phạm hợp đồng cho Bên kia. Bên bị vi phạm có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại với Bên còn lại. Tiền phạt vi phạm hợp đồng và tiền bồi thường thiệt hại được trả chậm nhất trong vòng …. (……..) tháng sau khi sự vi phạm xảy ra và Bên bị vi phạm chấm dứt hợp đồng.

8.2. Nếu Bên B chậm trễ thanh toán dẫn đến việc Bên A cứu hộ không kịp thời gây ra thiệt hại cho Bên B thì Bên B phải chịu toàn bộ thiệt hại

ĐIỀU 9: SỬA ĐỔI/TẠM NGƯNG/CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

9.1.  Bất kỳ sửa đổi hoặc bổ sung nào đối với Hợp đồng sẽ chỉ có hiệu lực khi có thoả thuận bằng văn bản giữa các Bên.

9.2. Các trường hợp tạm ngưng thực hiện hợp đồng:

– ………

9.3. Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Hợp đồng hết hạn và các Bên không gia hạn Hợp đồng;

– Các Bên thoả thuận chấm dứt Hợp đồng trước thời hạn. Trong trường hợp này, các Bên sẽ thoả thuận về các điều kiện cụ thể liên quan đến việc chấm dứt Hợp đồng;

– Tàu được cứu hộ mất tích, chìm đắm, bị phá hủy, bị coi là hư hỏng không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không mang lại hiệu quả kinh tế.

– Các trường hợp bất khả kháng theo quy định tại Điều 10 Hợp đồng này.

9.4. Đơn phương chấm dứt hợp đồng

– Bên A có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng khi Bên B không thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc thanh toán chậm quá ………. ngày mà không có sự thoả thuận của các Bên về việc thanh toán chậm này;

– Bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu phát hiện Bên A vi phạm nghĩa vụ tại Điều 5 Hợp đồng này.

ĐIỀU 10: BẤT KHẢ KHÁNG

10.1. Sự kiện bất khả kháng là các sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thểkhắc phục được, mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép, bao gồm nhưng không giới hạn ở các sự kiện như thiên tai, hoả hoạn, lũ lụt, động đất, tai nạn, thảm hoạ, hạn chế về dịch bệnh, nhiễm hạt nhân hoặc phóng xạ, chiến tranh, nội chiến, khởi nghĩa, đình công hoặc bạo loạn, can thiệp của Cơ quan Chính phủ…

10.2. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, mỗi Bên phải nhanh chóng thông báo cho Bên kia bằng văn bản về việc không thực hiện được nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng, và sẽ, trong thời gian 15 (mười lăm)  ngày kể từ ngày xảy ra Sự kiện bất khả kháng, chuyển trực tiếp hoặc bằng thư bảo đảm cho Bên kia các bằng chứng về việc xảy ra Sự kiện bất khả kháng và khoảng thời gian xảy ra Sự kiện bất khả kháng đó.

10.3. Bên thông báo việc thực hiện Hợp đồng của họ trở nên không thể thực hiện được do Sự kiện bất khả kháng có trách nhiệm phải thực hiện mọi nỗ lực để giảm thiểu ảnh hưởng của Sự kiện bất khả kháng đó.

10.4. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng khiến cho mỗi Bên không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng này thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi Bên được loại trừ

ĐIỀU 11: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, phát sinh tranh chấp, hai Bên sẽ tự thương lượng, giải quyết trên tinh thần hợp tác, thiện chí. Nếu không thương lượng được, các Bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. Mọi chi phí liên quan sẽ do Bên có lỗi chịu.

ĐIỀU 12: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

12.1. Hai Bên cam kết thực hiện đúng và đủ những điều khoản đã thoả thuận trong Hợp đồng.

12.2. Hợp đồng có hiệu lực từ ngày ký đến ngày …/…/…… 

12.3. Hai Bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này. Hai Bên tự đọc lại và nghe đọc lại, hoàn toàn nhất trí với nội dung của Hợp đồng và cùng ký tên dưới đây để làm bằng chứng.

12.4. Hợp đồng gồm … (……) trang, có 12 (Mười hai) điều, được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 01 (một) bản, Bên B giữ 01 (một) bản./

ĐẠI DIỆN BÊN A
(Ký tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký tên và đóng dấu)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com