Hợp đông lao động cho công nhân khu công nghiệp

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

               …, ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

(V/v: Thuê lao động làm việc trong KCN)

Số: …/HĐLĐ

  • Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;
  • Căn cứ Bộ luật lao động 2012;
  • Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên.

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại địa chỉ …, chúng tôi bao gồm:

Người sử dụng lao động (Bên A):

CÔNG TY…

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

Địa chỉ:

Mã số thuế:

Tel:

Fax:

Đại diện theo pháp luật: Ông/bà

Chức vụ:

CMND số:                                         Ngày cấp:                             Nơi cấp:

Địa chỉ thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Phạm vi đại diện theo pháp luật được xác định theo Điều lệ Công ty … số … ban hành ngày … tháng … năm … 

Người lao động (Bên B):

Ông/bà:                                                 Ngày sinh:                                   Giới tính:

CMND số:                                         Ngày cấp:                             Nơi cấp:

Địa chỉ thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Thông tin liên lạc:

Cùng bàn bạc, thống nhất những thỏa thuận sau đây:

Điều 1. Công việc đảm nhiệm

Bên A đồng ý thuê bên B đảm nhiệm vị trí kỹ sư cơ khí chế tạo phụ tùng xe máy, ô tô cho Công ty… – KCN …

Mô tả chi tiết công việc:

– Thiết kế và lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị phục vụ chế tạo phụ tùng xe máy, ô tô;

– Thi công và hoàn tất các máy và thiết bị sản xuất đã thiết kế;

– Tham gia bộ phận vẽ kỹ thuật cơ khí;

– Lập trình gia công máy CNC;

– Tham gia gia công sản phẩm: tiện, phay, hàn, gia công vật liệu,…

Điều 2. Thời hạn hợp đồng

– Loại hợp đồng: Hợp đồng lao động có thời hạn 05 (năm) năm

– Thời hạn: 05 (năm) năm, kể từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…

Điều 3. Chế độ làm việc

1. Thời gian làm việc và thời giờ nghỉ ngơi:

Làm việc đủ 7 tiếng/ngày từ thứ 2 đến thứ 7. Mỗi tháng được nghỉ một ngày thứ 7.

– Buổi sáng: từ 8:00 đến 11:30

– Buổi chiều: từ 13:00 đến 16:30

Chế độ về thời giờ nghỉ ngơi (nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương) tuân theo quy định của pháp luật lao động hiện hành.

2. Phương tiện đi lại:

Bên A cử xe đưa, đón nhân viên Công ty tại điểm đón, trả nhân viên số … Xe do bên A sử dụng bắt buộc phải có tem dán tên Công ty trên cửa kính trước xe và tuân thủ mọi quy định về việc ra, vào KCN.

Thông tin xe đưa, đón nhân viên Công ty:

Loại xe: …

Biển số: …

Giấy đăng ký xe số: …

Lái xe phụ trách: …

3.  Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề:

Hàng năm, bên A tổ chức 03 đợt tập huấn, đào tạo trình độ, kỹ năng nghề cho công nhân Công ty:

Đợt 1: Từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…, tại …

Đợt 2: Từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…, tại …

Đợt 3: Từ ngày …/…/… đến ngày …/…/…, tại …

Bên A thông báo kế hoạch đào tạo chi tiết và những thay đổi (nếu có) tới toàn thể công nhân Công ty, chậm nhất là 20 ngày trước mỗi đợt.

Bên B có nghĩa vụ bắt buộc tham gia ít nhất 01 (một) đợt đào tạo, bồi dưỡng. Bên B nộp đơn đăng ký tham gia tại Phòng Hành chính – Công ty… Trong đơn cần nêu rõ thông tin cá nhân, vị trí công việc và đợt đào tạo mong muốn tham gia.

4. Tiền lương, phụ cấp, các khoản hỗ trợ và phương thức thanh toán:

– Mức lương: 15.000.000 đồng/tháng (Bằng chữ: Mười lăm triệu đồng)

– Phụ cấp lương:

+ Phụ cấp thu hút: bằng 70% mức lương tháng 

+ Phụ cấp lưu động: 1.000.000 đồng/lần với mỗi lần luân chuyển địa điểm, vị trí công tác.

– Các khoản hỗ trợ: tiền thưởng, tiền lương tháng 13, tiền ăn trưa, chi phí thuê nhà ở,… theo quy định tại Điều lệ và Nội quy Công ty.

Hằng năm, bên A xem xét điều chỉnh chế độ lương cho bên B theo quy định của Công ty. Trường hợp điều chỉnh lương thì toàn bộ nội dung điều chỉnh được ghi nhận bằng Phụ lục đính kèm bản Hợp đồng này.

– Bên A thực hiện thanh toán tiền lương, phụ cấp lương và các khoản hỗ trợ (nếu có) cho bên B thông qua hình thức chuyển khoản vào ngày mùng 10 hàng tháng. Nếu ngày trả lương trùng vào ngày nghỉ lễ, tết thì Bên A sẽ trả cho bên B vào ngày làm việc tiếp theo. Tài khoản đăng ký nhận lương của bên B:

   Chủ tài khoản: …

   Số tài khoản: …

   Ngân hàng: …                    

   Chi nhánh: …

Điều 4. Phương tiện bảo vệ cá nhân

Bên A phải thực hiện các biện pháp về công nghệ, thiết bị, kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm, độc hại đến mức có thể được, cải thiện điều kiện lao động trước khi thực hiện biện pháp trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân.

Bên A cấp phát cho bên B các loại phương tiện bảo vệ cá nhân sau: quần áo lao động phổ thông; mũ vải; mũ bảo hộ; găng tay vải bạt; ung cao su; khẩu trang lọc bụi; xà phòng.

Bên A phải lập sổ cấp phát, theo dõi việc trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân có chữ ký xác nhận của của bên B;

Bên B chỉ sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân của mình do bên A cấp phát. Nghiêm cấm việc tự đi mua ngoài hoặc trao đổi, dùng chung phương tiện bảo vệ cá nhân.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của bên A

– Trực tiếp chỉ đạo, điều hành bên B hoàn thành công việc theo Hợp đồng lao động;

– Trong thời gian Hợp đồng có hiệu lực, bên A không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật mà bên B có thể mắc phải.

– Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho bên B; dụng cụ y tế, thuốc men và phương tiện PCCC hợp chuẩn; tuyển dụng đội ngũ nhân viên quản lý an toàn lao động và nhân viên y tế;

Xây dựng các công trình xã hội, văn hóa, thể thao,… phục vụ đời sống tinh thần, văn hóa, thể thao cho tập thể người lao động.

– Tạo môi trường làm việc thuận lợi, bảo đảm vệ sinh an toàn nơi làm việc;

– Nộp các khoản BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp của bên B cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

– Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của bên B

Được tham gia huấn luyện, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề;

– Gia nhập Công đoàn Công ty, được quyền yêu cầu Công đoàn bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình trước bên A;

– Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, chấp hành nghiêm chỉnh Nội quy Công ty và các quy chế nội bộ khác của Công ty (nếu có);

– Hoàn thành công việc, nhiệm vụ được phân công theo đúng nội dung thỏa thuận hoặc theo sự điều hành, phân bổ công việc của quản lý trực tiếp;

– Được xét nâng bậc lương, khen thưởng hằng năm khi đạt thành tích tốt trong công việc đảm nhiệm, không vi phạm kỷ luật lao động hoặc không trong thời gian kỷ luật lao động;

– Được Công ty đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp theo mức lương quy định trong Hợp đồng này với tỷ lệ đóng, thời gian đóng, phương thức đóng theo quy định của pháp luật hiện hành;

– Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động, phù hợp với Điều lệ và Nội quy Công ty.

Điều 7. Kỷ luật lao động

– Bên B vi phạm các quy định trong Hợp đồng này, trong Nội quy Công ty và các quy định khác của pháp luật lao động thì tùy theo tính chất, mức độ hành vi để áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp.

– Trong trường hợp hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây ra thiệt hại cho Công ty thì người lao động phải chịu phạt vi phạm theo quy định tại Điều 9 của Hợp đồng này và phải bồi thường thiệt hại.

Điều 8. Bồi thường thiệt hại

– Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường 02 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương với mức khấu trừ là 25% tiền lương hằng tháng sau khi trích nộp các khoản BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.

– Trường hợp người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại toàn bộ theo giá thị trường, trừ trường hợp bất khả kháng.

– Nguyên tắc xác định mức bồi thường thiệt hại từ hành vi vi phạm:

+ Các chi phí Công ty phải thanh toán để khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;

+ Các chi phí Công ty phải chi trả để chứng minh hành vi vi phạm của người lao động (chi phí giám định, xác minh; thuê luật sư, phiên dịch, kiểm toán,…);

+ Các khoản thu nhập, lợi nhuận Công ty lẽ ra được hưởng nhưng bị mất đi do hành vi vi phạm của người lao động.

Điều 9. Phạt vi phạm

Bên vi phạm Hợp đồng phải bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh từ hành vi vi phạm, đồng thời phải chịu phạt vi phạm. Các khoản tiền phạt được thỏa thuận như sau:

– Phạt vi phạm nghĩa vụ bàn giao cửa hàng: … đồng

– Phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán Hợp đồng: … đồng

– Phạt vi phạm nội dung của hợp đồng: … đồng

– Phạt vi phạm đơn phương chấm dứt hợp đồng: … đồng

Điều 10. Giải quyết tranh chấp

– Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này đều được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải giữa các bên.

– Trong thời hạn … ngày, kể từ ngày phát sinh tranh chấp mà các bên không thương lượng, hòa giải được thì một trong các bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành giải quyết.

Điều 11. Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau:

1. Hết hạn hợp đồng mà các bên không ký kết Phụ lục gia hạn;

2. Các bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn;

3. Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng khi:

– Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận;

– Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận;

– Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

– Bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục mà khả năng lao động chưa được hồi phục

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên A phải báo cho bên B biết trước ít nhất 45 ngày làm việc.

4. Bên A đơn phương chấm dứt hợp đồng khi:

– Bên B thường xuyên không hoàn thành công việc hoặc không đảm bảo chỉ tiêu chất lượng công việc;

– Bên B bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục;

– Do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia tách Công ty;

– Bên B không có mặt tại nơi làm việc hoặc nghỉ không phép 7 ngày làm việc liên tục.

Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng, bên B phải báo cho bên A biết trước ít nhất 30 ngày làm việc.

Điều 12. Hiệu lực hợp đồng

– Hợp đồng có hiệu lực 05 (năm) năm, kể từ ngày ký.

– Hợp đồng gồm 07 (bảy) trang, được lập thành 02 bản có giá trị ngang nhau, mỗi bên giữ một bản.

– Các Phụ lục và sửa đổi, bổ sung (nếu có) đính kèm hợp đồng được xem là bộ phận không thể tách rời và có giá trị pháp lý như những điều khoản được ghi nhận trong Hợp đồng này.

Bên A                                                                                Bên B

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)                                               (Ký và ghi rõ họ tên)

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com