Hợp đồng thuê hiệu trưởng

Mẫu Hợp đồng thuê hiệu trưởng

Luật sư Tư vấn trực tuyến – Gọi ngay 1900.0191


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………., ngày…..tháng….năm….

Hợp đồng thuê hiệu trưởng

Số:…………/HĐLĐ

– Căn cứ vào Luật Dân sự 2015;

– Căn cứ vào Luật Lao động năm 2012;

– Căn cứ vào nhu cầu của các bên,

Hôm nay, ngày …… tháng …… năm ……tại………………………………………………………..

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi gồm:

Bên A:Ông/Bà…

Sinh ngày                          :    ………………………………………………………………………..

CMTND/CCCD số           :     ……………………………………………………………………….

Cấp ngày                           :     ……………………………………………………………………….

Mã số thuế                        :      ………………………………………………………………………

HKTT                                :    ………………………………………………………………………..

Điện thoại                          :    ……………………………………………………………………….

Bên B (Bên thuê):…

Mã số thuế                         :    ……………………………………………………………………….

Địa chỉ điện thoại              :    ………………………………………………………………………

Đại diện                             :    ……………………………………………………………………….

Chức vụ                             :    ………………………………………………………………………..

Hai bên thỏa thuận ký hợp đồng lao động với những điều khoản sau đây:

Điều 1. Điều khoản chung

  1. Loại HĐLĐ:……………………………………………………………………………………..
  2. Thời hạn HĐLĐ:………………………………………………………………………………

Bắt đầu từ ngày…./…./….. đến hết ngày…./…./…..

  1. Địa điểm làm việc:…………………………………………………………………………..
  2. Chức danh: Hiệu trưởng
  3. Nhiệm vụ công việc như sau:
  4. Mô tả công việc

– Phối hợp cùng các phòng ban xây dựng mô hình hoạt động cho trường.

– Lấp kế hoạch tuyển dụng giáo viên, nhân viên và trực tiếp tham gia quá trình tuyển dụng

– Lên kế hoạch tuyển sinh, đào tạo

– Trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của nhà trường, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý giáo dục, Ban Tổng Giám đốc, giáo viên, nhân viên, phụ huynh

– Lập kế hoạch thu chi và giám sát hoạt động của nhà trường

Điều 2. Chế độ làm việc, thời gian nghỉ ngơi

  1. Thời gian làm việc:……………………………………………………………………………………

Từ thứ…….đến thứ……………..

– Buổi sáng:……h đến………………..h

– Buổi chiều:……….h đến……………h

  1. Thời gian nghỉ:……………………………………………………………………………………………

Hàng tuần:………………………………………………………………………………………………

Nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng: theo quy định của Luật Lao động 2012

Điều 3. Nghĩa vụ và quyền lợi của Bên A

3.1 Nghĩa vụ

Trong quá trình làm việc chịu sự điều hành trực tiếp của……………………………..

– Hoàn thành những công việc đã quy định trong hợp đồng

– Chấp hành đúng nội điều lệ của……………………………………………………………………

3.2 Quyền lợi
3.2.1 Tiền lương tháng

Mức lương chính:………………………………………………………………………………. /tháng

– Phụ cấp trách nhiệm:…………………………………………………………………………. /tháng

– Chế độ ăn trưa:…………………………………………………………………………………… /tháng

– Được thưởng tiền lễ, Tết

– Được tham gia bảo hiểm: BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của Luật bảo hiểm về mức đóng và tỷ lệ đóng.

– Được hưởng các chế độ ngừng việc trợ cấp thôi việc, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật

3.2.2 Hình thức thanh toán

Bên B sẽ thực hiện thanh toán và Bên A sẽ nhận được lương vào ngày…./…./…..

– Bên A trả lương cho Bên B bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản

Tên tài khoản:…………………………………………………………………………………………………….

Số tài khoản:……………………………………………………………………………………………………….

Mở tại:………………………………………………………………………………………………………………..

Điều 4. Nghĩa vụ và quyền hạn của Bên B

4.1 Nghĩa vụ

Thực hiện đúng và đầy đủ những điều đã cam kết trong hợp đồng

Đảm bảo việc làm cho Bên A như đã ký kết

– Thanh toán đầy đủ các chế độ và quyền lợi cho Bên A

4.2 Quyền hạn

Có quyền chấm dứt hợp đồng lao động và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của pháp luật lao động.

Điều 5. Đơn phương chấm dứt hợp đồng

1, Bên B

a) Theo quy định tại điều 38 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

b) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.

c) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại điều 85 của Bộ luật Lao động.

d) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 06 tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động dưới 01 năm ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động.

e) Do thiên tai, hỏa hoạn, hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.

f) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.

g) Người lao động vi phạm kỷ luật mức sa thải.

i) Người lao động có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và lợi ích của Công ty.

k) Người lao động đang thi hành kỷ luật mức chuyển công tác mà tái phạm.

l) Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày/1 tháng và 20 ngày/1 năm.

m) Người lao động vi phạm Pháp luật Nhà nước.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản thì các khoản có liên quan đến quyền lợi của người lao động được thanh toán theo quy định của Luật Phá sản doanh nghiệp.

2, Bên A

a) Khi người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trước thời hạn phải tuân thủ theo điều 37 Bộ luật Lao động và phải dựa trên các căn cứ sau:

b) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng.

c) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.

d) Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động.

e) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.

f) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy Nhà nước.

g) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc.

h) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 03 tháng liền mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

i) Ngoài những căn cứ trên, người lao động còn phải đảm bảo thời hạn báo trước như sau:

– Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g: ít nhất 03 ngày;

– Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ: ít nhất 30 ngày;

– Đối với trường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn quy định tại Điều 112 của BLLĐ

– Đối với các lý do khác, người lao động phải đảm bảo thông báo trước

+ Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

+ Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 – 03 năm.

+ Ít nhất 03 ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 01 năm.

k) Ngoài những căn cứ trên, người lao động còn phải đảm bảo thời hạn báo trước theo quy định. Người lao động có ý định thôi việc vì các lý do khác thì phải thông báo bằng văn bản cho đại diện của Công ty là Phòng Hành chính Nhân sự biết trước ít nhất là 15 ngày.

Điều 6. Phạt vi phạm

Trường hợp một trong hai bên vi phạm hợp đồng vì bất kỳ lý do gì thì bên còn lại có quyền yêu cầu và được bên vi phạm bồi thường thiệt hại thực tế phát sinh bởi hành vi vi phạm.Thiệt hại thực tế được xác định như sau:

– Vi phạm về nghĩa vụ thanh toán:….VNĐ

– Vi phạm về đối tượng của hợp đồng:…VNĐ

– Vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng:….VNĐ

Nếu có sự thay đổi dẫn đổi hợp đồng không có khả năng thực hiện được thì một trong hai bên phải thông báo với bên còn lại để cùng nhau bàn bạc, thảo luận.  Trường hợp Bên B muốn hoãn, thay đổi hoặc hủy hợp đồng thì phải báo cho bên A trước…..ngày khi đó Bên B sẽ phải chịu ….% giá trị của hợp đồng. Và ngược lại Trường hợp Bên A muốn hoãn, thay đổi hoặc hủy hợp đồng thì phải báo cho bên B trước…..ngày khi đó Bên B sẽ phải chịu ….% giá trị của hợp đồng.

Điều 7. Giải quyết tranh chấp

Hai bên cam kết thực hiện đúng nội dung hợp đồng đã ký kết. Bên nào thực hiện sai bên đó phải chịu trách nhiệm. Gây thiệt hại phải bồi thường. Mọi tranh chấp liên quan đến Hợp đồng này đầu tiên sẽ được giải quyết thông qua thương lượng và hòa giải giữa các Bên.

Trong trường hợp hòa giải không thành thì một trong các Bên có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Bên có lỗi (gây thiệt hại) phải chịu tất cả các chi phí liên quan đến vụ kiện mà bên bị thiệt hại phải bỏ ra trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp cũng như các tổn thất do ảnh hưởng của việc kiện cáo.

Điều 8. Hiệu lực của hợp đồng

– Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký tức ngày…./…./…..

– Hợp đồng này có thể được sửa đổi, bổ sung, thay thế nếu Hai Bên cùng thỏa thuận thống nhất bằng văn bản;

– Hợp đồng này gồm 05 (năm) trang, được lập thành 04 (bốn) bản có giá trị như nhau, mỗi Bên giữ 02 (hai) bản để thực hiện.

– Các bên đã đọc, hiểu rõ nội dung của Hợp đồng này và cùng tự nguyện ký tên, đóng dấu xác nhận dưới đây.

Đại diện Bên A                                                                      Đại diện Bên B

(Ký, ghi rõ họ và tên)                                                                    (Ký, ghi rõ họ tên)

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com